Cây dứa là một loại cây trông tương đối dễ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, gần đây sâu bệnh hoành hành làm giảm năng suất và chất lượng. Hiện nay, việc điều trị các bệnh hại đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong số đó có bệnh tuyến trùng, bệnh hại ở rễ nên rất khó để phát triển được bệnh. Chỉ khi biểu hiện trên lá thì bà con mới phát hiện ra, và như thế việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
1. Đặc điểm của tuyến trùng.
Trên các vùng trồng dứa thường gặp các loại tuyến trùng sau đây:
+ Pratylenchulus brachyurus: Là loài gây hại mạnh nhất đối với dứa.
+ Meloidogyne incognita: tương đối phổ biến nhưng chỉ gây hại ở những ruộng vụ trước trồng cây lương thực, cây thực phẩm.
+ Helicotylenchus diphtera: Gây hại không đáng kể.
+ Griconemoides onoeusis: Ít phổ biến.
2. Triệu chứng bệnh.
Tuyến trùng chích hút làm sưng rễ hoặc làm rễ bị thối đen, cây sinh trưởng chậm, yếu ớt. Lá bị úa đỏ, năng suất và phẩm chất trái đều giảm.
Ngoài ra, vết chích hút ở rễ còn giúp đường cho các loại nấm, vi khuẩn khác xâm nhập và phá hoại rễ.
Tuyến trùng hại rễ.
Pratylenchulus brachyurus: Khi bị tấn công, rễ dứa có ít hoặc không có lông hút, vết thương bị hoại tử xuất hiện ở trên lá.
3. Tác hại.
Rễ dứa bị tuyến trùng tấn công sẽ làm mất đi khả năng hút chất dinh dưỡng lên để nuôi cây.
Cây còi cọc, kem phát triển, nếu bệnh nặng sẽ làm chết cây.
Giảm năng suất và chất lượng nông sản, thiệt hại lớn về kinh tế.
Thối cả bộ rễ.
4. Biện pháp khắc phục.
Luân canh dứa với các loại cây trồng hàng rộng (sắn, đậu đỗ, mía,…).
– Làm đất kỹ, thu dọn tàn dư thực vật, đất được phơi nắng trước khi trồng ít nhất một tháng.
– Phun thuốc chung quanh các gốc dứa bị tuyến trùng gây hại.
Khi cây bị bệnh sử dụng: 1 kg Mig – 25 pha với 200 lít nước tưới theo luống
Để phòng bệnh thì trộn chung Mig- 25 với phân bón để phòng bệnh.
Bài viết liên quan:
>>Đặc trị bệnh thối nõn trên cây dứa
>>Nhận biết và phòng trừ bệnh khô đầu lá trên cây dứa
Click vào tên sản phẩm để biết thông tin chi tiết.