Để có được tỉ lệ ra hoa, đậu quả tốt bà con thường áp dụng một số biện pháp khác nhau như siết nước, tiện gốc, cũng có thể là chất kích thích để ép cây ra hoa. Việc ép hoa như vậy vô tình làm cho cây suy yếu(stress) chăm sóc cam thời kỳ quả non như thế nào là đúng, hãy cùng sinhhocvietnam.vn tìm hiểu điều đó nhé !
Mục lục :
- Tổng quan về cây cam sau thu hoạch
- cách chăm sóc cây cam sau thu hoạch như thế nào ?
- cách bón phân cho cây cam sau thu hoạch
Tổng quan về cây cam sau thu hoạch
Đối với cây cam kinh doanh, nếu không xử lý ra hoa sẽ rất khó đạt yêu cầu, còn nếu ức chế để cho ra nhiều hoa cây sẽ bị stress. Cây bị stress rất dễ rối loạn dinh dưỡng, nếu để cây thiếu dinh dưỡng nữa thì quả non sẽ rụng rất nhiều.
Cũng giống như phụ nữ sau sinh cần được chăm sóc đầy đủ cả về cơ thể lẫn tinh thần nếu không sẽ dễ gây ra trầm cảm. Cây cam cũng vậy, sau khi hoa cam rụng cánh nếu không được chăm sóc kỹ cây sẽ dễ bị stress nặng hơn khiến lộc non ra bất thường, kế đó là rụng quả non, nặng hơn nữa thì ngủ ngày,…
Khi cây trồng bị stress, quá trình sản xuất Amino acid sẽ chậm lại. Để có được lượng Amino acid cần thiết cây bắt buộc phải thủy phân các protein hiện có (tự ăn thịt chính mình) làm cây suy yếu. Việc bổ sung Amino trong giai đoạn này là hết sức cần thiết để giúp giảm stress cho cây.
Có thể nói, giai đoạn quả non là giai đoạn cây cần được chăm sóc đặc biệt. Ấy vậy mà hiện nay vẫn có rất nhiều bà con chăm sóc giai đoạn này rất hời hợt, dẫn đến tình trạng cuối vụ rất dễ bắt gặp các hiện tượng nứt quả, vàng lá (thiếu vi lượng), khô tép, trái không đều, vị nhạt,… Chỉ bổ sung được mỗi Bo – Canxi thôi là không đủ, giai đoạn này cây còn cần thêm một lượng Amino acid và các chất vi lượng khác như Magie và Kẽm.
Lưu ý: Canxi-Bo không nên phun quá nhiều. Sau khi đã phun được 2 lần trước khi ra hoa. Khi hoa bắt đầu nhú thì chỉ cần phun thêm 1 lượt. Với lượng vừa đủ trong giai đoạn này nữa là ok. (sau khi hoa rụng cánh).
Vậy chăm sóc giai đoạn này như thế nào là đúng?
Quan trọng nhất vẫn là giảm stress cho cây bằng cách bổ sung trực tiếp Amino acid qua bề mặt lá. Ngay sau khi hoa đã rụng cánh. Bổ sung Canxi-Bo một lượt cuối cùng kèm với đợt phun này. Tốt nhất nên sử dụng loại bón lá có chứa thêm cả Magie và kẽm.
Cần bổ sung thêm vi lượng, canxi, magie ở gốc để cây ăn dần trong thời gian nuôi trái. Giúp tăng phẩm chất, tăng hương vị và đặc biệt là chống được nứt trái. Khuyến cáo nên sử dụng vôi dolomit và lân nung chảy. Kết hợp với phân chuồng để bón lót sau thu hoạch. Phòng trừ nhện đỏ, nấm mắt cua và bệnh ghẻ loét trong giai đoạn này.
Thời điểm này nên bón NPK với hàm lượng đạm vừa đủ và lân thấp trong 3 tháng đầu nuôi trái. Để tránh hiện tượng trái to, vỏ dày cũng như hiện tượng bung đọt làm khô múi,… Bổ sung thêm phân bón lá sinh học A4 (Amino acid 50g /l, Bo 2000 ppm, Zn 2000 ppm, Mg 0,4%, K2O 4%). Phân bón trung vi lượng Sao đỏ ( CaO 11%, Mg 11%, Zn 50mg) để giảm stress cho cây. Gia tăng phẩm chất, hương vị của trái, chống nứt trái, tăng mã quả .
Trước khi thu hoạch 2 tháng bắt đầu bón phân trở lại với hàm lượng kali cao NPK 3.1.7. Để tăng phẩm chất quả. Bởi nếu bón kali nhiều ngay từ đầu trái sẽ ngọt nhưng không lớn được
Cách bón:
- NPK một tuần bón 1 lần với lượng 50gr/gốc
- Phân bón lá A4 phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Kết hợp thêm CNX-RS để ngừa sâu ăn quả non, nhện đỏ.
- Phân vi lượng Sao đỏ bón 1 lần duy nhất sau khi hoa đã rụng hết cánh với lượng 30 – 50gr/gốc