Cây trồng sau một chu kỳ ra hoa, đậu quả, cho thu hoạch. Cây đã mất đi nhiều chất dinh dưỡng, bộ rễ suy yếu và bị nấm bệnh xâm nhập gây hại. Vì vậy, bà con cần nhanh chóng giúp cây phục hồi sinh trưởng, phát triển tốt. Tạo tiền đề giúp cho cây bước sang mùa sinh trưởng, ra hoa đậu quả tiếp theo. Để giúp vườn cây có múi sinh trưởng phát triển tốt, luôn đạt năng suất chất lượng cao vụ sau luôn cao hơn vụ trước. Sau khi thu hoạch bà con cần chú ý các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cơ bản sau
1. Kỹ thuật vệ sinh vườn
Cắt tỉa cành và vệ sinh xung quanh vườn: Nếu muốn có năng suất và sản lượng cho vụ tiếp theo. Thì tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một bước kỹ thuật không thể thiếu đối với mỗi cây trồng. Sau khi thu hoạch, bà con tiến hành cắt tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành vượt, cành tăm. Đồng thời hạ tán xuống với chiều cao từ 3 – 3,5m. Nhằm tạo sự thông thoáng, để kích thích ra chồi mới tránh bị sâu bệnh hại.
Dụng cụ dùng để tỉa cành: dùng kéo chuyên dùng (cắt những cành nhỏ) hoặc cưa (loại bỏ những cành to).
Thời điểm cắt cành: Chọn những hôm trời nắng ráo tiến hành cắt tỉa. Không nên cắt tỉa vào những hôm trời mưa, ẩm ướt. Nhằm tránh hiện tượng lây lan bệnh từ cây này sang cây khác qua vết cắt.
Kỹ thuật cắt cành: Khi cắt cành bỏ đi, phải cắt sát vào thân, vết cắt phải gọn, dứt khoát và nhẵn. Không nên cắt cành quá dài sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Những cành đã được cắt bỏ, bà con thu gom lại rồi tiêu hủy.
Làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, tính từ gốc ra tán cây khoảng 1m cần làm sạch cỏ. Cỏ bên ngoài tán chỉ cắt ngắn để giữ ẩm cho đất, tránh xói mòn, rửa trôi.
Sau khi cắt tỉa bà con nên sử dụng CNX – Siêu đồng để phun rửa sạch nấm bệnh, rong rêu của mùa trước; sát khuẩn và phòng trừ nhiễm bệnh qua vết cắt.
2. Kỹ thuật bón phân và tưới nước:
Bón phân giai đoạn sau thu hoạch giúp cây trồng phục hồi nhanh. Dưỡng cây giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tạo tiền đề cho năng suất vườn cây vụ sau.
Các loại phân thích hợp bón giai đoạn này gồm: Vôi bột, phân hữu cơ đã ủ hoai mục. Các loại phân NPK tổng hợp có chứa yếu tố đạm và lân cao ( liều lượng vừa đủ).
Bà con nên bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng ủ với nấm Trichoderma để cải tạo đất tơi xốp. Nấm Trichoderma khi ủ chung với phân chuồng sẽ giúp phân chuồng nhanh hoai mục. Hạn chế nấm bệnh gây hại trong nguyên liệu. Tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong phân và giảm thiểu vi sinh vật có hại trong đất.
Ngoài ra, bà con cũng nên kết hợp các sản phẩm có thành phần acid humic cao như K-humate để tăng độ màu mỡ cho đất, phân giải các chất vô cơ còn tồn dư. Đồng thời sử dụng chế phẩm kích rễ 3in 1 để kích thích hệ thống rễ phát triển, ra nhiều rễ non mới. Giúp cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn
Cuốc rãnh để bón phân: Cuốc rãnh sâu 30 đến 40 cm và rộng khoảng 20 đến 30 cm ở phía ngoài mép tán. Nhằm giúp làm đứt các rễ già, rễ tơ cũ của cây. Khi bón phân sẽ kích thích cây ra rễ mới. Sau khi cuốc rãnh, bà con để phơi khoảng 4 đến 7 ngày rồi mới tiến hành bón phân.
Cách bón: Bà con rải toàn bộ lượng phân hữu cơ, vôi bột, NPK đều xung quanh tán lên lớp đất đã được cuốc lên. Sau đó tiến hành đảo đều đất với các loại phân đã được rải xung quanh. Lấp lớp đất đã được trộn đều này xuống rãnh và phủ đất kín rãnh. Mục đích tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho vùng rễ phát triển. Cây hấp thụ tốt dinh dưỡng và đặc biệt giúp cải tạo PH đất.
Tưới nước: sau khi bón phân cho cây xong, tưới nước đủ ẩm cho cây. Độ ẩm đạt 50% đến 60%. Không nên tưới nước đẫm cho cây ngay, thừa nước sẽ làm cho bộ rễ tơ mới của cây phát triển nhanh, hút dinh dưỡng lên cây. Điều này làm cho cây ra lộc đông ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.
Đồng thời kết hợp phun phân bón qua lá như phân bón lá A4 để bổ sung các chất dinh dưỡng trên lá. Kích thích phát triển chồi. Cân bằng dinh dưỡng và giảm áp lực cho bộ rễ.
Bên cạnh đó, bà con cũng nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trung vi lượng cho cây. Mặc dù cây chỉ cần với một lượng rất nhỏ. Nhưng những chất này lại quyết định đến sự phát triển toàn diện của cây, chất lượng, hương vị của trái.
3. Phòng trừ nấm bệnh:
Để phòng trừ nấm bệnh gây hại cho cây, bà con có thể tưới bổ sung chế phẩm CNX- CN. Chủng nấm Chaetomium có trong chế phẩm tiết ra các chất kháng sinh. Giúp cây tăng đề kháng và ức chế các loại nấm bệnh nguy hiểm như Fusarium, Phytophthora… Chống rụng trái, ghẻ trái và các bệnh thường gặp của cây ăn quả có múi.
Cây trồng được phục hồi sau thu hoạch bà con cần chú ý thời điểm cây ra chồi non, đọt non. Đây là thời điểm cây trồng dễ bị các loại bệnh hại tấn công. Các loại chủ yếu như: rầy, nhện đỏ, thán thư, nứt thân xì mủ, ghẻ,… Để nâng cao chất lượng, giá trị của cây trồng bà con nên sử dụng các biện pháp sinh học là Các chế phẩm sinh học như BT (Bacillus thuringiensi). Sử dụng Nấm xanh nấm trắng để tiêu diệt các loại rầy rệp. Bà con nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Lết kết:
Với 3 bước như trên. Vườn cây trồng của bà con sẽ được phục hồi sau một vụ mùa năng suất, ra nhiều đọt, cây sinh trưởng tốt. Đồng thời, khả năng kích kháng cao, dự trữ dinh dưỡng. Chuẩn bị tốt cho một mùa vụ tiếp theo. Nếu các bạn có thắc mắc về kỹ thuật cũng như cần tư vấn chi tiết về sản phẩm, hãy gọi ngay đến Hotline 0978 497 345 !