Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị thối trái, nứt trái trên cây có múi.

Gần đây diện tích trồng cây có múi ngày càng được mở rộng. Cũng vì thế mà thường xuyên xuất hiện những dịch bệnh khó chữa trị. Đặc biệt là hiện tượng nứt trái, thối trái. Bệnh xuất hiện vào giai đoạn trái phát triển mạnh làm mất năng suất, giảm chất lượng về nông sản và gây thiệt hại về kinh tế lớn cho nhà vườn.

Tác nhân: Bệnh thối trái, nứt trái trên cây có múi do nấm phytophthora gây ra.

1. Bệnh thối trái.

Triệu chứng: Bệnh thường gây hại trên trái già và những trái nằm khuất trong tán cây thiếu ánh nắng mặt trời. Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ, sau đó phát triển rộng dần ra và chuyển dần sang màu xám đen. Giữa vùng bị bệnh và không bị bệnh không có ranh giới rõ ràng.

– Vào những ngày có ẩm độ cao và trời âm u, phần trái bị bệnh có lớp tơ màu trắng phủ trên vết bệnh. Khi vết bệnh lan chiếm 1/3 đến 1/2 diện tích trái, thì trái sẽ rụng.

Biện pháp phòng trừ:

  • Cần đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu đất thấp phải có hệ thống thoát nước tốt tránh vườn bị ngập úng hoặc độ ẩm cao.
  • Không trồng quá dày, sau muỗi vụ thu hoạch cần cắt tỉa những cành già, cành bị sâu bệnh, để giữ độ thông thoáng cho vườn.
  • Phải bón cân đối giữa đạm, lân, kali, tuyệt đối không bón thừa đạm. Đặc biệt bón phân chuồng được ủ với nấm Trichoderma.
  • Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và phòng trị kịp thời.
  • Khi cây có biểu hiện bệnh sử dụng nấm đối kháng kết hợp với nano đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá, quả.

2. Bệnh nứt quả.

Nguyên nhân: Trong giai đoạn cây đang nuôi quả gặp một số sâu bệnh phá hoại làm cây bị suy yếu, sức đề kháng yếu, khả năng vận chuyển dinh dưỡng giảm sút. Dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng vì thế nên quả thường bị nứt từ dưới lên, sau một thời gian quả rụng.

Triệu chứng bệnh:

Trường hợp 1: Trái nứt do thiếu canxi. Trái nứt từ dưới lên, lúc đầu vết nứt chỉ dài 2 – 3 cm, sau đó dần dần sẽ lan rộng ra. Trên vết nứt không xuất hiện những đốm vàng. Thịt trái bên trong bị khô, đôi khi tép bị thối rữa.

Những vườn bị nhiễm mặn, đặc biệt là thiếu canxi hoặc mất cân đối về dinh dưỡng thường xảy ra hiện tượng nứt trái.

Đối với cây bị nứt do thiếu hoặc mất cân bằng dinh dưỡng thì bổ sung các chất dinh dưỡng qua lá bằng biện pháp phun phân bón lá A4. Để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Trường hợp 2: Nứt trái do bệnh loét vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv.citri  gây hại.

Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng ướt, màu xanh tối sau đó chuyển màu sang  nâu nhạt, mọc nhô lên trên vỏ trái. Kích thước vết bệnh thay đổi theo từng loại cây. Xung quanh vết bệnh có quầng mà vàng nhạt, bề mặt vết bệnh sân sùi, bệnh nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành những mảng lớn. Cây bị nhiễm bệnh làm cho múi trái bị chai.

Trong điều kiện độ ẩm cao, trái bệnh bị nứt chảy nhựa vàng, cuối cùng trái vàng và rụng đi. Nứt trái do vi khuẩn gây hại có thể xảy ra khi trái còn nhỏ.

Biện pháp phòng trừ:

  • Trồng cây với mật độ vừa phải.
  • Bón phân N – P – K cân đối, tránh bón thừa đạm.
  • Tăng cường thêm lượng phân kali cho vườn bị bệnh.
  • Thời kì cây cho trái bà con nên chọn các loại thuốc sinh học sử dụng, để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng quả sau thu hoạch.
  • Cây bị nứt do khuẩn gây ra cho nên để phòng trừ cần sử dụng cả nấm đối kháng + nano đồng

Chú ý: click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp nhân viên tư vấn.

Nhận báo giá sản phẩm

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.