Đăng bởi Để lại phản hồi

Dịch bệnh gây hại trên cà phê có chiều hướng gia tăng.

Dịch bệnh trên cây cà phê khu vực Tây Nguyên đang có chiều hướng gia tăng.

Cụ thể, năm 2017 có hơn 77.867 ha cà phê bị nhiễm bệnh, tăng hơn 12% so với năm 2016. Các tỉnh bị thiệt hại chủ yếu là tỉnh Lâm Đồng hơn 56.984 ha, Gia Lai hơn 20.810 ha. Trong đó, bệnh nấm hồng 2.278 ha (tăng 2.225 ha so với năm 2016), ve sầu 700 ha (tăng 436 ha), mọt đục cành 14.738 ha (tăng 7.625 ha), bọ xít muỗi hơn 4.742 ha (tăng 1.506 ha)…

 

Cà phê bị dịch hại.

Riêng tỉnh Đắk Lắk, năm 2017 có 63 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh các loại, trong đó rệp sáp 29 ha, gỉ sắt 9 ha, khô cành 9 ha, nấm hồng 6 ha…

Theo Thanh Hường (Báo Đăk Lăk)

Giải pháp khắc phục.

Đặc trị rệp sáp:

Cắt tỉa cành, tạo hình cây cà phê thông thoáng.

+ Làm sạch cỏ dại trong bồn.

+ Thường xuyên kiểm tra vườn cây, đặc biệt vào các tháng mùa khô để phát hiện

sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Bảo vệ các loài thiên địch: bọ rùa đỏ (Rolodia sp.), bọ rùa nhỏ (Scymnus sp.), bọ

mắt vàng (Chrysopa sp.), nhện bắt mồi và ăn thịt côn trùng…

Khi xuất hiện rệp sáp phá hoại:

Sử dụng 100gr CNX – RS  pha 50 lít nước phun ướt đấm thân, cành, lá,.. những nơi mà rệp sáp có thể gây hại.

Lưu ý: sử dụng sản phẩm sinh học để tiêu diệt rệp sáp và không làm ảnh hưởng đến các loài thiên địch.

Đặc trị nấm hồng, thán thư,…

Khi trong vườn bị nhiễm nấm hồng, ghỉ sắt, thán thư thì cần phải phun thuốc trị kịp thời, tránh sự lây lan.

Sử dụng 250ml Elicitor + 500ml Siêu đồng pha 200 lít nước phun ướt đẫm thân cành lá.

Lưu ý: phun trị bệnh nên phun 2 lần mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày.

 

 

Click vào tên sản phẩm để biết thông tin chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.