Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị rệp sáp hại sầu riêng giai đoạn trái non

Cây sầu riêng trong giai đoạn mang trái gặp rất nhiều loài côn trùng tấn công làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái cũng như sức khỏe của cây trồng. Một trong những loại côn trùng gây hại mạnh trong giai đoạn này là rệp sáp. Ở bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn bà con cách đặc trị rệp sáp gây hại sầu riêng giai đoạn trái non.

1. Đặc điểm của rệp sáp

1.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái

Rệp sáp thuộc họ Rệp sáp phấn (Pseudococcidae), bộ Cánh đều (Homoptera). Cơ thể của chúng chỉ nhỏ cỡ như hạt mè hoặc lớn hơn một chút. Xung quanh cơ thể có những tua ngắn, trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn.

Rệp sáp trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn
Rệp sáp trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn

Rệp sáp cái có thân hình dài khoảng 3 mm, màu hồng hay vàng, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng. Trứng được đẻ thành từng chùm 100 – 200 trứng, một con cái có thể đẻ 600 – 800 trứng. Sau 6 – 10 ngày, trứng nở ra rệp sáp con (crawler) màu vàng nhạt, trơn chưa phủ lớp bột trắng. Chúng nhanh chóng tìm nơi trú ẩn và gây hại.

Rệp sáp đực nhỏ hơn con cái, lột xác 4 lần, có cánh, ngược lại rệp cái chỉ lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và chết, rệp cái không có cánh. Rệp sáp tăng mật số rất nhanh, mỗi năm sinh sản 2 – 3 lần. 

1.2. Đặc điểm gây hại

Cả con rệp trưởng thành và con rệp non (con ấu trùng) đều bu bám vào cuống trái, hoặc các rãnh  giữa các gai trên vỏ trái để chích hút nhựa của trái  làm cho trái kém phát triển , nhất là khi trái còn non mà lại bị hại nặng (mật số rệp cao) có thể làm cho trái bị biến dạng hoặc bị rụng non. Ngoài gây hại trực tiếp cho trái  trong chất bài tiết của rệp  còn chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng (Capnodium  sp.) phát triển, làm cho vỏ trái bị phủ một lớp mầu đen như bồ hóng (như các bạn đã thấy), ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của vỏ trái, khi bán đôi khi bị mất giá, gây thiệt thòi cho nhà vườn.

2. Biểu hiện của rệp sáp hại trái non sầu riêng

Rệp sáp gây hại mạnh vào giai đoạn xổ nhụy, trái non. Chúng tấn công hầu hết các bộ phận của cây như thân cành, lá, hoa, quả, rễ. Nhưng đặc biệt gây hại mạnh trên hoa và trái non.

Trên hoa, chúng tấn công ở cuống hoa làm teo tóp cuống, làm hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.

Rệp sáp gây hại hoa sầu riêng
Rệp sáp gây hại hoa sầu riêng

Trên trái làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển. Khi trái lớn rệp sáp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen, đốm, mất thẩm mĩ.

Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng
Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng

3. Đặc trị rệp sáp sầu riêng giai đoạn trái non

Khi phát hiện có vườn xuất hiện rệp gây hại bà con dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rệp.

Sau đó sử dụng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với Amino acid phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày.

Để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất, bà con nên phun xịt trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám.

4. Phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng giai đoạn trái non

Trong mùa khô dùng một lớp rơm phủ hoặc là lớp cỏ phủ vườn nhằm tạo độ ẩm. Kết hợp bón phân hữu cơ, tưới nước đầy đủ cũng làm giảm rệp sáp xuất hiện trong mùa khô một cách đáng kể.

Thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái… để vườn luôn thông thoáng. Đối với những trái có quá nhiều rệp đeo bám có thể mạnh dạn cắt bỏ rồi đem tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của chúng. Chăm sóc chu đáo để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.

Duy trì một số loài thiên địch có sẵn trong thiên nhiên không chế được rệp sáp như Bọ rùa và Ong ký sinh để chúng ăn thịt những con rệp này.

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun phòng rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có trái non trở đi.

Bạn cần biết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.