Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh Phấn Trắng Chôm Chôm

Chôm chôm là loại cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt xử lý vụ nghịch giá chôm chôm có thể lên gấp 7-10 lần giá. Tuy nhiên, chôm chôm bị rất nhiều dịch hại tấn công. Nhất là trong mùa mưa bệnh phấn trắng gây hại mạnh trên cây chôm chôm. Nếu không phòng trừ kịp thời năng suất có thể giảm trầm trọng.

1. Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng:

Bệnh phấn trắng trên cây chôm chôm do nấm Oidium sp. gây ra. Bệnh gây hại trên các bộ phận còn non như cành non, lá non, hoa và trái non.

2. Triệu chứng:

Trên lá non: Trên bề mặt lá bị bao phủ một lớp nấm màu trắng xám. Nấm phát triển trên cả hai mặt lá. Làm cho lá bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô.

Trên hoa: Tương tự như trên lá. Cả hoa phát hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng xám. Làm cho hoa bị khô, đen và rụng đi.

Trên trái non:Trái non cũng bị một lớp phấn màu trắng xám bao phủ, trái bị khô đen và rụng đi. Nấm cũng tấn công ở giai đoạn trái hơi lớn, làm cho trái khô có thể rụng đi hoặc treo trên cây. Nếu nấm tấn công vào giai đoạn trái lớn sẽ làm cho râu trái bị khô, đổi màu đen, gây hiện tượng râu kẽm trên trái chôm chôm, trái bị nhiễm sẽ kém phát triển, cơm mỏng.

Khả năng gây hại: Trong điều kiện thuận lợi nấm có khả năng gây hại đến 90%.

3. Qui trình phòng trừ bệnh phấn trắng

Biện pháp canh tác:

– Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa những cành già cỏi, cành mang mầm bệnh, phát hoa, trái khô đen bị nhiễm bệnh còn sót lại của vụ trước, tỉa cành giúp vườn cây thông thoáng.

– Xới nhẹ gốc, tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục càng nhiều càng tốt, tưới hoặc rải nấm Trichoderma giúp nhanh hoai mục xác bã thực vật, diệt nấm gây hại trong đất.

Bón NPK liều lượng theo khuyến cáo của quy trình kỹ thuật canh tác, tuỳ theo tuổi cây. Mục đích nhằm tạo cho cây có bộ lá xanh tốt. Sau đó bón phân lần 2 với liều lượng ít hơn, mục đích cho lá mau thành thục và trổ hoa sớm.

Phòng trị:

– Vụ thuận: Phun ngừa khi những phát hoa bắt đầu nở, vì vào vụ thuận thời tiết không thuận lợi cho sự bộc phát của nấm gây bệnh phấn trắng như nhiệt độ cao, ẩm độ thấp. Ta có thể phun ngừa bằng CNX-CN + Phân bón lá sinh học A4 pha 500 lít nước. Khi bệnh phát triển mạnh thì sử dụng ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước.

– Vụ nghịch: Thời gian phun ngừa nên sớm hơn, khi những phát hoa bắt đầu bung chà, vì vào thời điểm này thường mưa nhiều, ẩm độ cao, thuận lợi cho bệnh phát triển. Khi bệnh phát triển mạnh thì nên phun trị bằng ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước.

Chú ý:

– Tiến hành phun trị bệnh lần 1 khi phát hoa vừa bung chà, phun lần 2 cách lần 1 là 7 ngày, lần 3 khi trái đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý.

– Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bón Phân Cho Cây Chôm Chôm

Chôm chôm là cây ăn quả nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, không thích hợp ở những vùng có độ cao trên 700m. Nhiệt độ thích hợp từ 22-30 độ C, lượng mưa khoảng 2.000 mm/năm, phân bố đều trong năm. Chôm chôm thích hợp trên đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng canh tác dày, thoáng xốp, thoát nước tốt, đất nhiều mùn, pH 5-6.

cành chôm chôm sai trĩu nhờ bón phân cân đối và hợp lý

Cây Chôm chôm có nhu cầu cao đối với Đạm và Kali, khi thiếu Kali cây bị bệnh khô cháy đầu lá. Bón phân cho cây chôm chôm cân đối và đúng cách cho năng suất cao và ít sâu bệnh.

Quy trình bón phân cho chôm chôm như sau:

Bón lót trước khi trồng:

Mỗi gốc bón từ 10 – 15kg phân chuồng đã ủ hoai mục bằng TRICHODERMA, 200 – 300g lân, trộn đều với đất mặt xung quanh. Tham khảo quy trình xử lý phân chuồng nhằm tăng tối đa hiệu quả sử dụng tại đây

Bón phân theo tuổi cây:

Năm thứ nhất:  Lượng bón cho một gốc: 50g N+ 250g K2O( 100g urê+40g KCl). Chia làm 2 lần bón vào tháng thứ 1 và tháng thứ 6 sau khi trồng.

Năm thứ 2:  Lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.

Năm thứ 3:  Cây bắt đầu cho quả. Lượng bón cho một cây là: 500g phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.

Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với lần trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:

+ Lần 1: sau khi thu hoạch quả. Tiến hành tỉa cành. Bón toàn bộ lân+1/3N và 1/3 K2O.

+ Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N.

+ Lần 3: khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O.

+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali.

 

– Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30kg phân chuồng.

Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất : 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên diện tích 1ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.