Bưởi da xanh là một trong nhóm cây mang lại lợi ích kinh tế cao, ngày càng được mở rộng quy mô, diện tích. Nhưng làm thế nào để bón phân và phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi da xanh hiệu quả? Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề trên.
1. Kỹ thuật chăm sóc
Tưới nước: Mùa khô cần thường xuyên tưới nước và phủ gốc giữ ẩm cho cây. Mùa mưa nếu mưa liên tục cần làm rãnh thoát nước, tránh để cây bị ngập úng. Mùa khô cần thường xuyên tưới nước và phủ gốc giữ ẩm cho cây, mùa mưa nếu mưa liên tục cần đánh rãnh thoát nước, tránh để cây bị ngập úng.
Làm cỏ: Để hạn chế cỏ dại, khi cây chưa giao tán giữa hàng nên trồng xen các loại cây họ đậu đỗ, vừa có tác dụng giữ ẩm, tăng đạm hữu cơ, vừa cải thiện thêm kinh tế. Ở gốc, nên phủ rơm rạ, cỏ khô hạn chế cỏ dại.
Cắt tỉa cành, tạo tán: Sau khi cây hồi hãm ngọn ở chiều cao 50-70 cm, các chồi mọc ra giữ lại 3-5 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều quanh gốc. Tiếp tục hãm các chồi này để cây sinh cành thứ cấp. Ở giai đoạn cây lớn, nên cắt bỏ các cành già cỗi, vì bưởi thường ra hoa ở cành non, tỉa các chồi vượt từ gốc, tạo dáng phân bổ đều về các hướng.
Chắn gió: Nên trồng cây keo dậu, keo tai tượng, cây muồng vàng…làm cây chắn gió, trồng cách hàng bưởi ít nhất 5m để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng. Trồng cây chắn gió vuông góc với hướng gió chính trong năm.
2. Kỹ thuật bón phân cho cây bưởi da xanh
Năm đầu tiên: Lượng phân trong hố còn dồi dào, chỉ cần tiến hành bón thúc bằng phân urê, pha loãng vào nước để tưới. Tỷ lệ 1%, tưới liên tục trong năm đầu. Mỗi lần cách nhau 20-30 ngày.
Năm thứ 2-3: Giai đoạn kiến thiết. Mỗi gốc bón 30-40kg phân chuồng + 300 lân nung chảy, bón 30% lượng phân cá (đạm cá, đậu tương) và kali (chuối ủ, tro bếp), trichoderma.
+ Đợt 1: Cuối mùa mưa bón 100% lượng phân hữu cơ.
+ Đợt 2: Tháng 1-3 dương lịch bón 30% lượng phân cá (đạm cá,đậu tương) và kali (chuối ủ), trichoderma.
+ Đợt 3: Tháng 5-6 dương lịch bón tiếp tục bón 30% lượng phân cá (đạm cá, đậu tương) và kali (chuối ủ, tro bếp), trichoderma.
+ Đợt 4: Tháng 7-8 dương lịch bón 30% còn lại.
Tưới nấm rễ cộng sinh , axit humic, trichoderma 1 năm từ 2 đến 3 lần.
Năm thứ 3 trở đi: Giai đoạn kinh doanh, cây cần nhiều dinh dưỡng hơn. Tăng lượng phân lên 50kg phân chuồng + 500g lân bón, 50% lượng phân cá (đạm cá, đậu tương) và kali (chuối ủ, tro bếp ), tricodema.
Ngoài ra cũng cần phun bón 50% lượng phân cá (đạm cá,đậu tương) và kali (chuối ủ, tro bếp).
Tưới nấm rễ cộng sinh, axit humic, trichodema 1 năm từ 2 đến 3 lần.
2. Phòng trừ xử lý sâu bệnh cho cây bưởi da xanh
Bà con cần tiến hành phòng trừ và xử lý các loại sâu bệnh như sau:
Sâu vẽ bùa: xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun chế phẩm sinh học bacillus định kỳ 1 tháng 3 lần. Nếu nặng tăng liều lượng.
Sâu nhớt: xuất hiện từ tháng 2 – 4 bạn nên Phun bacillus thuringensis.
Nhện đỏ: xuất hiện vào mùa Đông và Xuân nên Phun chế phẩm Nấm xanh nấm trắng.
Nhện trắng: phòng bằng cách vệ sinh vườn mùa Đông, phun Nấm xanh nấm trắng
Sâu đục cành: xuất hiện từ tháng 5 – 6 phòng trừ bằng cách diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng bacillus thuringensis phun tưới dùng bơm vào lỗ sâu đục.
Sâu đục thân (tháng 5 – 6): bắt sâu trưởng thành, dùng móc thép giết sâu non hoặc tiêm bacilus thuringensis vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh – vôi.
Sâu đục gốc (tháng 5 – 6): bắt sâu trưởng thành vào buổi trưa; tiêm bacillus thuringensis tưới đẫm vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi với gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh vôi; nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.
Ruồi vàng (tháng 5 -11): Giăng lưới phủ,
Sâu hại hoa: phun chế phẩm bacillus thuringensis trước khi bung hoa.
Các loại rệp: Ngắt các cành có rệp, phun Nấm xanh nấm trắng.
Rầy xám (rầy chổng cánh): Phun Nấm xanh nấm trắng.
Bệnh greening: Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.
Bệnh loét do vi khuẩn: Vệ sinh vườn, cắt bỏ cánh, phun Nano đồng + Vắc Xin.
Bệnh sẹo: Phun Nano đồng và Vắc Xin vào đầu mùa hè.
Bệnh muội đen: Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Nấm xanh nấm trắng hoặc chế phẩm Bacillus thuringensis.