Để có một mùa vụ bội thu, có những quả sầu riêng thơm, ngon, sạch đến tay người tiêu dùng. Bà con cần phải chăm chút từng li từng tí từ khi xuống giống đến khi thu hoạch được. Trong quá trình chăm sóc sầu riêng, ắt hẳn sẽ gặp phải những khó khăn về thời tiết, kỹ thuật chăm sóc cũng như các loại sâu bệnh hoành hành. Bài viết dưới đây sẽ giúp đỡ bà con biết về các loại sâu hại cây sầu riêng và có biện pháp ngăn chặn kịp thời để cây sinh trưởng khỏe mạnh, tạo ra năng suất, chất lượng cao.
1. Sâu hại cây sầu riêng – Sâu ăn bông
1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học
Là loại sâu hại phổ biến trong các vườn sầu riêng đang ra bông. Sâu thuộc họ Limantradae, bộ Lepidoptera. Thành trùng là một loại bướm vàng nhạt, có chiều dài sải cánh khoảng 28-30mm.
Bướm cái đẻ trứng trên chùm bông, mỗi con có thể đẻ từ 50-60 trứng, ấu trùng nở ra đục vào bên trong bông ăn cánh hoa, nhị đực và nhụy cái làm bông bị rụng.
Sâu có nhiều lông tơ, đầu màu đỏ, trên lưng có 1 sọc đỏ, 2 bên hông có 2 sọc vàng. Thường xuất hiện trên những chùm bông to dày nên khó phát hiện, chỉ phát hiện được khi sâu ăn ra ngoài chùm bông.
1.2. Dấu hiệu nhận biết
Trên hoa có nhiều lỗ đục, phần cuống hoa và vị trí sâu đục có những đám phân đen đùn ra ngoài.
Ấu trùng giai đoạn 3, 4 tấn công mạnh nhất sẽ bò từ hoa lên thân cành đồng thời tạo kén bông kết dính lại.
1.3. Giải pháp
Thăm vườn thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn sầu riêng làm bông. Cần phải loại bỏ những chùm hoa bị sâu ăn ra khỏi vườn.
Để phòng trừ và xử lý sâu ăn bông trên sầu riêng cần phun phòng cho cây trước mỗi đợt ra lộc non bằng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA.
2. Sâu hại cây sầu riêng – Sâu đục trái
2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học
Sâu đục trái sầu riêng là ấu trùng của một loài thành trùng hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ấu trùng thường có màu hồng hoặc tím, dài khoảng 10-22mm.
Con trưởng thành thường đẻ trứng gần cuống trái non, sâu non nở ra sẽ tấn công vào vỏ trái rồi ăn sâu vào bên trong phần thịt trái. Chúng phá hại từ lúc trái non đến khi trái sắp thu, nhưng mạnh nhất là giai đoạn trái tạo cơm.
2.2. Dấu hiệu nhận biết
Khi sâu đục vào bên trong sẽ đùn phân ra ngoài, những vị trí này khi gặp thời tiết mưa ẩm sẽ mở đường cho nấm khuẩn tấn công vào gây thối quả.
Những trái sầu riêng bị sâu đục sẽ bị biến dạng, không phát triển, hỏng cơm, thối và rụng.
2.3. Giải pháp
Những trái sầu riêng đã bị sâu đục còn trên đây hoặc đã rụng thì cần thu gom mang đi tiêu hủy, diệt hết ấu trùng còn bên trong.
Sau đó sử dụng chế phẩm trừ sâu WAO AKA phun ướt đẫm thân cành lá, quả. Phun liên tục 3 lần cách nhau 3-5 ngày và phun định kỳ trong suốt thời gian nuôi trái.
Cắt tỉa cành lá hợp lý, tạo thông thoáng, có thể bao trái để hạn chế sâu hại tấn công.
3. Sâu hại cây sầu riêng – Rầy nhảy
3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học
Rầy nhảy có tên khoa học là Allocaridara maleyensis thuộc họ Psyllidae, Bộ Homoptera. Rầy trưởng thành có kích thước khoảng 3-4mm, toàn thân màu vàng nhạt, cánh trong suốt.
Trứng được đẻ thành từng ổ từ 12-14 trứng, ở trong mô lá non còn xếp lại. Trứng rất nhỏ, dài khoảng 1mm, hình bầu dục một đầu hơi nhọn, màu vàng nhạt.
Rầy non mới nở màu vàng, di chuyển chậm, từ tuổi 2 trở lên trên cơ thể ấu trùng có phủ một lớp sáp mỏng và các tua sáp trắng như bông kéo dài ở cuối thân.
3.2. Dấu hiệu nhận biết
Rầy xanh chích hút đọt non khiến lá cháy xoăn mép, khô dần rồi rụng. Đọt non rụng hết lá sẽ trơ ra, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Ở những lá bị nhẹ sẽ có các vết đốm nhỏ, tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập gây bệnh.
3.3. Giải pháp
Sử dụng phương pháp tưới bằng vòi phun nước mạnh lên các trồi non để rửa trôi ấu trùng và thành trùng.
Thăm vườn thường xuyên, nhất là giai đoạn sầu riêng ra đọt non để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Cần phun phòng định kỳ cho cây trước mỗi đợt ra lộc non bằng cách sử dụng CNX RS kết hợp với Amino acid
4. Sâu hại cây sầu riêng – Rệp sáp phấn
4.1. Đặc điểm hình thái và sinh học
Rệp sáp có lớp sáp trắng bao phủ quanh thân. Gây hại trên trái còn non. Bằng cách bám vào cuống trái hoặc các rãnh giữa gai để hút nhựa, làm cho trái phát triển kém, bị biến dạng hay rụng. Tiết mật tạp là điều kiện nấm bồ hóng phát triển.
4.2. Dấu hiệu nhận biết
Trên hoa, chúng tấn công ở cuống hoa làm teo tóp cuống, làm hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.
Trên trái làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển.
Khi trái lớn rệp sáp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen, đốm, mất thẩm mĩ.
Ngoài ra, rệp sáp còn phá hại dưới rễ, chích hút làm phù rễ, đứt mạch dẫn, tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập vào gây bệnh thối rễ, xì mủ.
4.3. Giải pháp
Cắt tỉa, vệ sinh vườn thông thoáng để dễ phát hiện khi có rệp tấn công.
Bà con tiến hành bao trái.
Áp dụng biện pháp sinh học duy trì những loại thiên địch có sẵn trong thiên nhiên như bọ rùa, ong để chúng ăn thịt rệp.
Khi phát hiện có nhiều rệp tấn công dụng CNX RS kết hợp với Amino acid phun xịt đều lên các cành có rệp để diệt chúng.
Bón phân cân đối, giữ ẩm cho vườn vào mùa khô bằng cách phủ rơm hoặc cỏ lên trên đất.
5. Sâu hại cây sầu riêng – Nhện đỏ
5.1. Đặc điểm hình thái và sinh học
Nhện đỏ hại sầu riêng thường có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3-0,35mm), màu cam hay đỏ sậm, trên cơ thể có nhiều lông cứng. Ấu trùng mới nở có màu vàng, nâu nhạt, khó quan sát bằng mắt thường.
Một con nhện cái có thể đẻ 20-50 trứng trong vòng 2-3 ngày. Trứng được đẻ rải rác trên cả hai mặt lá hoặc trên trái.
Thời tiết càng nắng nóng hay càng khô hạn thì vòng đời của nhện đỏ càng rút ngắn khiến cho mật số nhện tăng nhanh và gây hại nặng hơn.
5.2. Dấu hiệu nhận biết
Nhện đỏ có khả năng sinh sản cao, gây hại bằng cách ăn biểu bì lá. Nhện đỏ gây hại chủ yếu trên lá non và cả lá già, sống và chích hút ở 2 mặt lá (mặt dưới nhiều hơn). Khi bị hại nặng, lá non thường nhỏ và xoắn lại, gân lá nổi gồ lên, vết cạp hút để lại những chấm nhỏ li ti, lá có màu vàng bạc và bị rụng, trái chậm lớn, cây còi cọc, kém phát triển, khô và chết. Nếu mật số cao nhện cũng gây hại trên vỏ trái làm vỏ sần sùi, màu vỏ xấu.
5.3. Giải pháp
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sâu hại và có hướng giải quyết kịp thời.
Cần loại bỏ cây bị sâu hại nặng ra khỏi vườn để tránh lây lan.
Cần phải phun phòng cho cây trước mỗi đợt ra lộc non bằng chế phẩm sinh học CNX RS. Kết hợp với bổ dung dinh dưỡng qua lá bằng Amino acid. Để nâng cao sức đề kháng cho cây trồng.
Nhìn chung các loại sâu hại trên cây sầu riêng đều ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây cũng như năng suất và chất lượng trái. Vì vậy điều quan trọng là phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu vườn bạn đang gặp vấn đề trên sầu riêng hoặc cây trồng khác. Để lại thông tin để được kỹ thuật viên hỗ trợ miễn phí!