Dứa dễ trồng, thích hợp nhất trên những chân đất thoát nước tốt, đất tơi xốp, đất đỏ bazan. Tuy nhiên trên thực tế thì trên dứa gặp rất nhiều loại bệnh hại, gây khó khăn cho bà con nông dân trong việc phòng trừ. Đặc biệt chú ý là bệnh thốn nõn trên cây dứa.
Tác nhân: do nấm Phytophthora gây ra. Tốc độ lây lan rất nhanh chóng, việc kiểm soát bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Bà con nông dân nên biết phát hiện bệnh sớm và phòng trị kịp thời.
1. Biểu hiện bệnh.
Bệnh thường bắt đầu từ tim hoa thị của cây. Cây bị bệnh màu sắc lá bị biến đổi từ xanh sang xanh xỉn, xanh vàng. đầu lá có màu xám, cầm các đầu lá rút nhẹ lá bị bệnh rời khỏi thân dễ dàng.
Cây bị bệnh thấp dần xuống do các chân lá non bị thối, rã dần ra. Giữa mô bệnh và mô khỏe có đường viền màu nâu nổi rõ. Những cây đang mang quả bị bệnh, cuống quả bị thối, quả gãi gục.
Đỉnh sinh trưởng của thân cũng bị thối nhũn ướt màu trắng bẩn. xung quan vết bệnh có màu xám đen, vết thối có mùi thối khó chịu. Những cây đang mang quả cuống quả bị thối, quả gẫy gục.
2. Điều kiện phát triển bệnh.
Bệnh xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong điều kiện độ ẩm cao, kèm thèo mưa và sương mù thì bệnh phát triển mạnh.
Bệnh thường xuất hiện sau những đợt mưa lớn kéo dài, đặc biệt là những vườn thoát nước kém. Việc canh tác dứa nhiều năm liên tục cũng làm nguy cơ bùng phát bệnh rất cao. Bón phân không cân đối, bón thừa đạm cũng là yếu tố giúp bệnh phát triển nhanh.
3. Biện pháp phòng, trị bệnh.
Trước khi làm vụ mới cần vệ sinh sạch sẽ ruộng, thu gom tàn dư cây bệnh, tàn dư thực vật.
Lựa chọn ruộng thoát nước tốt, lên luống cao đối với những vườn thoát nước kém.
Bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt không bón thừa đạm.
Luân canh cây trồng, tránh trồng dứa trong nhiều năm liên tục.
Vào đầu mùa mưa phun thuốc phòng bệnh.
khi cây bị nhiễm bệnh sử dụng: Elicitor + Siêu đồng pha với 200 lít nước phun ướt đẫm lá.
Chú ý: phun 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.
Click vào tên sản phẩm để biết thông tin chi tiết.