Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị và phòng trừ bệnh thán thư gây hại măng tây

Thán thư gây hại măng tây là một trong những bệnh thường gặp trên loại cây trồng này. Bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách đặc trị và phòng trừ bệnh thán thư gây hại măng tây.

1. Nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh thán thư trên măng tây

Bệnh thán thư gây hại trên cây măng tây do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Đặc điểm phát sinh bệnh:

  • Mưa nhiều, độ ẩm đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để nấm thán thư phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát. Thường sau những trận mưa kéo dài từ 3-5 ngày nấm thán thư phát sinh mạnh. Sau khi tạnh mưa 1-2  ngày nếu có nắng bệnh bắt đầu lây lan rất nhanh (trong 1-2 ngày).
  • Ngoài ra mưa nhiều, đất trồng thoát nước chậm sẽ dẫn đến hàm lượng oxy trong đất giảm mạnh, bộ rễ bị nghẹt, gây thối rễ, cây phát triển kém, dinh dưỡng cung cấp từ bộ rễ bị giảm sút nghiêm trọng, lá vàng héo úa và chết lụi dần.

2. Triệu trứng bệnh thán thư trên măng tây

Bệnh chủ yếu gây hại trên thân từ phía gốc (cách khoảng 20cm) trở lên phía trên. Bệnh thán thư có thể gây hại trên măng tây sau 1.5-2.5 tháng trồng (trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường).

Triệu chứng măng tây bị thán thư gây hại
Triệu chứng măng tây bị thán thư

Trên thân: vết bệnh nằm rải rác dọc thân, vết bệnh có hình dạng bầu dục dài nằm dọc thân, kích thước to nhỏ khác nhau dao động từ 0.5-1.5cm. Bệnh nặng các vết bệnh có thể liên kết với nhau. Vết bệnh thường có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, có xu hướng lõm xuống. Tại chỗ bị nhiễm bệnh cắt ngang thân cây bên trong các bó mạch dẫn vẫn bình thường (phân biệt với bệnh do vi khuẩn, gây thối đen bó mạch dẫn). Trong khi thân bị nhiễm bệnh thán thư thì tán lá phía trên vẫn có màu xanh bình thường (do mạch dẫn vẫn hoạt động).

Triệu chứng thán thư trên măng tây
Triệu chứng thán thư trên măng tây

3. Đặc trị bệnh thán thư gây hại măng tây

Khi phát hiện măng tây có dấu hiệu mắc bệnh thán thư, bà con cần nhanh chóng thực hiện các việc sau:

  • Tiến hành cắt tỉa các cây nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.
  • Sử dụng siêu đồng kết hợp với vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2.

4. Phòng trừ bệnh thán thư gây hại măng tây

Chăm sóc cho cây trồng khỏe mạnh, tưới đủ nước và bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Cải tạo nền đất trồng thật tốt, tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục hay phân đã được ủ với nấm trichoderma. Tưới bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất.

Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cây cỏ dại hay các vật liệu hữu cơ.

Phun phòng nấm bệnh và côn trùng định kỳ.

Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.

>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin.

Xem thêm về: Các loại sâu bệnh hại măng tây thường gặp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.