Đăng bởi Để lại phản hồi

Đâu là thời điểm tốt nhất để xử lý bệnh vàng lá thối rễ ?

Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ trên các loại cây trồng, đặc biệt là cây có múi thì thời điểm từ tháng 11 cho đến hết tháng 1 âm lịch là thích hợp nhất. Đây là thời điểm mà những cây đang trong giai đoạn kinh doanh cũng đã thu hoạch xong. Bà con kết hợp làm cùng với việc cắt tỉa, bón phân sau thu hoạch để xử lý bệnh để vừa được một công đôi việc.

Sau khi thu hoạch hầu hết bà con chúng ta sẽ cắt tỉa, rửa vườn sau đó bón lót phân chuồng cho cây. Thời điểm này không phải là thời điểm bộ rễ phải làm việc vất vả, chúng như được nghỉ ngơi để phục hồi sau 1 năm làm lụng cật lực. Chính vì vậy không phải là thời điểm nào khác mà đây sẽ là thời điểm thuận lợi nhất để tái tạo lại bộ rễ. Cũng chính việc bổ sung phân chuồng vào đất sẽ làm gia tăng lượng vi sinh vật giúp cho rễ được tái tạo nhanh hơn.

3 lý do cho thấy đây là thời điểm thích hợp nhất để xử lý bệnh vàng lá thối rễ ?

Sở dĩ đây là thời điểm thích hợp nhất bởi vì nếu trong năm bà con làm sẽ phải tốn công cắt tỉa cành bệnh, trút bỏ hết trái để phục hồi rễ. Cây không mang trái có thể làm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Còn đối với cây mang trái nếu không làm như vậy sẽ rất khó phục hồi. Thứ hai là khi làm tốt khâu diệt nấm và kích rễ trong thời gian này lộc xanh sẽ ra vào đầu năm, hoa sẽ đậu và cho trái chất lượng vào cuối năm. Thứ ba là vì thời gian này chúng ta có sẵn phân chuồng. Phân chuồng sẽ vừa tạo môi trường sống cho vi sinh vật vừa làm tơi xốp đất giúp rễ phục hồi được tốt nhất.

Sử dụng vi sinh vật, nấm đối kháng để chữa lành trong thời gian ngắn !

Sở dĩ phương án sử dụng thuốc hóa học không được nhắc đến ở đây là vì sau khi thu hoạch xong bà con bón phân chuồng để cải tạo đất cũng như gia tăng lượng vi sinh vật có lợi trong đất. Sử dụng thuốc hóa học tưới vào đất sẽ đồng thời tiêu diệt nấm bệnh cũng như tất cả vi sinh vật trong đất. Làm cho đất chai cứng, chất hữu cơ trong phân chuồng khó được phân giải thành chất vô cơ mà cây trồng có thể hấp thụ. Sử dụng vi sinh vật và nấm đối kháng để diệt trừ nấm và kích rễ là một sự lựa chọn tốt nhất. Theo như nghiên cứu thói quen các nhà vườn trên cả nước thì phân chuồng chỉ được bón duy nhất một lần vào thời điểm sau thu hoạch này mà thôi. Mà phân chuồng lại là môi trường, là thức ăn cho vi sinh vật và nấm đối kháng.

Nấm đối kháng và vi sinh vật sẽ mạnh gấp nhiều lần nếu khi ra môi trường đất thuận lợi và đã có sẵn thức ăn. Sở dĩ có nhiều thí điểm chữa bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi có thời gian phục hồi kéo dài từ 3 – 6 tháng là bởi vì bà con sử dụng các loại vi sinh vật và nấm đối kháng này tưới vào đất khi chưa có môi trường thuận lợi, trong đất không có nhiều thức ăn cho chúng nên buộc chúng cần có thời gian để thích nghi và phát triển. Bà con có thể tìm hiểu về vi sinh vật và chủng nấm đối kháng xử lý bệnh vàng lá thối rễ tại đây.

Quy trình xử lý hiệu quả nhất !

Để thực hiện việc chữa bệnh vàng lá thối rễ trong gian đoạn này được hiệu quả cao nhất và có thể phục hồi cây vàng lá thối rễ trong vòng 15 ngày bà con làm như sau:

Bước 1: Cắt tỉa hết toàn bộ cành bệnh, cành tăm, cành vượt, tất cả các cành không cần thiết để giảm thiểu nhu cầu dinh dưỡng.

Bước 2: Cuốc xới toàn bộ lớp đất mặt xung quanh tán cây với độ sâu từ 5 – 10cm. Với cây trồng sâu cần cuốc sâu hơn.

Bước 3: Tưới đều 10 – 15 lít vi sinh vật và nấm đối kháng sao cho thấm đều vùng đất trong tán. Phun bổ sung dinh dưỡng qua lá để giảm áp lực nuôi cây của rễ, giúp cây có đủ sức để vượt qua căn bệnh.

Bước 4: Sau 3 ngày rải đều 40 – 50kg phân chuồng + phân hữu cơ vi sinh + Acid Humic (lưu ý đối với cây vàng lá thối rễ không nên bón phân hóa học, phân hóa học sẽ làm xót rễ non khiến bệnh kéo dài hơn)

Bước 5: Sau 7 ngày tưới nhắc lại lần 2 với lượng như cũ.

Theo dõi phục hồi:

Sau khi tưới được 2 lần cách nhau 7 ngày như vậy. Hệ vi sinh vật trong đất sẽ được đưa về ngưỡng cân bằng. Số lượng nấm bệnh trong đất bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, số lượng còn lại sẽ không còn đủ sức để xâm nhập gây hại rễ. 12 – 15 ngày sau hệ thống rễ non được tái tạo và được bảo vệ an toàn. Rễ non mập, trắng, đủ khả năng hút dinh dưỡng nuôi cây. Để dưỡng cho cây bắt kịp các cây khác trong vườn cần bổ sung dinh dưỡng qua lá định kỳ 7 – 15 ngày/ lần cho đến khi cây ra lộc mới. Sau khi cây ra lộc mới bắt đầu có thể sử dụng phân hóa học.

Kết quả sau 1 tháng sử dụng quy trình

Đăng ký ngay phía bên dưới để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia:



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.