Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị ngộ độc phèn cho cây lúa

1. NGUYÊN NHÂN

Do lượng mưa ít và phân bố không đều vào đầu vụ Hè Thu. Nắng hạn kéo dài, không chủ động nguồn nước bổ sung làm cho các tầng đất chứa vật liệu sinh phèn dễ bị Oxy hóa dẫn đến hiện tượng xì phèn thông qua các kẻ nứt và các mạch mao quản trong đất. Vào thời điểm này đất có độ pH rất chua, đồng thời nồng độ Fe2+ và Al3+ di động trong dung dịch đất cũng rất cao là nguyên nhân chính làm cho rễ lúa và cây lúa bị ngộ độc.

2. TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng ngộ độc phèn do sắt (Fe2+):

Khi cây lúa bị ngộ độc phèn do sắt (phèn nóng). Triệu chứng thường thấy là cây lúa có màu hơi vàng, trên lá già xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu. Lan dần từ chóp lá trở xuống và trở thành màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam.

ngo-doc-phe-tren-lua-1

Trường hợp nhiễm độc sắt nặng, tất cả các lá màu nâu và những lá già bị rụi sớm. Cây lúa lùn lại và kém nở bụi. Nếu nhỗ bụi lúa lên kiểm tra sẽ thấy rễ thưa, ngắn, có màu nâu đậm và quăn queo,

Phèn sắt làm bộ rễ kém phát triển, giảm khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng. Cây lúa bị suy dinh dưỡng vì không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Tình trạng kéo dài cây lúa sẽ bị suy kiệt dần, chết rải rác hoặc chết từng chòm.

Triệu chứng ngộ độc phèn nhôm (Al3+):

Phèn nhôm (phèn lạnh) ở nồng độ cao gây ngộ độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

Ngộ độc nhôm trên lúa thường xuất hiện các biểu hiện ở những lá già trước. Đặc trưng biểu hiện là những vệt vàng lục hoặc màu trắng lục trên các gân lá.

ngo-doc-phe-tren-lua-3

Cây lúa còi cọc.

Rễ phát triển chậm và biến dạng dẫn đến khả năng hút nước và dinh dưỡng kém.

Nhôm là ion gây độc bậc nhất trong đất phèn.

3. ĐẶC TRỊ BỆNH : CHẾ PHẨM SINH HỌC “PHÂN HỦY GỐC RẠ”

phan-huy-goc-rom-ra– Sau khi thu họach lúa nên cày ải, để rơm rạ được phân hủy ít nhất 1 tháng, và chỉ sạ lúa sau khi cho đất ngập từ 2 đến 3 tuần.

– Trong trường hợp không cày ải được vì phải gieo sạ lại ngay sau khi thu hoạch, chúng ta cần sử dụng chế phẩm “PHÂN HỦY GỐC RẠ” để phân hủy gốc rạ ngay tại ruộng. Chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng chế phẩm, gốc rạ trở thành phân hữu cơ giúp bà con giảm được 30 – 50% lượng phân bón hóa học.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.