Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật bón phân cho cây buởi

Nhằm giúp nông dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm. Hôm nay Công nghệ Sinh học WAO hướng dẫn bà con kỹ thuật bón phân cho cây bưởi

Bón lót trước khi trồng 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng và độ tuổi của cây:

  • Cây 1-3 năm tuổi, bón 1-3kg NPK (16-16-8), 0,5-1kg super lân.
  • Cây 4-6 năm tuổi, bón 4-7kg NPK (16-16-8), 0,5-1kg super lân.
  • Cây 7-9 năm tuổi, bón 8-15kg NPK (16-16-8), 0,5-1kg super lân.

Cách bón phân như sau:

– Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1-2 lần/tháng.

– Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc:

  • Lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK.
  • Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.
  • Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.
  • Lần 4, trước khi thu hoạch 1-2 tháng, bón  1-2kg Kali.

1. Giai đoạn trước khi xử lý cây ra hoa

– Nên bón phân có chứa hàm lượng lân và kali cao. Việc bón ít đạm, nhiều lân và kali vào thời điểm này sẽ hạn chế cây bưởi ra lá non. Đồng thời giúp bộ lá bưởi trên cây nhanh chóng thuần thục, trước khi tiến hành xử lý ra hoa.

– Liều lượng bón cho mỗi cây tùy thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây và chế độ phân bón sử dụng trước đó.

– Sau khi xử lý bằng cách tạo khô hạn từ 20-25 ngày thì tiến hành bón phân 16-16-8-13S để thúc đẩy cây ra hoa.

2. Giai đoạn chăm sóc hoa và xử lý đậu trái

– Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất của bưởi, do đó cần có chế độ chăm sóc tập trung. Ngoài việc phòng ngừa nhện và bọ trĩ gây hại hoa, cần phải bón phân hợp lý để nuôi hoa và tăng tỉ lệ đậu trái.

– Sau khi cây nhú mầm hoa từ 15-20 ngày tiến hành bón phân NPK 16-16-8-13S để thúc hoa ra nhanh và mập khỏe.

– Đến 30-35 ngày sau khi ra hoa, bón phân NPK 16-16-8-13S kết hợp một ít Kali để hoa phát triển hoàn chỉnh thúc đẩy quá trình nở hoa, hạn chế rụng hoa và trái non giúp tăng tỉ lệ đậu trái.

– Liều lượng bón từ 0,5-2kg tùy vào lượng hoa trên cây.

3. Giai đoạn đậu trái và trái phát triển

– Trong giai đoạn này chia phân NPK 16-16-8-13S làm nhiều lần bón (khoảng 4-5 lần), nhằm tránh hiện tượng rửa trôi, đồng thời cung cấp dinh dưỡng kịp thời giúp trái bưởi phát triển.

– Bón lần đầu khoảng 1 tháng sau khi đậu trái, sau đó cứ mỗi tháng bón 1 lần

– Liều lượng bón cho mỗi cây tùy thuộc vào tuổi cây, số lượng trái/cây mà lượng phân gia giảm từ 2-3kg NPK/cây bưởi.

4. Giai đoạn 2 tháng trước khi thu hoạch

– Thời điểm này trái đã vào giai đoạn chín sinh lý bón thêm Kali với NPK 16-16-8-13S, tỷ lệ 1:1; liều lượng khoảng 0,5-1kg/cây để gia tăng chất lượng trái bưởi (hương vị và màu sắc).

5. Giai đoạn sau thu hoạch trái

– Trong giai đoạn này, cây bưởi cần được bón phân NPK có nhiều đạm và lân để giúp cây phục hồi dinh dưỡng đồng thời phát triển bộ rễ mới chuẩn bị nuôi đọt cho đợt trái tiếp theo.

– Tiến hành bón NPK 16-16-8-13S, liều lượng bón tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sinh trưởng của mỗi cây, độ màu mở của đất. Có thể bón từ 1-2kg phân NPK cho cây từ 4-6 năm tuổi.

6. Sử dụng phân bón lá

– Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng.

Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá. nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.

Xem chi tiết : >>Kỹ thuật bón Phân Bón Lá cho cây Bưởi

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.