Hiện nay, hiện tượng cơm sầu riêng bị sượng múi, cháy múi xuất hiện rất phổ biến. Khiến nhà vườn lo lắng bởi gây ảnh hưởng đến giá trị nông sản. Vậy sượng múi, cháy múi do đâu và làm sao để phòng trừ hiện tượng đó?
1. Các biểu hiện sầu riêng bị sượng múi, cháy múi phổ biến
- Giống sầu riêng Monthong thường gặp hiện tượng cơm cứng và mất màu hay cơm bị nhão.
- Trên giống Sầu riêng RI 6 hiện tượng sượng cơm chủ yếu là “cháy múi”, phần cơm có màu nâu hay bị biến dạng.
- Giống sầu riêng Sữa Hạt Lép hiện tượng sượng chủ yếu là cơm nhão, mềm. Hiện tượng cháy vách múi, cơm phát triển không đều hay “cơm trong” có xuất hiện nhưng rất ít.
- Sầu riêng Khổ Qua xanh thường xuất hiện hiện tượng nhão cơm. Cơm rất mềm, không thể cầm bằng tay được. Hiện tượng nhão cơm thường xuất hiện trong mùa mưa, sau những đợt mưa lớn.
- Ngoài những hiện tượng sượng như mô tả trên còn có hiện tượng “sượng bao” là phần cơm phía trong tiếp giáp với vách múi có màu trắng, cứng nhưng bên ngoài vẫn mềm.
- Ngoài ra, cũng có trường hợp “sượng” do cơm trái có màu sắc vàng, trắng không đồng đều. Phần cơm có màu trắng thường hơi cứng hơn so với phần có màu vàng.
Dù trái sầu riêng bị “sượng” theo hình thức nào thì cũng ảnh hưởng đến phẩm chất trái và làm mất giá trị thương phẩm.
2. Nguyên nhân sầu riêng bị sượng múi, cháy múi
Sự cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái
Trong giai đoạn nuôi trái nếu xảy ra hiện tượng đi đọt non thì liên quan đến kĩ thuật bón phân và quản lý nước. Bón thừa phân, đặc biệt làm đạm sẽ khiến sầu riêng ra đọt non. Mặt khác, cây ra hoa và đậu trái nhiều đợt cũng gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa, trái non và sự phát triển của trái làm trái bị sượng.
Giai đoạn sầu phát triển phần cơm mạnh là từ 8-12 tuần sau khi đậu trái. Hơn nữa cây thườn “ưu ái” dinh dưỡng để phát triển đọt non mạnh hơn cơm trái. Nên lúc này cây ra đọt non rất nguy hiểm cho chất lượng của trái, dễ gây hiện tượng sượng trái.
Dư nước, độ ẩm cao
Tưới nước quá nhiều sẽ thúc đẩy cây ra đọt non. Gây ra sự cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang phát triển. Khi cây hút quá nhiều nước cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cơm nhão ở sầu.
Độ ẩm cao khiến sầu ra hoa, vì thế cần quản lý nước tốt giúp vườn ra hoa tập trung, không ra lẻ tẻ nhiều đợt sau khi cây mang trái, tránh ảnh hưởng làm cơm trái bị sượng.
Tuổi cây và kích thước trái
Đối với những cây nhân giống bằng hột, cây còn tơ, mới ra trái 1,2 năm thì tỉ lệ bị sượng nhiều hơn. So với những cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính hay những cây đã trưởng trành.
Bởi những cây con sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non. Gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng trong giai đoạn cây mang trái. Hiện tượng sượng trái sẽ giảm dần khi cây trưởng thành.
Những trái có kích thước lớn cũng dễ bị sượng hơn những trái có kích thước nhỏ hơn.
Rối loạn dinh dưỡng
Rối loạn này do sự mất cân bằng dinh dưỡng trong trái. Cháy múi sầu riêng là do thiếu Bo. Sự mất cân bằng giữa Canxi và Magie cũng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng và làm cho sầu riêng bị sượng,
Hay bón phân có chưa Clo như phâm KCl cũng là nguyên nhân làm cho sầu riêng bị sượng múi.
3. Biện pháp hạn chế sầu riêng bị sượng múi, cháy múi
- Vườn nên để cỏ để tăng cường hệ vi sinh cho vùng rễ.
- Hạn chế bón phân hoá học. Bón nhiều phân hữu cơ như phân chuồng được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma hay phân NPK hữu cơ Hàn Quốc.
- Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng bằng cách hạn chế ra đọt non, ra hoa, đậu trái trong quá trình tạo cơm.
- Không dùng phân có chứa Clor như phân KCl. Nên cân đối dinh dưỡng bằng cách sử dụng phân bón trung vi lượng cao cấp Sao Đỏ và K-Humate giúp vàng cơm, đậm vị tự nhiên.
- Cung cấp dinh dưỡng Amino A4 trực tiếp qua lá, trái.
- Quản lí nước tưới hiệu quả, tránh hiện tượng cây ra đọt gây cạnh tranh dinh dưỡng với trái.
Để sầu riêng không bị sượng múi, cháy múi bà con cần chú ý kỹ hơn từ những khâu chăm sóc. Nhằm nâng cao chất lượng cơm trái sầu riêng, cho mùa màng được giá.