Sâu đục quả cà chua thường có 3 loại: Sâu khoang, Sâu xanh H.armigera và Sâu xanh H.assulta. Chúng tấn công vườn cà chua, khiến quả bị hư hỏng và còi cọc, làm suy giảm năng suất.
1. Đặc điểm các loại sâu đục quả trên cây cà chua
1.1. Sâu khoang
Khi còn nhỏ, sâu sống quanh ổ trứng, chúng gặm ăn chất xanh, chỉ chừa lại biểu bì.
Khi lớn, nó bò đi các khu vực xung quanh, sâu 3 tuổi đã phân tán gần hết, lúc này sâu ăn rất tạp, chúng cắn thủng lá hoặc khuyết lá thành mảng.
Khi cà chua đậu quả, sâu đục vào trong ăn, chúng thường đục từ cuống quả vào phía trong ăn phần thịt quả.
1.2. Sâu xanh H.armigera
Sâu xanh H.armigera phá hại các búp non, nụ, hoa, đối với quả chúng cắn đứt cuống quả làm quả rụng. Sâu còn đục vào trong thân làm rỗng thân cây và cắn điểm sinh trưởng.
Khi quả còn non, sâu đục từ giữa quả với vết lỗ đục gọn. Chúng thường chui một nửa thân, còn phần đuôi vẫn ở ngoài, phân sâu bám mía ngoài quả.
Khi quả già và chín, sâu thường đục từ cuống quả rồi chui vào nằm gọn bên trong. Khi đó không đùn phân ra bên ngoài.
Những quả cà chua bị sâu hại có thể bị rụng hoặc thối nhanh chóng khi gặp trời mưa. Chất lượng quả giảm sút, ăn không được.
1.3. Sâu xanh H.assulta
Triệu chứng gây hại trên quả cà chua khá giống sâu xanh H.armigera, chỉ khác ở vết đục của sâu non là không gọn mà nham nhở, để lại vết bẩn khi sâu đã chui vào trong quả. Khi gặp trời mưa quả dễ thối hơn.
Mặt khác khi sâu ăn lá gây ra các lỗ thủng trên lá, lúc đục vào quả thì theo đường xoáy trôn ốc. Lúc tuổi 4 – 5 – 6 chủ yếu phá hại nụ quả.
2. Thời gian gây hại của sâu đục quả
Cả ba loài sâu này đều phá hại quanh năm trên tất cả các vụ trồng cà chua. Trong đó:
- Vụ xuân hè là hại nặng, tỷ lệ cây bị hại có thể đến 100% và quả bị hư hỏng nghiêm trọng.
- Vụ thu đông trồng sớm (trong tháng 8, tới giữa tháng 9) còn bị hại nặng hơn vụ chính.
3. Đặc trị sâu đục quả hại cà chua
Khi phát hiện cà chua bị sâu đục quả gây hại, những quả cà chua đã bị sâu đục còn trên cây hoặc đã rụng thì cần thu gom mang đi tiêu hủy, diệt hết ấu trùng còn bên trong.
Sau đó sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA phun ướt đẫm thân cành lá, quả. Phun liên tục 3 lần cách nhau 3 – 5 ngày và phun định kỳ trong suốt thời gian nuôi quả.
4. Phòng trừ sâu đục quả cà chua
Luân canh các cây trồng khác không phải là ký chủ của sâu.
Cần làm kỹ đất trước khi trồng ở vụ sau để tiêu diệt nhộng còn sống trong đất, sử dụng bộ WAO BOOM để xử lý đất.
Thường xuyên kiểm tra ruộng để ngắt bỏ ổ trứng và loại bỏ những trái bị hư.
Ở những vườn thường sâu gây hại, tiến hành cắt tỉa bớt các chùm hoa khi cây cà chua đã ổn định số chùm trái non.
Có thể trồng các cây dẫn dụ để thu hút 3 loài sâu này đến để tiêu diệt giúp làm giảm mật độ sâu hại trên cà chua. Cây dẫn dụ là cây khác được loài sâu này ưa thích như các loại đậu (đậu xanh, đậu tương, đậu côve…),…
Dùng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA phun định kỳ để diệt trứng sâu và sâu non mới nở trên quả.
Tìm hiểu thêm:
- Bệnh héo vàng hại cà chua: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua
- Bệnh thán thư hại cà chua và biện pháp phòng trị hiệu quả