Đăng bởi Để lại phản hồi

Cây ớt bị xoăn lá và biện pháp phòng trị dứt điểm

Xoăn lá là tình trạng diễn ra rất phổ biến trên những loài cây như dưa leo, đu đủ, dưa hấu, cà chua… Trong đó, không thể không kể đến cây ớt. Cây ớt bị xoăn lá khiến năng suất cây trồng bị giảm sút, thu hoạch ít trái. Nếu không phòng trừ và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và năng suất mùa vụ.

1. Cây ớt bị xoăn lá là do đâu?

Xoăn lá ở cây ớt do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như sau:

  • Thừa nước:

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho lá cây ớt bị xoăn. Khi cây bị thừa nước, đất không thoát được không khí. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm hại phát triển. Sau đó rễ cây bắt đầu thối đen và mục nát. Khiến cây mất khả năng hút nước và dinh dưỡng rồi làm cho lá ớt đốm vàng và xoăn lại.

  • Thiếu nước:

Vì thiếu nước nên rễ của cây phải teo đi, lá xoăn và rụng để tránh cây bị mất nước.

  • Thiếu ánh sáng mặt trời:

Khi cây không hấp thụ đủ ánh sáng, cây ớt bị xoăn lá và ngọn cây chậm phát triển.

  • Virus PLCV ( Virus xoăn lá đu đủ)

Khi nhận thấy lá cây nhăn nheo, biến dạng, kích thước giảm nghiêm trọng và xuất hiện triệu chứng gân trong thì rất có thể ớt đã bị virus PLCV tấn công. Bệnh này lây lan thông qua các rầy phấn trắng và côn trùng chích hút như bọ phấn, bọ trĩ, rệp…

Từ 25-30 ngày kể từ khi cây mọc có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh xoăn lá ở cây ớt

Bệnh xoăn lá trên cây ớt có thể tấn công cây từ khi cây còn non. Thời điểm cây ra hoa là thời điểm phát bệnh nặng nhất.

Bệnh này rất dễ nhận biết, các lá bị bệnh có thể dễ dàng quan sát khi chúng nhú ra khỏi chồi với dấu hiệu bị xoăn. Càng phát triển, lá càng bị biến dạng. Kích thước giảm nghiêm trọng, lá trở nên dày và giòn hơn so với những lá bình thường. Sau đó chúng có thể bị mất màu xanh và xuất hiện các đốm màu trắng. Những cây bị bệnh thông thường kém phát triển, lùn thấp, sinh trưởng kém.

Cây bị bệnh còi cọc, kém phát triển

3. Biện pháp phòng trị dứt điểm cây ớt bị xoắn lá

Để phòng ngừa ớt bị xoăn lá, cần phải:

  • Chọn lọc những cây giống khoẻ mạnh, không bị bệnh
  • Thu gom tàn dư từ vụ mùa trước, khi xuống giống cần xử lý đất bằng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM.
  • Chủ động phun phòng các chế phẩm sinh học để tiêu diệt côn trùng gây hại như rầy chỏng cánh, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ…
  • Vệ sinh mặt đất dưới gốc cây sạch sẽ, thoáng mát, mùa đông không để gốc quá ẩm ướt.
  • Thường xuyên thăm vườn để kịp thời xử lý. Đặc biệt, trong thời gian 25-30 ngày kể từ ngày cây mọc, bởi đây là giai đoạn có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

Biện pháp xử lý cây ớt bị xoăn lá:

  • Bấm tỉa bớt ngọn cành bị xoăn, rồi đem đi tiêu huỷ ở nơi xa vườn trồng
  • Sử dụng sản phẩm MIG-29 kết hợp Amino phun đều lên tất cả các bộ phận trên cây và vùng đất phía dưới tán cây. Nhằm đặc trị xoăn lá, xoăn ngọn, héo xanh và tăng cường kích kháng, nâng cao miễn dịch, bổ sung dinh dưỡng giúp cây nhanh chóng phục hồi.

Chú ý: Phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày.

Cây ớt bị xoăn lá nếu không được xử lý kịp thời sẽ lân lan và gây thiệt hại lớn. Vì vậy, bà con cần chủ động phòng ngừa cũng như xử lý sớm để đạt hiệu quả cao. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.