Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch

Sầu riêng là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích. Nó mang một hương vị rất đặc biệt. Để có thể tạo ra được những trái sầu riêng thơm ngon ấy thì đòi hỏi người làm vườn phải có những kỹ thuật chăm sóc thuần thục. Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau mỗi vụ thu hoạch là hết sức quan trọng. Vì nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cho những mùa vụ sau.

1. Tại sao phải chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch?

Trong quá trình canh tác, nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh trưởng và tuổi thọ của cây. Trong đó, các nguyên nhân sau đây gây tác động trực tiếp và ảnh hưởng lâu dài đến cây:

Do xiết nước làm hoa

Xiết nước là việc rất quan trọng quyết định năng suất của sầu riêng. Tuy nhiên nhiều nhà vườn xiết nước kết hợp với sử dụng nilong phủ quanh liếp, bồn cây để kích thích cây ra nhiều hoa. Khi trời mưa, độ ẩm trong đất cao, mặt đất bị bịt kín, đất không thoát được hơi nóng, việc bà con xiết nước liên tục trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, khiến cây dần suy yếu và giảm tuổi thọ.

Do kích thích ra hoa bằng hóa chất

Đối với sầu riêng nghịch vụ, do có giá trị kinh tế rất cao nên để tăng năng suất sầu riêng nghịch vụ nhiều bà con nhà nông đã sử dụng hóa chất kích thích ra hoa. Hậu quả của việc lạm dụng hóa chất chính là cây sầu riêng bị suy yếu, thậm chí chết cây.

Do lạm dụng phân bón hóa học

Trong quá trình trồng và chăm sóc bà con đã lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV để tăng năng suất, phòng trừ sâu bệnh hại, sử dụng các chế phẩm ức chế cây hạn chế không cho ra đọt non để tránh rụng trái non và sượng, điều này làm giảm đáng kể khả năng sinh trưởng của cây.

Do để nhiều trái trên cây

Sầu riêng thường ra rất nhiều hoa và quả trong cùng một mùa vụ, ta thường để lại nhiều quả trên cây để có năng suất Việc bà con để quá nhiều trái so với khả năng của cây khiến cây cũng dần bị suy yếu, giảm tuổi thọ, giảm khả năng chống chịu của  cây.

Do nhiễm mặn mùa khô

Ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm trở lại đây hiện tượng nhiễm mặn mùa khô liên tục xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, phát triển của cây sầu riêng.

2. Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch

Bước 1: Tỉa cành, tạo tán và vệ sinh vườn

Sau thu hoạch, tỉa cành sầu riêng là rất quan trọng. Nhằm giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, dinh dưỡng được tập trung. Để phục hồi cây đảm bảo năng suất vụ mùa tiếp theo. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa càng quan trọng hơn, hạn chế xì mủ thân cây phát sinh.

  • Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt.
  • Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp.
  • Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m. Vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh tấn công.

Sau khi thu hoạch nên tiến hành tổng vệ sinh vườn để hạn chế các mầm bệnh tồn dư. Dùng Siêu đồng để sát khuẩn, rửa sạch các rong rêu, mảng bám trên thân, cành, lá.

Bước 2: Bón phân hữu cơ và tưới nước

Sầu riêng sau khi thu hoạch sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng để phục hồi. Để cây nhanh chóng phục hồi đảm bảo năng suất cho vụ mùa tiếp theo bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Việc bón phân hữu cơ sẽ giúp cây nhanh chóng phục hồi, duy trì độ xanh tốt và sức khỏe của cây.

Bà con cho bón phân chuồng ủ hoai mục với nấm Trichoderma, khi bón chỉ rải trên bề mặt, rải đều vào khu vực 1/3- 2/3 tán cây.

Bà con bón phân cho cây sầu riêng sau thu hoạch
Bà con bón phân cho cây sầu riêng sau thu hoạch

Tăng cường sử dụng phân bón lá nhằm giảm áp lực cho hệ rễ, giúp cây có bộ lá xanh tốt để quang hợp tốt hơn.

Ngoài ra, bà con nên sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM. Đây là bộ giải pháp bao gồm: diệt trừ nấm, tái tạo rễ, làm đất tơi xốp, giúp phân giải lân, tăng độ mùn, ổn định pH, bổ sung dinh dưỡng nên sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt sau một thời gian dài mang trái.

Lưu ý: Khi bón phân cho cây sầu riêng nên bón theo tán cây và nên tạo rãnh để bón. Vừa giúp cây hấp thu hiệu quả mà lại hạn chế việc thất thoát phân.

Ngoài việc bổ sung phân bón hữu cơ bà con cần tưới đủ nước, phải đảm bảo nguồn nước tưới sạch, không mang mầm bệnh. Vườn thoát nước tốt, tránh ngập úng hạn chế nấm bệnh phát triển.

Bước 3: Quản lý sâu bệnh hại

Bà con chú ý mùa vụ lần kế tiếp chỉ kích thích ra hoa khi cây sầu riêng khỏe mạnh, cây có khả năng mang trái, có đủ đọt. Nên để trái với số lượng vừa phải tùy theo giống, kích thước tán cây và tình trạng sinh trưởng của cây.

Sầu riêng được phục hồi sau thu hoạch bà con cần chú ý thời điểm cây ra chồi non, đọt non. Đây là thời điểm sầu riêng dễ bị các loại sâu, côn trùng tấn công. Các loại sâu hại chủ yếu như: sâu ăn lá, sâu đục thân,… Để nâng cao chất lượng, giá trị của sầu riêng bà con nên sử dụng Các chế phẩm sinh học như WAO AKA, CNX-RS,…

Sầu riêng sau một thời gian dài mang trái dẫn đến sức đề kháng kém hơn. Đây là thời điểm cây dễ bị nấm khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh hại như thán thư, thối gốc chảy nhựa, đốm rong,… Để phòng trừ các loại bệnh này bà con phun xịt Siêu đồng kết hợp với Vaccin có khả năng tiêu diệt nấm hại phổ rộng.

>>> Click vào tên sản phẩm để tìm hiểu thông tin chi tiết

Lời kết

Với 3 bước như trên, vườn sầu riêng của bà con sẽ được phục hồi sau một vụ mùa năng suất, ra nhiều đọt, cây sinh trưởng tốt. Đồng thời, khả năng kích kháng cao, dự trữ dinh dưỡng và chuẩn bị tốt cho một mùa vụ tiếp theo. Nếu bà con có thắc mắc về kỹ thuật cũng như cần tư vấn chi tiết về sản phẩm, hãy gọi ngay đến Hotline 0978 497 345 !

Bạn cần biết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.