Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị bệnh đốm lá trên cây chuối

Bệnh đốm lá trên cây chuối là bệnh hại phổ biến và gây hại ở hầu hết các vùng trồng chuối. Bệnh làm cháy khô lá, rụng lá, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, khiến cây sinh trưởng kém và còi cọc.

1. Nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên cây chuối

Bệnh đốm lá trên cây chuối do nấm Mycosphaerella sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng có thời tiết nóng ẩm, có nhiều mưa gió hay nhiều sương mù, ẩm ướt. Bệnh cũng phát triển mạnh trong các vườn thoát nước kém, bón thừa đạm, nhưng thiếu kali, canxi và phân hữu cơ, vườn nhiều sâu chích hút như rầy rệp,…

Qua quan sát thực tế, bệnh phát triển mạnh ở những vườn trồng quá dày, rậm rạp kém thông thoáng, thiếu ánh sáng, thiếu chăm sóc, những vườn cây lớn tuổi. Trong mùa mưa, nhất là trong những tháng mưa dầm liên tục là điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm lá phát triển.

2. Triệu chứng bệnh đốm lá trên cây chuối

Ban đầu, vết bệnh là một đốm nhỏ màu nâu đỏ hoặc xanh vàng, có đường kính khoảng 1mm ở mặt dưới lá. Sau đó, vết bệnh kéo dài thành những vệt nhỏ và phát triển dần thành các đốm sọc hẹp màu nâu đỏ, rồi nâu đen.

Triệu chứng bệnh đốm lá gây hại cây chuối
Triệu chứng bệnh đốm lá gây hại cây chuối

Vết bệnh chạy dài song song với gân lá, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Giữa vết bệnh có màu xám tro. Các đốm lá thường xuất hiện ở mép lá, đặc biệt trên các lá phía dưới. Về sau, các vết bệnh liên kết lại với nhau và gây ra hiện tượng vàng và khô lá.

Triệu chứng bệnh đốm lá gây hại cây chuối
Triệu chứng bệnh đốm lá gây hại cây chuối

3. Đặc trị bệnh đốm lá trên cây chuối

Khi bệnh phát triển dày đặc trên lá, nhà vườn sử dụng chế phẩm vaccin kết hợp với siêu đồng phun kép 2 lần cách nhau 2-3 ngày. Bà con cho phun ướt đẫm cành và hai mặt lá để diệt các loại nấm khuẩn và kích kháng cho cây.

>>>Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

4. Biện pháp phòng ngừa

Vào mùa mưa dầm cần tạo mương rãnh để vườn thoát nước tốt, tránh gây ứ đọng, ẩm ướt trong vườn.

Kiểm tra vườn thường xuyên và cắt tỉa những cành lá già, nhiễm bệnh để tạo thông thoáng cho vườn.

Phun Amino acid định kỳ để giúp lá dày, xanh bóng, chắc khỏe.

Sau thu hoạch nên rửa vườn bằng Siêu đồng để tẩy rửa mảng bám rong rêu và diệt nấm khuẩn trên cành lá.

Tăng cường sức đề kháng cho cây bằng việc bổ sung Enzyme kích kháng và bón đầy đủ, cân đối dinh dưỡng đa, trung và vi lượng.

Tăng cường bón phân hữu cơ để cải thiện nền đất, giúp đất tơi xốp, đa dạng vi sinh vật có lợi trong đất.

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.