Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi trên cây bơ

Bọ xít muỗi trên cây bơ thường phát sinh mạnh và gây hại nặng trong mùa mưa, vườn rậm rạp, ẩm thấp, cây quá dày. Các bộ phận chồi non, lá non, cành non, cuống hoa bị bọ xít muỗi chích hút nhựa gây héo khô đen, quả bị chích có nhiều vết thâm và phát triển dị dạng. Nấm bệnh dễ dàng xâm nhập từ vết chích gây nên bệnh ghẻ vỏ quả bơ.

1. Đặc điểm sinh học, hình thái

Vòng đời bọ xít muỗi từ từ 27 đến 42 ngày tuỳ điều kiện thời tiết. Bọ xít muỗi trưởng thành có thể sống trong vài tuần, dài từ 6,5 đến 8,5mm. Có gai nhọn phía giữa ngực, chân dài và mỏng manh như chân muỗi.

Ấu trùng có hình thái trông giống thành trùng, di chuyển rất nhanh, khi có động chúng thường trốn xuống mặt dưới của lá hoặc thả mình rơi xuống đất để trốn, thường cư trú trong những cây, bụi rậm xung quanh vườn, chích hút đọt non, lá non hoặc các bộ phận đang phát triển khác của cây, ấu trùng trải qua 5 tuổi với tổng thời gian là 10-16 ngày.

2. Tác hại:

Chúng thường xuất hiện chích hút nhựa vào sáng sớm và chiều mát, những ngày âm u có thể hoạt động cả ngày, gây hại bắt đầu từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, là giai đoạn cây tập trung đâm chồi, lá non và ra hoa kết trái.

Bọ xít muỗi chích hút lá non làm hoa khô, chích trái non làm rụng trái, trái già bị chai, trái nứt. Bọ xít trưởng thành hại nhiều hơn con non. Gây hại chủ yếu vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

Bọ xít muỗi phát triển mạnh trong các vườn có độ ẩm cao, thiếu thông thoáng. Vườn mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch.

3. Biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi trên cây bơ

Bà con thăm vườn thường xuyên vào chiều tối hoặc sáng sớm để kịp phát hiện bọ xít muỗi. đặc biệt là trong giai đoạn cây bơ ra đọt non và mang quả non. Nếu xuất hiện các vết chích trên quả, trên chồi và bọ xít muối xuất hiện nhiều trong vườn bơ. Bà con thu gom lá, cành, quả ngay khi mới bị bệnh, đem ra khỏi vườn để chôn lấp, tiêu hủy. Bà con cần sử dụng Nấm 3 màu kết hợp Nano đồng.  Nấm ba màu kí sinh trên chi đốt côn trùng, làm côn trùng chán ăn rồi chết. Bà con cho phun hai lần liên tiếp cách nhau 3 ngày.

Cho phun định kỳ 7 -10 ngày/lầntrước mỗi giai đoạn cây bơ ra đọt non, quả non.

Chọn giống tốt sạch bệnh, kháng bệnh.

Bón phân cân đối hợp lý

Sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ với phân chuồng cho hoai mục, sau đó bón xung quanh hình chiếu của tán cây.

Thường xuyên tỉa cành, tạo tán sau khi thu hoạch đảm bảo thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào toàn bộ thân, cành cây.

Trong quá trình chăm sóc, tránh gây vết thương trên thân, cành, quả. Nhất là khi trời mưa tập trung, kéo dài và ẩm độ cao.

Vệ sinh dụng cụ làm vườn sau khi sử dụng cho mỗi cây. Không sử dụng chung dụng cụ như kéo cắt cành, cuốc, dao, từ cây bệnh sang cây khỏe mạnh.

Bảo vệ thiên địch, nuôi các loại thiên địch có ích.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Rệp sáp và các biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây bơ

Sâu bệnh hại trên cây bơ làm cho cây bị giảm năng suất, sinh trưởng chậm. Thậm chí có thể làm cây bị suy kiệt và chết. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về rệp sáp. Và biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây bơ.

1. Triệu chứng gây hại

Rệp sáp thường gây hại vào mùa khô, ẩn ấp tại các kẽ lá, kẽ cành, phần gốc rễ. Chúng chích hút nhựa cây làm cho phần thân đó bị cạn kiệt dinh dưỡng rồi chết.

Ngoài ra rệp sáp còn có thể tấn công vào rễ, rất khó tiêu diệt. Trường hợp nặng có thể làm cây bị chết do rễ ngừng phát triển, hoặc bị các loại nấm rễ tấn công thông qua tổ và các vết chích hút của chúng. Rệp sáp phát triển mạnh khi trong vườn không có thiên địch, mất cân bằng sinh thái, có nhiều cây ký sinh chủ.

2. Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây bơ

Để xử lý rệp sáp hại cây bơ trước tiên bà con cắt bỏ những cành, trái bị tấn công mạnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy. Sau đó sử dụng kết hợp Nấm xanh nấm trắng với phân bón lá A4. Bà con nhớ phun thuốc kỹ ướt đều cây. Phun hai lần cách nhau 7-10 ngày để diệt tiếp lứa rệp non mới nở.

Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành vượt nằm trong tán lá để vườn cây thông thoáng.

Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến.

Dùng máy bơm xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp. Đồng thời tạo ẩm độ trên cây làm giảm mật số rệp.

Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của rệp sáp như bọ rùa, ong ký sinh.

Bón phân cân đối, sử dung phân ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma hoặc phân bón vi sinh.

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp ở trên lá, cành, chùm quả, thân, phần thân giáp với mặt đất và phần rễ trong đất. Nếu thấy có rệp dù ở mật số thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sáp sinh sản rất nhanh.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng trị bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ

Bơ là loại cây ăn quả mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng. Chính vì vậy mà trong suốt quá trình chăm sóc cây bơ. Ta luôn phải đối mặt với các loại bệnh hại trên quả bơ, đặc biệt là bệnh ghẻ vỏ quả. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của quả bơ. Bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về triệu chứng cũng như các biện pháp phòng trừ bệnh ghẻ vỏ quả bơ.

1. Triệu chứng bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ

Triệu chứng gây hại ở quả: 

Vỏ quả xuất hiện những vết bệnh hình bầu dục có màu nâu hoặc nâu tím.

Vết bệnh hơi lồi ra so với phần vỏ quả.

Sau một thời gian những vết bệnh sẽ liên kết với nhau khiến trái bị thâm đen trên diện rộng.

Quả bị xâm nhiễm nặng sẽ bị nứt ở giữa và xuất hiện mạng, toàn vỏ quả trở nên sần sùi thô ráp.

Phần chất lượng của quả bị bệnh vẫn giữ được hương vị nhưng phần thẩm mỹ bị giảm sút nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ vỏ quả

Bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ do nấm Sphaceloma perseae gây ra. Nấm bệnh tấn công ở tất cả các bộ phận của cây nhưng nhiều nhất là ở quả. Bệnh phát tác mạnh hơn rất nhiều khi gặp điều kiện thuận lợi như: mưa nhiều, độ ẩm cao. Nấm sẽ nhanh chóng theo dòng nước tới các mô non của lá, cành, quả cây bơ để phát triển.

Bệnh lây lan bằng các con đường gió, mưa, côn trùng. Các vết cắn do bọ trĩ gây ra chính là nơi thuận lợi cho nấm gây bệnh xâm nhập.

3. Biện pháp phòng trừ

Xử lý:

Để xử lý bệnh ghẻ vỏ quả trên cây bơ trước tiên bà con cần loại bỏ những cành, lá, quả bị bệnh. Sau đó sử dụng Vaccin kết hợp với Nano đồng giúp tiêu diệt mạnh mẽ và triệt để các nguồn bệnh trên cây trồng. Đây là chế phẩm không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn khi sử dụng. Không chứa các thành phần kích thích sinh trưởng. Không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản sau thu hoạch. Ngoài khả năng diệt nấm khuẩn gây bệnh hại cây trồng. Thì sản phẩm còn có tác dụng tiết ra kháng sinh, nâng cao khả năng miễn dịch cho cây trồng. Bà con cho phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá và quả hai lần cách nhau 5 ngày.

Bà con nên phun phòng bệnh bằng 500ml Nano đồng + 250ml Vắc xin với 200 lít nước. Để phòng ngừa và tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh, định kỳ 10-15 ngày/lần. Phun phòng giai đoạn trước khi cây ra hoa, gần cuối mùa nở hoa và sau khi tất cả các quả đã đậu.

Biện pháp canh tác:

Lựa chọn những giống bơ có sức đề kháng đối với các loại bệnh gây hại đồng thời có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh.

Cách cắt tỉa để tạo độ thông thoáng. Đào rãnh thoát nước để tránh trường hợp vườn có độ ẩm cao tạo môi trường cho nấm bệnh phát triển.

Giai đoạn nuôi trái bà con nên bổ sung dinh dưỡng qua lá đầy đủ giúp trái lớn nhanh, đồng đều, mã đẹp và giúp cây tăng sức đề kháng. Bà con tham khảo chế phẩm phân bón lá hữu cơ cao cấp A4 phun qua lá định kỳ 10-15 ngày trong giai đoạn nuôi trái.

Thường xuyên quan sát và thăm vườn bơ. Để phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ kịp thời tránh để bệnh ghẻ vỏ quả bơ có điều kiện phát sinh trên diện rộng.

Đăng ký để được hỗ trợ ngay nếu vườn bơ của bạn đang bị ghẻ hoặc gặp bất cứ vấn đề nào.



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Bệnh đốm lá trên cây bơ và cách phòng trị tốt nhất hiện nay

    Bệnh đốm lá trên cây bơ cũng là một loại bệnh hại gây hại phổ biến trên cây bơ. Bệnh làm cho lá bị bệnh, dẫn đến quang hợp kém, khiến cho cây kém phát triển. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, đồng thời ảnh hưởng đến giá trị kinh tế người trồng.

    1. Triệu chứng bệnh

    Bệnh thường gây hại trên lá, bệnh có thể lây nhiễm sang quả, làm giảm chất lượng và mẫu mã quả. Vết bệnh xuất hiện ở mép lá có biểu hiện đốm vàng nhỏ, đôi khi có màu nâu. Bệnh nặng các vết đốm lá phát triển dày đặc làm cho lá vàng khô và rụng hàng loạt.

    Khi bệnh phát triển và lây lan trên trái làm cho trái suy giảm chất lượng cũng như mẫu mã bên ngoài trái, vỏ trái xuất hiện các nốt gờ nhỏ giống như ghẻ trái ( mụn nhỏ gờ lên) có màu nâu nhạt sau đó màu đậm dần khi bệnh phát triển mạnh.

    2. Nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên cây bơ

    Bệnh đốm lá trên cây bơ do nấm Cerocospora purpurea gây ra. Mầm bệnh chủ yếu bắt nguồn từ những lá đã bị nhiễm bệnh trước đó, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều, bào tử sẽ hình thành. Theo nguồn nước mưa, gió và nước tưới hoặc theo côn trùng bệnh có thể lây lan ra nhiều nơi. Sau khi xâm nhập, mầm bệnh sẽ ủ xấp xỉ khoảng 3 tháng, trước khi triệu chứng hình thành.

    3. Biện pháp phòng trừ:

    Để xử lý bệnh đốm lá trên cây bơ trước tiên bà con nên loại bỏ hết những lá cây bị bệnh để tránh mầm bệnh lây lan diện rộng. Sau đó sử dụng kết hợp Siêu đồng với Vắc xin. Siêu đồng dùng để sát khuẩn vết thương. Đồng tinh chất có tính mát, hạn chế 80-85% tấn công của nấm bệnh. Vắc xin tiêu diệt nhiều loại nấm bệnh, ngăn chặn sự lây lan của nấm trên thân, cành, lá và quả. Đồng thời enzym kích kháng giúp cây trồng tiết ra kháng sinh, nâng cao khả năng miễn dịch cho cây trồng. Bà con cho phun xịt ướt đẫm hai lần cách nhau 5 ngày.

    Phun trên lá định kỳ 10-15 ngày/lần sẽ kiểm soát được bệnh.

    Thường xuyên cắt tỉa cây bơ trong vườn, nhằm tạo độ thông thoáng tối đa cho vườn cây.

     Bón phân cân đối hợp lý, bổ sung phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma cải tạo đất xung quanh vùng rễ, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển.

    Thiết kế tưới tiêu hợp lý, không để úng nước bộ rễ, thoát nước nhanh sau khi gặp mưa.

    Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

    Đăng ký để được hỗ trợ xử lý đúng và hiệu quả khi cây bơ của bạn có các dấu hiệu đốm lá hoặc các vấn đề khác !



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Bệnh thán thư hại cây bơ và biện pháp phòng trừ hiệu quả

      Thán thư hại cây bơ là bệnh hại phổ biến trên cây bơ. Bệnh thán thư ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt quả và năng suất của vườn bơ. Bệnh làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng giá trị kinh tế người trồng.

      1. Nguyên nhân gây bệnh

      Bệnh thán thư trên cây bơ do nấm Collectrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh phát sinh ở điều kiện môi trường có độ ẩm không khí cao, mưa nhiều, nhất là sự lưu thông không khí trong vườn bị hạn chế. Cây trồng không được chăm sóc tốt, đề kháng yếu sẽ bị nhiễm bệnh hơn.

      2. Triệu chứng bệnh thán thư hại cây bơ

      Khi nấm tấn công vào vỏ quả, sẽ xuất hiện những đốm nâu đen rất nhỏ, với đường kính dưới 5mm. Vết bệnh ngày càng lớn dần và lõm sâu hơn. Có màu đen thẫm và lây lan khắp bề mặt vỏ quả, thâm đen hỏng thịt quả bên trong.

      Khi cắt đôi quả bơ bị bệnh ngay chỗ vết bệnh phát sinh hoặc các vùng bị lan, thì phần thịt quả thường sẽ có dạng hình cầu, bệnh nặng thì vết bệnh thường nhũn ra. Bề mặt vỏ quả sẽ xuất hiện những khối bào tử màu tím.

      3. Biện pháp phòng trừ

      Để xử lý bệnh thán thư hại cây bơ trước hết bà con thu gom những cành, lá, quả bị bệnh đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng Nano đồng kết hợp với Vắc xin phun xịt để kháng khuẩn và diệt ấm. Bà con cho phun ướt đẫm 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Để hạn chế sự phát triển của nấm bà con phun phòng thuốc gốc đồng cho cây trong giai đoạn quả đang phát triển. Phun định kỳ 2 lần/tuần.

      Bà con chú trọng các biện pháp tỉa cành, tạo tán để tạo thông thooáng cho vườn cây. Loại bỏ những cành thấp, nằm sát với mặt đất. Tạo điều kiện khô ráo cho cây khi thu hoạch.

      Bà con cần thăm vườn thường xuyên, loại bỏ những cành và lá bị bệnh. Cần cắt bỏ hết những cành khô và quả khô còn sót lại trước mùa hoa nở.

      Chọn lựa những trái khoẻ mạnh và đủ tiêu chuẩn để thu hoạch.

      Bón phân cân đối giữa các hàm lượng đạm, lân, kali. Tăng cường bón phân ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma hoặc phân bón vi sinh.

      Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có huớng giải quyết kịp thời.

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Cách phòng trị bệnh xì mủ nứt thân do nấm phytophthora gây gại trên cây bơ

      Bệnh xì mủ nứt thân do nấm phytophthora sp gây hại là loại bệnh phổ biến trên các going bơ hiện nay. Bệnh làm cây suy yếu, kém phát triển, dần dần chết cây. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như giá trị kinh tế người trồng.

      1. Triệu chứng bệnh xì mủ nứt thân

      Trên thân, cành: lúc đầu xuất hiện một vết thối nhỏ màu nâu sẫm chảy nhựa. Vết bệnh thường xuất hiện ở phần thân sát gốc. Vết bệnh làm cho vỏ thân cây bị úng nước, thối nâu bằng những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bị bong ra, phần gỗ thân cây bị thối nâu.

      Vết bệnh gây loét và ăn sâu vào trong các mạch dẫn, khi cạo bỏ phần vỏ sẽ thấy các mạch dẫn có màu cam hoặc biến nâu. Cây bệnh bị yếu sức, ngọn cây ít phát triển, tán lá suy giảm. Bệnh nặng kéo dài khiến cây kiệt quệ, kém phát triển.

      Bệnh thường xuất hiện ở vườn bơ rậm rạp, trồng mật độ dày, thoát nước kém. Vào mùa mưa, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh gây hại phát triển.

      2. Nguyên nhân gây bệnh

      Bệnh nứt thân xì mủ trên cây bơ do vi khuẩn Phytophthora sp gây ra. Bệnh lây lan mạnh trong điều kiện mưa ẩm, tán dày kém thông thoáng, đất trồng bị suy thoái, pH đất thấp, nhiều nấm hại tồn tại.

      3. Biện pháp phòng trừ

      Để xử lý bệnh xì mủ nứt thân cây bơ trước hết bà con thu gom cành lá vỏ nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy. Cắt tỉa vườn thông thoáng. Sau đó dùng dao cạo sạch phần bị bệnh. Sử dụng kết hợp Vaccin với Nano đồng tỉ lệ 1:1 quét lên vết bệnh. Bà con cho quét 2-3 lần đến lúc nào vết bệnh khô thì thôi. Đồng thời, sử dụng 2 loại này để phun xịt ướt đẫm thân, cành bị bệnh. Bà con cho phun xịt hai lần cách nhau 5-7 ngày. Bệnh sẽ kiểm soát hiệu quả lên đến 85%.

      Cải tạo nền đất, cải thiện khả năng thoát nước của đất trồng. Bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cây. Bổ sung thêm nấm menhumic, amino acid vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân, cành, lá và quả.

      Trồng bơ với mật độ hợp lý, không nên trồng quá day, tỉa cành tạo tán tạo sự thông thoáng.

      Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp bón can đối các loại phân đạm, lân, kali giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe.

      Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

      Nếu vườn bơ của bạn đang bị bệnh xì mủ nứt thân hay gặp bất kỳ vấn đề nào. Liên hệ với đội ngũ kỹ thuật Wao ngay để được hỗ trợ xử lý kịp thời !



        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh vàng lá thối rễ cây bơ

        Bơ là một loại trái cây được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới nhờ nguồn dưỡng chất dồi dào, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, để tạo được những quả bơ ngon, chất lượng, đòi hỏi người làm vườn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Bệnh vàng lá thối rễ cây bơ là bệnh hại nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bệnh vàng lá thối rễ cây bơ.

        1. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cây bơ

        Bệnh vàng lá thối rễ cây bơ do nấm phytophthora Cinnamoni gây ra. Bệnh phát sinh và lây lan nhanh ở những vùng đất ngập úng, thoát nước kém vào mùa mưa. Lây lan nhanh, dễ lây lan qua cây giống vườn ươm có sẵn mầm bệnh; hạt giống lấy từ quả rụng trên đất nhiễm mầm bệnh; dụng cụ; giày dép; người và gia súc di chuyển.

        2. Triệu chứng bệnh

        Vàng lá thối rễ là bệnh hại nguy hiểm nhất của cây Bơ, gây hại ở mọi lứa tuổi của cây và gây bệnh trên hàng ngàn ký chủ khác.

        Trên lá: lá đang màu xanh bỗng tái héo rũ và dễ dàng bị rụng. Lá nhỏ, xanh nhạt hoặc vàng, thường héo rũ với đầu lá úa nâu. Tán lá thưa, ít ra lá mới. Nhiều cành nhỏ trên ngọn bị chết.

        Trên quả: Cây bệnh vẫn mang nhiều quả, nhưng quả nhỏ, năng suất thấp.

        Trên rễ: Rễ tơ bị đen và thối đối nghịch với cây khỏe rễ tơ mọc nổi trên mặt đất và có màu trắng. Khi rễ bị xâm nhiễm, mép lá phát chuyển thành màu nâu và vàng. Dưới điều kiện ngập nước, bệnh trở nên nặng, lá héo rũ và chết, tán dù chuyển thành màu nâu. Phần cổ rễ xuất hiện triệu chứng thối, lớp vỏ bị hoại tử. Cây bệnh rất ít ra rễ tơ. Rễ tơ nhiễm bệnh màu đen, dễ gãy và chết.

        3. Biện pháp phòng trừ

        Để xử lý cây bơ bị vàng lá thối rễ trước tiên phải cắt tỉa những cành bị vàng, xới đất quanh gốc cho tơi. Sau đó Sử dụng giải pháp sinh học WAO BOOM. Đây là bộ giải pháp giúp giải độc đất tạo cho rễ có môi trường thuận lợi để phát triển. Tiêu diệt nấm bệnh gây hại, kích thích tái tạo lại hệ rễ mới. Đặc biệt là bảo vệ rễ trước sự tấn công trở lại của nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

        Đồng thời cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho bộ lá mới phát triển. Với thành phần chính là Amino acid giúp tăng khả năng quang hợp cho cây lên đến 30%. Giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, vận chuyển dinh dưỡng lên nhanh hơn. Để tăng tính chống chịu của cây, cải thiện chất lượng của quả. Để vừa hạn chế nấm bệnh vừa cân bằng lại hệ sinh thái đất tốt nhất bà con nên tưới định kỳ Wao Boom 3 tháng/lần.

        Để phục hồi vườn bơ bị vàng lá thối rễ nhanh chóng. Dùng phân hữu cơ ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma để bón. Nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây bơ. Khi bộ rễ non cơ bản hoàn thiện, sử dụng phân bón Sao đỏ để cung cấp đầy đủ các chất trung, vi lượng giúp cây sớm phục hồi..

        LƯU Ý: Trong thời điểm cây bị bệnh bà con tuyệt đối không được bón phân NPK.

        Kiểm tra độ pH đất thường xuyên, nếu pH <5% cần bón vôi ngay, điều đó giúp ổn định pH thích hợp với cây trồng.

        Trồng cỏ để giữ ẩm cho đất, chống xói mòn, rửa trôi. Chỉ làm cỏ trong khu vực dưới tán cây để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

        Vườn cần phải có mương thoát nước giữa các cây để tránh ngập úng vào mùa mưa.

        Thăm khám vườn thường xuyên, nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

        Nếu cây bơ của bạn đang bị vàng lá thối rễ hay gặp vấn đề gì về sâu bệnh. Liên hệ ngay với đội ngủ kỹ thuật Wao để được hỗ trợ kịp thời !