Sâu đục thân cây chuối làm cho thân bị thối, lá vàng, nõn bị héo, củ thối và cuối cùng là cả cây bị chết. Vậy làm thế nào để tiêu diệt, loại bỏ nó? Bài viết này WAO sẽ chia sẻ đến bà con cách đặc trị và phòng sâu đục thân cây chuối.
1. Đặc điểm sinh học của sâu đục thân cây chuối
Sâu đục thân cây chuối (Cosmopolites sordidus), chúng thuộc họ vòi voi (Curculionidae), bộ cánh cứng (Coleoptera). Có người gọi là con bọ đầu dài hay con sùng đục gốc chuối.
Con trưởng thành là một loại bọ cánh cứng đầu dài, có màu nâu đen hoặc màu xám đen, cơ thể hình bầu dục, dài khoảng 12-16mm, chiều ngang khoảng 3-4 mm, có vòi dài khoảng 3mm, chúng hoạt động và đẻ trứng vào ban đêm, ít khi bay mà thường di chuyển bằng cách bò. Con cái thường đẻ trứng rải rác ở giữa các bẹ lá, vào chỗ bẹ hay cuống lá bị thối nhũn, hoặc đục lỗ nhỏ ở mặt ngoài bẹ của những cây chuối đang có hoặc sắp có buồng rồi đẻ trứng vào đó.
Con trưởng thành cái cũng có thể chui xuống đất dùng vòi nhọn ở đầu đục củ chuối thành những lỗ nhỏ rồi đẻ trứng vào trong đó. Con trưởng thành có thể sống tới 2 năm.
Trứng có hình bầu dục dài khoảng 2mm, màu trắng, thời gian trứng kéo dài khoảng 7-8 ngày. Sau khi nở sâu non (ấu trùng) có màu trắng sữa, mập mạp nhưng không có chân đục vào trong thân, thành những đường hầm ngang dọc trong thân, các đường hầm này ngày càng dài và rộng ra (tại các lỗ đục thường thấy có nhựa chuối tiết ra màu vàng đục), đi đến đâu sâu để lại một đường phân như mùn cưa.
2. Đặc điểm gây hại của sâu đục thân
Thân cây chuối có thể bị rỗng như xơ mướp, làm cho thân bị thối, lá vàng, nõn bị héo, củ thối và cuối cùng là cả cây bị chết. Nếu cây đã có buồng thì thường sẽ bị gãy ngang thân hoặc gãy cuống buồng. Thời gian sâu non kéo dài khoảng 3 tuần. Đẫy sức sâu non làm một cái kén hình bầu dục ở những bẹ bị thối nhũn phía ngoài, rồi hoá nhộng bên trong, thời gian nhộng kéo dài khoảng 5-8 ngày. Những cây bắt đầu trổ bông trở đi thường là những cây bị sâu gây hại nhiều nhất.
3. Đặc trị sâu đục thân cây chuối
Sau khi đã xác định cây chuối bị sâu đục thân tấn công, bà con sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA để xử lý sâu đục thân như sau:
- Đối với những ấu trùng đã xâm nhập vào thân cây, cần bơm thuốc trực tiếp vào theo lỗ nhỏ đã xác định trên thân.
- Phun xịt WAO AKA khắp vườn để tiêu diệt những ấu trùng còn nằm trong trứng chưa nở. Lưu ý phun kĩ ở các vị trí xén tóc đẻ trứng như kẽ, hốc cây, chạc cây.
Cách pha: pha 1 gói WAO AKA 100gr với 200 lít nước.
Cơ chế hoạt động của WAO AKA:
Thành phần chính của sản phẩm chuyên dụng xử lý sâu đục thân WAO AKA là vi khuẩn Bacillus Thuringiensis.
Bacillus Thuringiensis (Bt) là một vi khuẩn tiết ra tinh thể độc gama – endotoxin, Bacillus Thuringiensis được sản xuất bằng phương pháp lên men.
Sau khi sâu nhiễm tinh thể độc, lúc này độc tố mới phát huy, khiến sâu tê liệt thần kinh, ngừng ăn và chết.
Virus nhân đa diện NPV có tác dụng lây nhiễm, nhằm xử lý các loại sâu đục vào trong, không tiếp xúc với BT.
Virus nhân đa diện NPV cũng tạo ra những trận dịch kéo dài khiến trứng ấu trùng không thể nở. Sâu hại sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng.
4. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân cây chuối
Không nên lấy cây giống ở những vườn đang bị sâu gây hại. Trước khi trồng nên cắt bỏ hết những bẹ, những cuống lá bị thối ở cây giống, thu gom tất cả những bộ phận cắt bỏ này đem chôn hoặc tiêu hủy.
Thường xuyên thu gom những bẹ lá, cuống lá đã bị thối, bị khô, dọn sạch lá già, lá khô, cỏ rác trong vườn,…tạo cho vườn chuối luôn được thông thoáng.
Với những vườn đã bị sâu hại nhiều, sau khi thu hoạch buồng cần chặt bỏ sát gốc, đào bỏ hết cả phần củ rồi đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.
Dùng những cây chuối vừa thu hoạch buồng chặt thành những khúc dài khoảng bảy, tám khúc, bổ đôi thành hai mảnh rồi úp mặt vừa chẻ xuống mặt đất xung quanh gốc chuối. Cũng có thể dùng những đoạn cây như đã nói ở trên chẻ dọc ở một đầu làm hai hoặc làm bốn khe. Sau đó đặt úp phía có chẻ xuống đất gần các gốc chuối. Ban đêm con trưởng thành sẽ mò ra ăn, ẩn nấp phía dưới của các mảnh thân cây chuối và ở những khe chẻ này này. Sáng ra bà con lật khúc chuối lên để bắt con trưởng thành.