Đăng bởi Để lại phản hồi

Vàng lá thối rễ – Hành trình đi tìm giải pháp phục hồi bền vững (p2)

Ở bài trước mình đã giúp các bạn nắm rõ nguyên nhân cũng như phương pháp để phục hồi vàng lá thối rễ. 1 tuần vừa rồi mình lại nhận được rất nhiều email và điện thoại của các bạn yêu cầu mình chia sẻ cụ thể về các bước và sản phẩm để sử dụng trong quy trình đó. Để tiện cho các bạn hôm nay mình sẽ bật mí luôn bí kíp cuối cùng.

CÁCH LÀM VỚI NHỮNG CÂY CÓ TỈ LỆ VÀNG LÁ TRÊN 40%

Đối với những cây có tỉ lệ lá bị vàng > 40%, tức những cây bệnh nặng. Những cây này không những vàng lá đọt mà lá ở những tầng thứ hai, thứ ba cũng đã bị vàng, rễ gần như hư thối hoàn toàn. Đối với những cây này cần xử lý như sau:

Bước 1:

  • Các bạn moi hết đất, xung quanh phần gốc theo video và hình ảnh bên dưới
  • Dùng nước rửa sạch rễ cây, cắt bỏ hết những nhánh rễ thối, với rễ lớn bị thối thì tiến hành cạo sạch vỏ. Mang toàn bộ rễ đã cắt bỏ phơi khô và đốt.
  • Dùng vôi rắc lên rễ và hốc để phơi như vậy trong 5 ngày.

phục hồi cây bị vàng lá thối rễ

Bước 2:

  • Dùng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh lấp đầy hố.
  • Pha bộ combo sản phẩm đặc trị vàng lá thối rễ với 400 lít nước. Tưới hết phần đất bên dưới tán cây, vì rễ thường phân bổ bằng hoặc rộng hơn tán cây.
  • Với cây từ 1 – 3 năm tuổi, tưới 5 – 7 lít cho mỗi gốc.
  • Với cây từ từ 3 năm tuổi trở lên, tưới 7 – 15 lít cho mỗi gốc.
  • Sau 7 ngày tưới lại thuốc bệnh lần 2.

Bước 3: 

  • Khi bộ rễ đã được bảo vệ cần kích thích chúng phục hồi và tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây.
  • Sau 10 ngày tiến hành bón thêm Acid humic Hợp T  + Phân vi sinh Sao Đỏ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Trong giai đoạn này chú ý không sử dụng phân bón hóa học.

CÁCH LÀM VỚI NHỮNG CÂY CÓ TỈ LỆ VÀNG LÁ DƯỚI 40%

Sử dụng bộ sản phẩm sinh học chuyên dụng: Vàng Lá Thối Rễ.

Bước 1: 

  • Cắt cành bị vàng, cắt bỏ từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá cho cây ra đọt mới khi phục hồi.
  • Xới đất xung quanh tán cây cho tơi, nhưng trách làm đứt rễ cây.
cắt tỉa cành cây bị vàng lá

Cây đã cắt tỉa những cành bị vàng

Bước 2: 

  • Pha bộ sản phẩm Vàng lá thối rễ với 200 lít nước. Tưới hết phần đất bên dưới tán cây, vì rễ thường phân bổ bằng hoặc rộng hơn tán cây.
  • Với cây từ 1 – 3 năm tuổi, tưới 5 – 7 lít cho mỗi gốc.
  • Với cây từ từ 3 năm tuổi trở lên, tưới 7 – 15 lít cho mỗi gốc.
  • Sau 7 ngày tưới lại thuốc bệnh lần 2.

Bước 3: 

  • Khi bộ rễ đã được bảo vệ cần kích thích chúng phục hồi và tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây.
  • Sau 10 ngày tiến hành bón thêm Acid humic Hợp T  + Phân vi sinh Sao Đỏ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Trong giai đoạn này chú ý không sử dụng phân bón hóa học.

HÃY NUÔI DƯỠNG CỎ, BỞI CỎ ĐÓNG VAI TRÒ DUY TRÌ SỰ SỐNG CHO ĐẤT

Để lại thông tin để được hướng dẫn chi tiết từ đội ngũ kỹ thuật



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Vàng lá thối rễ – Hành trình đi tìm giải pháp phục hồi bền vững P1

    Hiện nay bệnh vàng lá thối rễ đang đua nhau mở rộng diện tích. Chúng đang âm thầm lấy đi công sức, thời gian và tiền bạc của chúng ta. Rất nhiều biện pháp đã được áp dụng nhưng kết quả lại không được như mong muốn.

    Với nhiều năm nghiên cứu và phục hồi hàng trăm vườn vàng lá thối rễ trên cả nước. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ lại những trải nghiệm của tôi cho các bạn.

    Bắt đầu thôi nào, các bạn cần nhận biết đó chính xác là bệnh vàng lá thối rễ.

    Quan sát trên lá chúng ta sẽ thấy:

    biểu hiện cây bị vàng lá thối rễ
    Lá vàng cả phiến và gân lá, vàng đọt non trước sau đó lan dần ra.

    Quan sát ở rễ chúng ra sẽ thấy:

    hình ảnh rễ cây bị thối do nấm
    Rễ bị thối phần vỏ bên ngoài, chỉ còn phần lõi bên trong

    Rất nhiều người đã nhận định sai dẫn tới áp dụng sai phương pháp để rồi tiền mất, tật mang. Dưới đây là 1 số hiện tượng vàng lá cần đọc để nắm rõ vấn đề.

    Các nguyên nhân gây ra vàng lá trên cây có múi (Cam, Quýt, Bưởi)

    Giải pháp cho bệnh vàng lá thối rễ.

    Chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân khiến rễ bị tổn thương, qua đó nấm bệnh tấn công vào?

    • Sử dụng phân bón hóa học lâu ngày, ít sử dụng phân bón hữu cơ hay phân chuồng ủ hoai.
    • Sử dụng thuốc diệt cỏ ở trong vườn.
    • Ngập úng.
    • Do quá trình canh tác làm đứt rễ.

    Khi rễ bị tổn thương, nấm (Phytophthora, Fusarium) tấn công vào các vết thương đó (khi chúng ta bị thương dễ bị nhiễm trùng, nếu không sát trùng cẩn thận). Vậy sát trùng rễ như thế nào cho hiệu quả? bền vững?

    Nếu sử dụng thuốc hóa học thì nấm sẽ bị tiêu diệt rất nhanh, nhưng sau 1 thời gian thuốc sẽ bị pha loãng. Nấm bệnh từ xung quanh sẽ tiếp tục tấn công vào rễ. Thường thì cơi đọt thứ 2 sẽ tiếp tục bị vàng lại.

    Vậy làm thế nào bây giờ? Sử dụng nấm đối kháng thì sao?

    À đúng rồi! Chỗ nào nhiều chuột mình sẽ đưa mèo vào, vậy để chống lại nấm Phytophthora, Fusarium chúng ta cần sử dụng nấm Chaetomium spp nấm này có khả năng tiết ra 4 loại kháng sinh để tiêu diệt nấm Phytophthora, Fusarium. Theo nguyên cứu của GS. Kasem Soytong thì nấm Chaetomium spp tồn tại rất lâu xung quanh hệ rễ.

    Khi nấm gây bệnh bị tiêu diệt, chúng ta cần tiến hành phục hồi rễ ngay để giúp cây khỏe mạnh trở lại. Các bạn nên sử dụng Acid Humic hoặc Đặc hiệu tưới gốc 3IN1 để phục hồi rễ.

    Để rễ phát triển tốt, khỏe mạnh chúng ta cần chăm sóc đất tốt hơn bằng việc nuôi giữ cỏ, bón thêm phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoai mục.

    trồng cỏ trong vườn cây có múi
    Đất khỏe -> Rễ khỏe -> Cây khỏe -> Năng suất

    Thời gian này cây đang phục hồi nên rất yếu nếu bón npk cây sẽ không hấp thu được. Vì vậy các bạn chú ý tuyệt đối ko bón NPK chỉ bón các loại phân hữu cơ và bổ sung trung, vi lượng để giúp cây tăng sức đề kháng.

    Dưới đây là 1 trong số những nhà vườn đã phục hồi thành công bệnh vàng lá thối rễ, trong chuyến hành trình tây bắc vừa rồi. Rất hạnh phúc khi nhận được sự đón tiếp nhiệt tình và đặc biệt hơn đó là niềm vui, nụ cười hân hoan của các Anh, Chị.

     chị Nguyễn Thị Nga ở Ninh Bình

    Anh Lê Minh Thu ở Phú Thọ

    Vàng lá thối rễ – Hành trình đi tìm giải pháp phục hồi bền vững P2

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Truyền hình các tỉnh nói về sản phẩm Phân Hủy Gốc Rạ

    Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa, nghẹt rễ, bệnh vàng lùn, cây lúa còi cọc, chậm phát triển là những biểu hiện thường thấy trên cây lúa của vụ mùa (vụ hè thu). Nguyên nhân là do lượng gốc rạ vụ trước chưa kịp phân hủy, chúng được cày vùi xuống dưới lòng đất và cứ thế âm thầm phân hủy sinh ra các loại khí độc hữu cơ. Loại khí này tích tụ ngày một nhiều dưới tầng bùn khiến rễ lúa bị tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn đến chết rễ khi phát triển sâu xuống và gặp phải tầng khí này.

    Sau đây là các chương trình truyền hình nêu rõ giải pháp xử lý bệnh ngộ độc hữu cơ trên cây lúa bằng cách xử lý tận gốc lượng rơm rạ tồn dư một cách thông minh nhất của công ty Công Nghệ Xanh. “Biến gốc rạ thành phân bón – giúp ích cho nhà nông”

    Truyền hình tỉnh Ninh Bình:

    Hiệu quả sử dụng sản phẩm Phân Hủy Gốc Rạ:

    Truyền hình tỉnh Hà Nam:

    Đăng bởi 2 phản hồi

    Khách hàng Vàng lá thối rễ ở Cao Phong, Hòa Bình

    Anh Bùi Văn Lệ hiện đang sở hữu vườn cam rộng hơn 2ha với 750 gốc cam 4 năm tuổi. Cách đây 6 tháng vườn cam của anh đột nhiên có biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ và sau đó lây lan rất nhanh. Trong vòng nửa tháng số cây bị bệnh đã lên đến hàng trăm cây. Trước đó anh đã thử nhiều biện pháp hóa học nhưng vườn cam vẫn không có dấu hiệu phục hồi. Nhưng hiện vườn cam của anh đã hồi phục 70 – 90% nhờ sản phẩm sinh học đặc trị Vàng Lá Thối Rễ. Cùng lắng nghe cảm nhận của anh Lệ về sản phẩm Vàng lá thối rễ:

    Anh Bùi Văn Lệ (Trái)

    Anh Lệ chia sẽ cách nhận biết sớm về bệnh và cảm nhận của anh sau khi dùng bộ đặc trị Vàng lá thối rễ:

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Khách hàng anh Nguyễn Thế Yên – Hàm Yên, Tuyên Quang

    Anh Nguyễn Thế Yên ở Tuyên Quang chia sẽ kinh nghiệm về bước đầu đầu chuyển đổi từ canh tác hóa học sang hữu cơ trên cây có múi. Tham khảo những khó khăn, lợi thế và chi phí khi chuyển đổi.

    Anh Yên áo đen (Sđt liên hệ: 0169.685.3921 ) bên vườn cây phật thủ canh tác hữu cơ

    Anh Yên chia sẽ những khó khăn cũng như chi phí trong quá trình chuyển sang canh tác hữu cơ:

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Khách hàng Vàng lá thối rễ anh Lê Minh Thu – Phú Thọ

    Vườn bưởi của anh Thu đang trong giai đoạn cuối thời kỳ kiến thiết thì bị bệnh VLTR , sau khi sử dụng 1 liệu trình của bộ sản phẩm đặc trị VLTR của công ty CNX cây bưởi đã khỏi bệnh và hồi xanh trở lại.

     

    Anh Thu (áo trắng) cùng một số hộ trồng bưởi đến thăm quan kết quả sử dụng sản phẩm VLTR. Sđt liên hệ: 0979.100.762

    Trong chuyến đi khảo sát tình hình sâu bệnh ở tỉnh Phú Thọ chúng tôi có thăm vườn và nghe anh cũng đã có đôi lời chia sẽ về hiệu quả sau khi sử dụng sản phẩm Vàng lá thối rễ:

    Cảm nhận của anh Thu sau khi dùng bộ đặc trị VLTR:

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Khách hàng Vàng Lá Thối Rễ chị Nguyễn Thị Nga ở Ninh Bình

    Theo như chị Nga, do mới bắt đầu bén duyên với nghề trồng bưởi nên gia đình chị chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh. Chính vì vậy mà khi đội ngũ cuẩ chúng tôi tiếp cận được với vườn của chị thì số cây bị bệnh vàng lá thối rễ đã chiếm 100% số cây trong vườn. Một vài cây nhổ lên rễ đã hư thối hoàn toàn.

    Chị Nuyễn Thị Nga (giữa) Sđt liên hệ: 01667.907.418

    Được biết, sau khi phát hiện vườn của nhà mình bị bệnh Vàng Lá Thối Rễ thì chị Nga đã được chủ tiệm thuốc BVTV trong vùng kê thuốc nhưng sau nhiều lần phun và tưới thuốc bệnh không khỏi. Các hộ làm vườn bên cạnh đã khuyên chị bỏ vườn đi, bệnh này ung thư không chữa được,…

    Với bộ sản phẩm đặc trị vàng lá thối rễ cùng với sự giúp đỡ của kỹ sư nông nghiệp bên phía công ty Công Nghệ Xanh. Sau hơn 3 tháng sử dụng bộ sản phẩm vườn bưởi của chị đã hoàn toàn được cứu sống. Bao gồm cả cây mà trước đây chị đã nhổ hẳn lên để kiểm ra mức độ hư hại rễ. Cùng xem cảm nhận của chị Nga về sản phẩm Vàng Lá Thối Rễ :

    Cảm nhận của chị Nga sau khi dùng bộ đặc trị VLTR: