Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng dẫn chăm sóc cây có múi theo hướng sinh học bền vững

Hiện nay cây có múi trên cả nước đang phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Những khó khăn về sâu, bệnh triền miên khiến sản phẩm thu hoạch không đáp ứng được cả nhu cầu trong nước lẫn thị trường xuất khẩu. Chất lượng trái không đồng đều, mẫu mã không đạt chuẩn, dư lượng thuốc BVTV quá cao là thực trạng chung của những vườn canh tác thuần túy phân thuốc hóa học.

Việc sử dụng phân thuốc hóa học trong thời gian dài ảnh hưởng nặng nề đến đất trồng cây có múi. Phân hóa học chỉ có thể hòa tan tối đa 70% trong đất mà thôi. Vậy 30% còn lại đi đâu? Thuốc hóa học khi phun, khi tưới vào đất có những tác hại gì. Tất cả mọi tồn dư và độc hại đều nằm lại trong đất và chỉ sau 2 – 3 năm thôi sẽ gây ra chứng nghẹt rễ, thối rễ, chai đất, thoái hóa đất,… Tất cả những vấn đề này đều là vấn đề chung của tất cả các vườn canh tác thuần túy phân thuốc hóa học. Để giải quyết tất cả những vấn đề trên trong thời gian ngắn, hôm nay sinhhocvietnam.vn sẽ chia sẽ cho bà con một quy trình canh tác vừa dễ dàng vừa có thể chuyển đổi sang canh tác sinh học bền vững.

Quy trình canh tác giúp chuyển đổi từ hóa học sang sinh học dễ dàng:

Chăm sóc ngay sau khi thu hoạch:

Sau khi thu hoạch là thời điểm cây cam, quýt, bưởi cần được chăm sóc kỹ càng nhất. Chúng gần như kiệt sức sau khi nuôi hàng tấn trái cho thu hoạch. Đây là thời điểm cần tập trung vào cắt tỉa cành thừa, cành trong tán và rửa vườn cho sạch nấm, khuẩn, rong rêu, tàn dư thuốc BVTV vụ trước. Kết hợp quá trình siết nước, cuốc xới phơi ải phần đất xung quanh tán để giúp cây phân hóa mầm hoa và gia tăng độ pH đất.

Sau khi khoanh cành, phởi ải đất sẽ đến lượt kích rễ, phân giải lượng phân bón hóa học tồn dư trong đất và bón phân chuồng hoai mục. Cần bón đạt 25 – 50kg/gốc tùy theo tuổi của cây.

Chăm sóc giai đoạn trước và sau khi ra hoa:

Giai đoạn này sử dụng phân bón lá sinh học A4 để phun vào các thời điểm:

  • Giai đoạn xử lý ra hoa, ra đọt: Phun 2 – 3 lần cách nhau 7 ngày. Giúp cây ra đọt đều đồng thời lấy sức bật cho cây tạo mầm hoa.
  • Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Phun 2 lần cách nhau 4 – 5 ngày. Phun trước khi cây ra hoa 4 – 5 tuần để trợ giúp cây hình thành mầm hoa.
  • Giai đoạn ra hoa: Phun sau khi kết thúc quá trình siết nước 2 – 4 ngày giúp kích thích cây ra hoa đồng loạt. Sau 5 ngày phun nhắc lại lần 2.

Ưu điểm của phân bón lá sinh học A4: với thành phần chủ yếu là Acid amin và khoáng chất trung, vi lượng ở dạng Nano nên giúp cây trồng hấp thu một cách dễ dàng và tối đa mà không cần phải qua quá trình trao đổi chất.

Chăm sóc sau đậu quả:

Sau khi đậu quả cần bón phân để nuôi quả. Trước khi bón cần phải kích rễ, gia tăng vi sinh vật phân giải để đảm bảo lượng phân bón có thể hòa tan tốt nhất giúp đất tơi xốp hơn và đặc biệt cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây nuôi trái. Tránh tình trạng phân bón dư thừa mà không thể hòa tan trong đất khiến cây thiếu chất nuôi trái. Có thể sử dụng Siêu dưỡng trái S8 để chống rụng trái non và dưỡng trái làm vỏ trái sáng, bóng, đẹp. Phun giảm rụng quá sinh lý vào thời điểm trái còn nhỏ bằng ngón tay út (khoảng 3 tuần sau khi đậu trái) và thời điểm trái có đường kính khoảng 3cm (Lưu ý: đợt rụng trái này sẽ không rụng cuống như đợt đầu).

Chăm sóc trước thu hoạch 1 tháng:

Đây là lượt bón phân nuôi quả cuối cùng trước khi vào vụ thu hoạch. Lượng bón như bình thường nhưng cần đặc biệt chú trọng việc kích thích bộ rễ trong giai đoạn này trước khi bón phân. Đây là giai đoạn rễ phải hoạt động hết công suất, một bộ rễ khỏe mạnh sẽ giúp cây nuôi quả tốt nhất. Giai đoạn này cần tích cực bổ sung K2O, MgO giúp tăng chất lượng quả, giúp màu sắc quả đẹp tươi hơn khi chín, gia tăng hương vị cũng như thời gian bảo quản,…

Quản lý cỏ dại – vi sinh vật hữu ích:

Vi sinh vật hữu ích trong đất là thứ giúp cho cây trồng kháng bệnh rất tốt. Điều này chắc chắn nếu canh tác hóa học sẽ không có, vì phân thuốc hóa học tồn dư trong đất khiến vi sinh vật không thể tồn tại. Bằng việc bón phân chuồng ủ bằng nấm trichoderma, sử dụng các sản phẩm sinh học tưới gốc sẽ giúp môi trường đất trở nên đa dạng các chủng vi sinh vật hữu ích. Các vi sinh vật này hoạt động giúp cho đất tơi xốp, phân giải hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho các loài thiên địch sống cộng sinh trong đất.

Việc nuôi giữ cỏ cũng hết sức cần thiết. Thảm cỏ sẽ giúp giữ ẩm cho đất, chống xói mòn, rửa trôi. Ngoài ra việc sử dụng máy cắt cỏ trả lại phân xanh cho đất cũng rất được khuyến khích để thay cho việc sử dụng thuốc diệt cỏ. Nếu việc này diễn ra liên tục sẽ tạo cho đất một lớp mùn hữu cơ rất tốt cho cây trồng. Nên làm sạch cỏ quanh gốc trước mỗi lần bón phân để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc cỏ hay bất kỳ loại thuốc hóa học nào tưới vào đất. Làm như vậy sẽ tiêu diệt hết hệ thống vi sinh vật và thiên địch trong đất. Vi sinh vật và thiên địch mất đi khiến quá trình chuyển đổi sẽ không thành công. Bà con có thể tham khảo trồng cỏ lại dại, cỏ rau trai, cỏ chua me,… các loại cỏ này trồng phủ mặt đất cho cây có múi rất tốt. Về việc quản lý và xử lý sâu bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan đến hệ sinh thái đất, nếu bà con chưa có kinh nghiệm có thể để lại thông tin và câu hỏi cần được giải đáp phía bên dưới để đội ngũ kỹ thuật công ty có cơ hội giúp đỡ. Cảm ơn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.