Những năm trở lại đây nghệ trở thành cây chủ lực để phát triển nền kinh tế. Nhưng hiện tại trên cây nghệ xuất hiện nhiều dịch bệnh làm bà con nông dân hoang mang, lo lắng và chưa có tìm ra giải pháp khắc phục. Đặc biệt là bệnh thối củ, bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế của bà con nông dân.
Bệnh lây lan rất nhanh và khó kiểm soát. Nhằm giúp bà con giải quyết được vấn đề dịch bệnh thối củ trên cây nghệ. Chúng tôi xin đưa ra cách nhận biết bệnh và một số giải pháp.
Tác nhân: do nấm Fusarium solani và khuẩn Erwinia carotovora gây ra.
1. Triệu chứng bệnh.
Bệnh thối củ nghệ có 2 loại:
Thối khô:
Do nấm Fusarium solani gây ra.
Nấm bệnh tấn công vào phần cổ rễ gần sát mặt đất, sau đó lá vàng úa và rủ xuống, đào củ lên sẽ thấy trên bề mặt củ xuất hiện những vết đốm nhỏ màu nâu xám. Nếu không có biện pháp trị bệnh, bệnh phát triển mạnh làm cho củ khô lại và xốp, sau vài ngày cây vàng lụi và chết. Bệnh thối khô thì củ bị thối không có mùi hôi.
- Biểu hiện trên lá và gốc
Bệnh thối nhũn:
Do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.
Bệnh thối nhũn cũng giống như thối khô. Bệnh làm cho thân, củ bị thối nhưng đối với bệnh thối nhũn thì khi chúng ta lấy thân, củ bị thối bóp chặt sẽ thất chảy nước và ngửi mùi rất khó chịu.
Phần thân và củ bị thối ngâm vào cốc nước sẽ thấy dịch trắng.
- Thân và củ bị thối.
2. Cơ chết phát triển bệnh.
Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào vết thương có rễ phá vỡ các tế bào mô, mạch dẫn cây không vận chuyển được nước và dinh dưỡng lên nuôi thân lá. Bệnh thường xuất hiện trên những ruộng thấp, khó thoát nước, hoặc tưới nước quá nhiều đất ẩm.
Bệnh tồn tại trong đất và rất dễ lân lan, phát triển mạnh. Nhất là vào mùa mưa điều kiện thuận lợi cho nấm khuẩn phát triển. ngoài ra canh tác cây nghệ liên tục và lâu năm àm không có biện pháp cải tạo đất. tiêu diệt nấm khuẩn có trong đất thì bệnh lây lan từ mùa này qua màu khách.
-
Biện pháp phòng trừ bệnh
Biện pháp canh tác:
+ Bố trí mật độ và thời vụ trồng phù hợp.
+ Đất trồng cao, dễ thoát nước.
+ Bón phân hữu cơ lót trước khi trồng, phun qua lá các chế phẩm phân bón lá với mục đích bổ sung vi lượng, trung lượng theo các thời kỳ cây sinh trưởng phát triển. Bón phân gốc cân đối các thành phần đạm – lân –kali – lưu huỳnh,
+ Chọn giống sạch bệnh, thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ khâu sản xuất giống cây con.
3. Biện pháp trị bệnh.
khi cây bắt đầu có biểu hiện bệnh:
Sử dụng CNX – CN + 3 in 1 tưới ướt đẫm gốc.
Liều lượng: 500ml CNX-CN + 500ml 3 in 1 với 200 lít nước.
Tưới 2 lần cách nhau 7 ngày.
Lưu ý: bà con nên chú ý phát hiện bệnh sớm, để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Click vào tên sản phẩm để biết thông tin chi tiết.