Đăng bởi Để lại phản hồi

Những vấn đề thường gặp khi trồng và chăm sóc cây chanh dây

Hiện nay, giá chanh dây đang tăng cao giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, tuy nhiên lại khan hiếm nguồn cung. Chỉ tiếc là thời tiết không thuận lợi cùng với bà con thường gặp các vấn đề về trồng và chăm sóc nên vườn cây ít quả, lợi nhuận mang lại không như ý muốn. Đang là mùa khô nên sản lượng chanh dây không có nhiều dẫn đến tăng giá. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khuyến khích người dân trồng chanh dây để mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Cây chanh dây là loại giống cây dễ trồng có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trồng chanh dây nếu không biết kỹ thuật trồng, chăm sóc và ngừa sâu, bệnh thì sẽ có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Dẫn đến thất bại, phá sản, thiệt hại kinh tế nặng nề. Vì vậy bà con nông dân có ý định trồng chanh dây hoặc đang trồng cần phải lưu ý những vấn đề như: chọn đúng giống, trồng đúng kỹ thuật, phát hiện sâu, bệnh kịp thời,…

1. Điều kiện sống phù hợp

Chanh dây là loại cây thân leo, phát triển tốt nhất trong điều kiện thời tiết nhiệt độ 16-300C.

Là loại cây trồng không kén đất, nhưng tốt nhất nên chọn đất trồng thoát nước tốt, không ngập úng, pH đất từ 5,5 – 6.

Cây chanh dây cần độ ẩm cao vì vậy cần cung cấp đủ nước, đặc biệt trong mùa khô. Khi được cung cấp đủ nước cây đâm chồi, nở hoa và cho trái liên tục.

Cây chanh dây không chịu được thời tiết sương muối.

2. Chọn ging cây chanh dây

Hiện nay tại chủ yếu sử dụng giống quả tím, vì khả năng tự thụ phấn cao, ít biến dị, có thể nhân giống bằng hạt. Giống phải sạch bệnh, cây giống có đỉnh sinh trưởng (ngọn) mập khỏe, bộ rễ rậm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

3. Chuẩn bị đất trồng

Trước khi trồng cần xử lí, sát khuẩn đất vườn để tiêu diệt các loại nấm bệnh trong đất, tạo môi trường sống sạch bệnh cho cây chanh dây.

Chuẩn bị hố trồng: Rộng 80cm x Sâu 30cm

Trước khi trồng rải vôi khắp đất vườn với lượng 0.5 kg/cây và tưới ẩm.

Sử dụng 10 – 20kg phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma và 1kg phân vi sinh Azotobacterin để bón lót. Tưới nước giữ ẩm, sau 20 ngày mới xuống giống.

4. Làm giàn cho cây chanh dây

Để cây chanh dây phát triển thì điều kiện đầu tiên là cần có giàn để cho thân cây có chỗ dựa và ra hoa đâu quả. Bạn có thể dùng các cọc gỗ, cọc bề tông để làm giàn và sử dụng các dây thép để tạo độ chắc chắn cho giàn.

Có thể làm theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T. Giàn kiểu chữ T chanh dây phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh. Nên làm giàn cao 1,8 – 2m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40cm cho cây leo.

4. Quy trình bón phân

Cây chanh dây sau khi trồng khoảng 5 – 6 tháng đã cho quả. Vì vậy đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho giai đoạn sau trồng cây để cây phát triển khỏe mạnh bằng việc bón lót các loại phân:

Phân chuồng hoai mục 10 – 15kg/hố + Lân 0,5kg/hố

Trước khi trồng đất phải được xử lý bằng vôi, thuốc trừ nấm bệnh và tuyến trùng. Thời gian bón lót và xử lý đất phải được thực hiện trước khi trồng 1 tháng. 

Lưu ý: Cây chanh dây có nhu cầu nước cho sinh trưởng và phát triển khá lớn. Vì vậy phải đảm bảo nguồn nước đầy đủ để cung cấp cho cây trong mùa khô và giai đoạn hạn cục bộ.

5. Chế độ chăm sóc

Tưới nước:

Cây chanh dây là loại cây ưa độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên, khoảng 2 lần/ngày. Vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn nhằm giúp giúp cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục.

– Cắt tỉa, tạo tán:

Việc cắt tỉa tạo tán nên làm thường xuyên tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố đều trên mặt giàn giúp cho cây ra hoa đậu trái được tốt hơn. Nhất là vào mùa mưa nên tỉa bớt lá để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại. Đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cây ra cho nhiều nụ, đậu trái nhiều.

–  Phòng trừ sâu bệnh cây chanh dây

+ Bệnh hại: Chanh dây thường gặp một số bệnh như:

Bệnh đốm nâu là loại bệnh phổ biến nhất, do nấm Alternaria passiflorae gây nên.

Bệnh virus phấn trắng do virus Passion Fruit Woodiness (viết tắt là PWV)

Bệnh đốm dầu bị gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas passiflorae.

Bệnh xoăn lá do Papaya leaf curl virus gây ra. Ngoài ra, rầy phấn trắng còn là trung gian truyền bệnh nhanh và nguy hiểm.

Bệnh thối rễ do nấm Phytophthora gây ra. Phytophthora cinamomi thường gây hại vào mùa hè và mùa thu, Phytophthora megasperma thường gây hại vào mùa xuân.

Bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn Pseudomonas syringae gây ra.

Phòng trừ:

Đối với các bệnh do nấm gây ra có thể dùng các lọai thuốc: Vắc xin kết hợp với Siêu đồng tỉ lệ 1:1. Chủ động phòng bệnh vào trước mùa mưa để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.

Đối với bệnh do vi khuẩn gây ra: Tiến hành cắt bỏ các phần bị bệnh trên cây hoặc nhổ bỏ cây bị nặng mang đi tiêu hủy. Sau đó sử dụng Nano chitosan kết hợp với Amino acid phun đều lên thân cành lá cây bệnh và những cây còn lại trong vườn để xử lý mầm bệnh đồng thời tăng kích kháng cho cây. Phun 2 lần cách nhau 3 ngày.

Lưu ý:

Bà con cần sát khuẩn, xử lí vườn sạch sẽ trước khi trồng mới để diệt trừ các loại nấm bệnh hại ở trong đất. Hạn chế sự phát triển và gây hại lên cây của chúng. Bón lót phân chuồng ủ hoai mục với nấm Trichoderma vào hố trước khi trồng cây để nấm Trichoderma tiêu diệt các loại nấm hại trong đất. Có hệ thống thoát nước tốt trong vườn. Nếu đất bằng thì cần đánh rãnh thoát nước trong mùa mưa, hạn chế ngập úng trong vườn. Nếu dàn chanh dây quá rậm rạp, nên cắt tỉa các lá già để giàn được thông thoáng, giúp ánh nắng mặt trời chiếu xuống đất, hạn chế tình trạng đất quá ẩm thấp.

+ Sâu hại:

Bọ trĩ, ruồi đục trái, nhện đỏ,…Đối với các loại côn trùng chích hút cần tiến hành phun các loại thuốc phòng trừ sâu hại như chế phẩm sinh học Bacillus, Nấm xanh Nấm trắng. Thời điểm xử lý là lúc sáng sớm hoặc chiều mát, vì giai đoạn này các loài này thường hoạt động gây hại mạnh.

7. Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch nên tiến hành đồng loạt, thu tất cả các trái chín và chín hoàn toàn nhằm đạt  trọng lượng tối đa cho năng suất cao. Thu hoạch tránh làm vỏ quả bị trầy xước cơ học làm ảnh hưởng đến mẫu mã và vi sinh vật gây hại xâm nhập vào trong quả.

Bảo quản nơi thoáng mát, chọn phân loại quả trước khi đóng hộp vận chuyển.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh đốm dầu vi khuẩn hại chanh dây như thế nào ?

Virus gây bệnh hại trên cây chanh dây là vấn đề nghiêm trọng mà người làm vườn đang đối mặt và gặp không ít khó khăn trong việc tìm biện pháp xử lý. Trong số đó bệnh đốm dầu vi khuẩn trên chanh dây khiến cho chất lượng trái suy giảm. Cần có các biện pháp chủ động để ngăn ngừa bệnh đốm dầu vi khuẩn hại cây chanh dây.

1. Nguyên nhân gây bệnh đốm dầu vi khuẩn hại chanh dây

Bệnh đốm dầu trên chanh dây bị gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas passiflorae.

2. Triệu chứng:

Trên lá: Vết bệnh trên lá xuất hiện ở thùy lá, vết bệnh loang rộng, có màu nâu vàng hoặc nâu đen xám, bao quanh vết bệnh thường có màu vàng nhạt, thùy lá bị bệnh thường co lại, hơi nhăn, lá nhiễm bệnh thường giòn dễ nát gẫy. Bệnh nặng dẫn đến rụng .

Trên thân non: Dấu hiệu đầu tiên của sự xâm nhiễm là những vết trũng màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh.

Trên thân già: Triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi trũng xuống. Sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những thương tổn này hoàn toàn bao quanh chồi non và gây chết cây.

Trên trái: Trái nhỏ, màu xanh tối, như giọt dầu. Sau đó phát triển thành những vòng tròn, thô nhám, mảng lốm đốm mọng nước. Làm trái rụng sớm và thối trái.

3. Biện pháp phòng trừ đốm dầu vi khuẩn hại chanh leo

Biện pháp sinh học

Để xử lý đốm dầu vi khuẩn hại chanh dây bà con cắt tỉa các lá già, các lá bị bệnh, loại bỏ tất cả bộ phận bị nhiễm, thu gom và đưa đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng Nano đồng kết hợp với Vắc xin tỉ lệ 1:1, để phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá quả. Nano đồng với tinh chất đồng mát dùng để sát khuẩn vết bệnh, hạn chế 70-80% sự tấn công của nấm khuẩn. Vắc xin giúp tiêu diệt nấm bệnh, ngăn chặn sự lây lan của nấm khuẩn trên thân, cành, lá, quả. Đồng thời tăng khả răng miễn dịch cho cây trồng.

Sau hai lần xịt cách nhau 3-5 ngày, bệnh sẽ được kiểm soát. Bà con nên bổ sung thêm Phân bón lá với thành phần chính là Amino acid tăng khả năng quang hợp cho cây lên đến 30%, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Biện pháp canh tác:

Trước khi trồng bà con cần sử dụng bộ sản phẩm Wao Boom để xử lý đất. Wao boom vừa tiêu diệt được nấm bệnh trong đất, cân bằng pH đất giúp đất tơi xốp, giàu mùn, kích thích phát triển hệ rễ.

Chọn đất trồng giàu hữu cơ giúp rễ có môi trường thuận lợi để phát triển, có thể bón vôi trước khi trồng (rải trước khi xuống giống 20-30 ngày). Đất trồng chanh dây cần phải cao, dễ thoát nước.

Bón phân lót hữu cơ hoai mục ủ với nấm đối kháng Trichoderma.

Bón phân cân đối đầy đủ, phun phân bón qua lá trong quá trình phát triển của cây. Chú ý phòng trị bệnh nấm gây thối hoa, rụng hoa, tăng tỷ lệ đậu quả cho chanh dây.

Phun phòng bệnh bằng các chế phấm sinh học Siêu đồng pha với Vắc xin phun ẩm mù lên tán lá, định kỳ 10-15 ngày/lần.

Bà con cần chủ động quản lý và tiêu diệt các nhóm côn trùng gây hại (rầy, rệp, nhện, ruồi vàng, bọ trĩ,..) bằng các chế phẩm sinh học như Bacillus

Thường xuyên thăm vườn và phát hiện bệnh sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu cây chanh dây của bạn đang gặp vấn đề đốm dầu vi khuẩn gây hại và cần hỗ trợ cách xử lý hãy để lại thông tin phía dưới nhé! Đội ngũ của chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay !



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Biện pháp khắc phục hiệu quả bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây

    Bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây là bệnh hại phổ biến. Bệnh làm lá cây bị quăn queo, biến dạng, khiến cây quang hợp yếu, sinh trưởng kém. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây.

    1. Nguyên nhân gây bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây

    Bệnh xoăn lá trên cây chanh dây do Papaya leaf curl virus gây ra. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh xoăn lá trên cây chanh dây còn do rầy phấn trắng – trung gian truyền bệnh nhanh nhất và nguy hiểm nhất đối với cây chanh dây.

    2. Biểu hiện bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây

    Lá cây chanh dây bị quăn queo, biến dạng.

    Lóng thân bị ngắn lại, lá bị giảm kích thước nghiêm trọng, thể hiện triệu chứng gân trong.

    Biểu hiện xoăn lá xoắn đọt trên chanh dây
    Biểu hiện xoăn lá xoắn đọt trên chanh dây

    Đặc biệt, rìa lá bị uốn cong xuống, hướng lá xoay vào bên trong thân cây.

    Lá cây bị bệnh xoăn lá trở nên màu xanh đậm, dày và giòn hơn.

    3. Biện pháp phòng trừ

    Để xử lý bệnh xoăn lá, xoắn ngọn cây chanh dây trước tiên bà con cắt tỉa những cành bệnh, nhổ bỏ những cây bị bệnh nặng đem đi tiêu hủy. Sau đó phun kết hợp Mig 29 với Amino acid. Mig 29 giúp kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh, tăng khả năng đề kháng cho cây trồng. Amino acid giúp cây đi đọt mới, mập ngọn, xanh lá, dày lá, tăng khả năng quang hợp,phục hồi cây nhanh chóng.

    Để phòng bệnh, nhà vườn nên chọn và sử dụng các loại cây giống có khả năng kháng bệnh.

    Tránh trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy trắng như thuốc lá, cà chua hoặc cây họ bầu bí khác.

    Sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, tránh bón nhiều đạm nhất là giai đoạn mùa mưa.

    Bảo vệ thiên địch để ngăn chặn rầy phấn trắng xâm hại, một số loại thiên địch chủ yếu như ong, kiến vàng,…

    Thăm khám vườn thường xuyên, nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

    Đăng ký để được tư vấn miễn phí nếu vườn chanh dây của bạn đang bị xoăn lá xoắn ngọn hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào.



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Biện pháp quản lý bệnh phấn trắng trên chanh dây

      Bệnh phấn trắng trên chanh dây là bệnh hại thường gặp trên chanh dây. Bệnh gây hại trực tiếp đến lá và trái. Làm lá bị quăn queo, chồi non không phát triển, trái sần sùi, biến dạng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.

      1. Nguyên nhân gây bệnh

      Bệnh phấn trắng do virus Passion Fruit Woodiness (viết tắt là PWV) gây ra.

      Bệnh lây lan nhanh từ cây này sang cây khác do sự chích hút của các loại sâu hại như bọ trĩ, rệp sáp, ruồi vàng, rầy,…

      2. Biểu hiện bệnh phấn trắng trên chanh dây

      Trên lá: Khi cây còn non, bệnh gây hại làm lá quăn lại, nhăn nheo và nhỏ hơn bình thường. Phần chóp lá bị vàng, cuống lá lốm đốm. chồi ngọn không phát triển.

      Biểu hiện bênh phấn trắng trên chanh dây

      Trên trái: Bệnh khiến trái bị biến dạng, vỏ trái sần sùi, trên trái xuất hiện những u to nhỏ. Trái ngừng phát triển, màu sác trái không đồng nhất và trái bị cứng lại. mẫu mã trái xấu, khó bansn khiến cho giá trị kinh tế bị giảm.

      3. Biện pháp quản lý bệnh

      Để xử lý bệnh phấn trắng trên chanh dây bà con tiến hành cắt bỏ các phần bị bệnh trên cây hoặc nhổ bỏ cây bị nặng mang đi tiêu hủy. Sau đó sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun đều lên thân cành lá cây bệnh và những cây còn lại trong vườn để xử lý mầm bệnh đồng thời tăng kích kháng cho cây. Phun 2 lần cách nhau 3 ngày. Phân bón lá giúp nâng cao chất lượng trái, hạn chế nấm bệnh xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cây.

      Sử dụng cây con khỏe mạnh, sạch bệnh để trồng.

      Bón phân cân đối, hợp lý, tránh bón nhiều đạm trong mùa mưa.

      Tăng cường sử dụng phân hữu cơ kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma để giúp đất tơi xốp hơn.

      Vệ sinh khử trùng các dụng cụ dùng trong vườn trước và sau khi sử dụng để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.

      Không trồng xen các loại cây là vật chủ kí sinh của các tác nhân gây hại như ớt, cà tím, khoai tây, thuốc lá, dưa chuột.

      Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hường giải quyết kịp thời.

      Đăng ký để được tư vấn miễn phí nếu vườn chanh dây của bạn đang bị phấn trắng gây hại hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào.