Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây mít

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây mít thường hay xuất hiện trên một số loại cây trồng kinh tế cao như mít, sầu riêng, cam, quýt, bưởi,… Bệnh gây hại mạnh ở phần gốc cây khiến cho vỏ cây bong tróc nghiêm trọng, bệnh khiến cây không hút được đều nước và dinh dưỡng lên trên. Nếu để kéo dài cây sẽ chết

1. Nguyên nhân của bệnh nứt thân xì mủ trên cây mít

 Cây mít bị nứt thân xì mũ
Cây mít bị nứt thân xì mũ

Bệnh nứt thân xì mủ nguyên nhân chính do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh thường xuất hiện nhiều khi cây bị thiếu canxi. Cây thiếu canxi sẽ khiến vỏ cây, võ trái dễ bị nứt khi thời tiết thay đổi đột ngột do nắng mưa. Khi vỏ cây bị nứt, nấm Phytophthora sẽ xâm nhập khiến cho cây bị chảy nhựa (xì mủ).

Ngoài ra vườn có mật độ cây trồng dày, vào mùa mưa ở các vườn thoát nước kém, độ ẩm không khí cao cũng là nguyên nhân khiến cây mít bị nứt thân xì mủ.

2. Biểu hiện của bệnh nứt thân xì mủ

Trên thân: những giọt nhựa màu trắng tiết ra từ vết loét trên vỏ thân, khi lớp vỏ được cạo đi có thể thấy những vệt hóa nâu chảy dọc theo mạch dẫn, mở rộng dần, tạo ra vết nứt dọc thân và có mùi thối.

Dưới rễ: xuất hiện những vết loét nhỏ, vết loét nhanh chóng lan rộng làm rễ thối.

Biểu hiện cây mít bị nứt thân xì mủ
Biểu hiện cây mít bị nứt thân xì mủ

Bệnh làm cho cây chậm phát triển, lá vàng rũ và rụng dần.

3. Cách khắc phục triệt để nứt thân xì mủ trên cây mít

3.1. Cách khắc phục

Để khắc phục triệt để nứt thân xì mủ bà con cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Cạo vết thương bị xì mủ

Cạo bỏ những phần tế bào vỏ chết đen và thối tại khu vực bị xì mủ (lưu ý: không nên cạo sâu vào phần lõi vì cây rất lâu mới có thể tái tạo lại phần lõi). Sau khi cạo xong pha Vaccin kết hợp với Siêu đồng với liều lượng 1ml Vaccin: 2ml Siêu đồng: 10 lít nước. Dùng cọ trét thuốc lên trực tiếp vết cạo để thuốc tiếp xúc tiêu diệt nấm bệnh làm khô vết bệnh và sẽ không xì mủ nữa.

Bước 2: Phun chế phẩm sinh học tiêu diệt triệt để nấm bệnh

Bà con sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng pha với 200 lít nước phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá và tưới xung quanh gốc nhằm tiêu diệt sạch nấm bệnh,. Bà con phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày. Sử dụng kết hợp thêm phân bón trung vi lượng cao cấp Sao đỏ tưới gốc để tăng cường canxi cho cây một cách nhanh nhất.

3.2. Cách phòng bệnh

Bà con hạn chế bón đạm ở các vườn có cây đang bị bệnh.

Vườn trồng thoát nước tốt

Thường xuyên cắt tỉa cành tạo tán cho cây, làm cỏ tạo điều kiện thông thoáng cho vườn.

Các cành lá bệnh cần thu gom tiêu hủy tránh lây lan bệnh.

Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng đã ủ mục để bổ sung các vi sinh vật có lợi cho đất.

Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Tìm hiểu thêm:

Để lại thông tin yêu cầu hỗ trợ tư vấn từ chuyên gia:



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Cách phòng trị bệnh thối nhũn trên cây mít

    Bệnh thối nhũn trên cây mít do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh ban đầu là đốm màu nâu đen, sau đó bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen.

    1. Triệu chứng bệnh thối nhũn trên cây mít

    bệnh thối nhũn trên cây mít

    Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đọan trái non.

    Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh. Ban đầu vết bệnh chỉ là một vài đốm nhỏ màu xám, sau đó cứ lan rộng dần ra xung quanh thành như vết dầu loang theo nhiều hướng, lan rộng hơn theo chiều dọc trái. Vết thâm tạo thành viền mờ từ xám đến nâu nhạt ở tâm lan ra hết toàn bộ diện tích bề mặt vỏ trái chỉ sau khoảng một, hai tuần.

    Vào giai đoạn cuối, trên vỏ trái bệnh chuyển sang màu đen rồi màu xám, quệt ngón tay có thể lấy ra thứ “bột” bào tử nấm. Soi trên kính lúp hay kính hiển vi thấy từ bề mặt vỏ trái mọc ra rất nhiều túi bào tử. Trong trường hợp nấm Rhizopus nigricans đã hoàn tất sản sinh bào tử thì nước là con đường phát tán chúng vào đất.

    2. Điều kiện phát sinh nấm bệnh gây thối nhũn trên cây mít

    Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước. Sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa. Đặc biệt, nấm Rhizopus nigricans có thể phát triển trong môi trường axit với độ pH thấp 2.2, những vết thương trên quả do trầy xước hay do ruồi đục quả tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm gây hại nặng.

    3. Biện pháp xử lý và phòng bệnh

    3.1. Biện pháp xử lý

    Bà con sử dụng nấm xanh nấm trắng CNX-CN. CNX CN với thành phần chính là

    Chaetomium là nấm đối kháng có khả năng tổng hợp 1 số chất kháng sinh như: chaetiglobusin, chaetoviridins, ritiorinols. Các chất kháng sinh này giúp cây tăng đề kháng và ức chế các loại nấm bệnh nguy hiểm như phytophthora và fusarium, pythium,…

    Nấm Chaetomium ký sinh trực tiếp lên nấm bệnh sau đó tiết enzymes phá vỡ vỏ tế bào tiêu diệt chúng trong 24h. Ngoài khả năng tiêu diệt nấm bệnh Chaetomium còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt nhờ khả năng sản sinh ra một lượng chất ergosterol làm cho đất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo cấu trúc của đất,…

    HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG:

    Pha 200 lít nước tưới đẫm gốc, kết hợp với Đặc hiệu tưới gốc 3in1 để kích rễ giúp cây phục hồi trong thời gian ngắn nhất.

    Pha 50ml với 16-20 lít nước để phun phòng bệnh trên lá do nấm như nấm hồng, rỉ sắt, thán thư,…

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Kỹ thuật trồng mít cho năng suất cao

    Mấy năm trở lại đây, cây mít được nông dân ở Đồng Nai trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp. Tốn ít công chăm sóc và có khả năng chịu hạn. Tuy nhiên, để trồng mít đem lại hiệu quả cao, nông dân nên áp dụng theo một số quy trình sau của Trung tâm khuyến nông tỉnh.

    hinh-anh-cay-mit-viet-nam (14)
    Cây mít cho năng suất cao!

    1. Thiết kế vườn trồng

    – Vườn trồng mít phải thoát nước tốt trong mùa mưa. Chống xói mòn để đảm bảo độ phì cho đất, quanh vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh.

    Mít nghệ được nhiều nông dân huyện Long Thành trồng, thu về hơn 500 ngàn đồng/cây/năm.

    – Nếu đất trồng có độ dốc thấp nên đào hố trồng có kích thước 40x40x40cm. Trường hợp đất có độ dốc hơi cao đào hố 40x40x60cm (sâu 60cm).

    – Tùy theo địa hình của đất cao hay thấp để đào mương thoát nước cho phù hợp nên đào mương phụ rộng và sâu từ 0,3 – 0,4m, mương chính đào rộng và sâu khoảng 0,5 – 0,7m.

    hinh-anh-cay-mit-viet-nam (17)
    Cây mít sai quả với năng suất vượt trội!

    2. Cách trồng mít

    – Nên trồng mít vào đầu mùa mưa vì cây con cần nhiều nước trong giai đoạn đầu. Nếu trồng cuối mùa mưa thì phải có nước tưới trong mùa khô.

    – Đất xấu, cằn cỗi nên trồng mít dày, khoảng 300 cây/hécta,  trong đó trồng cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Đất tốt nên trồng mít thưa chỉ khoảng 250 cây/hécta, cây cách cây 5m, hàng cách hàng 8m.

    – Trước khi trồng bón lót mỗi gốc 10 – 20kg phân chuồng hoặc 5 – 6kg phân hữu cơ vi sinh với 0,5kg lân, 0,5kg vôi bột và 10 gram Furadan 3G. Đất có độ dốc thấp trồng mặt bầu ngang mặt đất, đất có độ dốc cao trồng mặt bầu thấp hơn mặt đất từ 20 – 30cm. Trước khi trồng cắt đáy bầu, cắt rễ đuôi chuột bị xoắn lại. Sau đó, cắm cọc để cố định cây con, nếu đất khô phải tưới và ủ ẩm cho cây.

    – Trong 4 năm đầu cây còn nhỏ có thể trồng xen canh đậu, bắp, rau màu hoặc cỏ lá gừng vừa để chống xói mòn đất vừa tăng thêm thu nhập lấy ngắn nuôi dài.

    hinh-anh-cay-mit-viet-nam (16)
    Người nông dân hạnh phúc bên cây mít sai quả!

    3. Chăm sóc

    – Trong năm đầu tiên mỗi cây nên bón 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,2kg ure; 0,4kg DAP và 0,3kg kali.

    – Năm thứ 2 mỗi cây bón 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,4kg ure; 0,7kg DAP và 0,6kg kali.

    – Năm thứ 3 mỗi cây nên bón 1,5kg vôi bột; 10kg phân hữu cơ; 0,6kg ure; 0,9kg DAP và 0,9kg kali. Nếu lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống thì từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 lượng phân hóa học chia làm 10 lần bón/năm.

    – Từ năm thứ 4 trở đi cây bắt đầu cho trái nhiều, sau khi thu hoạch bón mỗi gốc 20 – 30kg phân chuồng ủ hoai, 1kg vôi bột. Còn phân hóa học sau khi thu hoạch chia làm 3 lần để bón, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Số lượng phân bón cho mỗi gốc khoảng 0,3kg ure; 0,2kg DAP; 0,15kg kali/lần. Đến thời điểm cây ra hoa bón 3 lần phân hóa học, mỗi lần cách nhau 10 ngày số lượng 0,15kg DAP; 0,1kg kali/lần. Lúc cây đậu trái và nuôi trái bón 0,8kg ure và 0,35kg kali/cây.

    – Khi làm cỏ cho cây mít chú ý, rễ mít thường mọc nổi không cuốc sâu quanh gốc làm sẽ đứt rễ. Đặc biệt, trong giai đoạn đang cho trái nếu làm cỏ để đứt rễ dinh dưỡng bị xáo trộn, trái sẽ nhỏ, chất lượng giảm và đôi khi múi còn bị sượng. Nếu có điều kiện nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống sẽ giảm được nhiều công tưới, bón phân hóa học, trong khi năng suất chất lượng trái tăng cao.

     

    4. Tỉa cành tạo tán

    – Chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong.

    – Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.

     

    5. Bảo quản và thu hoạch

    – Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính ở Đồng Nai vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp, để vận chuyển đi xa nên thu hoạch lúc trái già.

    Hiện ở Đồng Nai có nhiều giống mít cho năng suất cao như: mít Viên Linh, mít Thái, mít nghệ, mít tố nữ… Song, nông dân nên trồng giống mít nghệ trong nước được tuyển chọn qua các cuộc thi trái ngon, giống tốt hoặc những giống mít trong nước có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng, đồng thời thích hợp để chế biến, sấy khô đóng gói xuất khẩu.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Kỹ thuật trồng Mít ruột đỏ

    Mít ruột đỏ Sông Pha còn có tên gọi là mít siêu sớm, hoặc mít tứ quý bởi cây cho thu hoạch trái chỉ 18 tháng sau khi trồng, lại cho trái quanh năm. Mít ruột đỏ khi chín ruột có màu như củ cà rốt, múi to cơm dày, vị rất ngọt và có mùi thơm như hương va-ni. Bình quân mỗi trái nặng khoảng 10kg, nếu được chăm sóc tốt trái có thể nặng tới 15-17kg. Loại mít này phù hợp với vùng đất thịt pha cát, có khả năng chịu hạn và ít bị sâu bệnh.

    hinh-anh-cay-mit-viet-nam (15)
    Hình minh hoạ mít ruột đỏ!

    Cách trồng:

    – Cự ly trồng hàng cách hàng và cây cách cây đều 4m, trồng xen kẽ thành hình tam giác. Hố trồng có đường kính miệng 0,8m, đường kính đáy hố 0,6m và sâu từ 0,6 – 0,7m. Phần đất mặt hố trồng (từ 0,3-0,4m) cần trộn với phân chuồng đã hoai, trước khi trồng nên bón lót thêm phân hữu cơ vi sinh. Từ 7-10 ngày sau khi trồng nên bón thúc 50g phân urê và 50g phân lân cho mỗi gốc mít; khi bón phân nên lưu ý rào rãnh cách gốc mít 10-15cm, sâu 4-5cm, rắc hỗn hợp urê và lân xuống đáy rãnh và lấp đất lại. Phải tưới đậm nước sau khi bón phân để đủ hòa tan phân cho cây hấp thụ, 3-4 ngày sau phải tưới đậm lại một lần nữa; đậy gốc mít bằng rơm hoặc cỏ khô.

    – Từ 10-15 ngày sau khi trồng nên bón thuốc dưỡng rễ cho cây. Nhà nông khi trồng mít ruột đỏ Sông Pha nên lưu ý, đây là loại cây trồng mau cho trái và cho trái quanh năm, vì vậy chúng đòi hỏi phải có sự đầu tư và chăm sóc đúng mức khi trồng để tăng năng suất trái, hầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Một số bệnh hại trên cây Mít

    Cây mít là loại cây lâu năm đặc biệt dễ trồng, dễ chăm sóc ít tốn công người trồng. Hiện nay, ngoài để ăn lúc chín mít còn sấy khô, làm kẹo, làm nước uống, nấu ăn,… Nhu cầu sử dụng tăng cao nhờ đó mà giá trị kinh tế cho người trồng mít tăng cao hơn các loại cây khác. Để có được năng suất và chất lượng tốt nhất cần đặc biệt chú ý đến cái loại sâu, bệnh hại cây mít sau đây để có biện pháp kịp thời.

    A. Một số bệnh trên cây mít:

    1. Bệnh thối nhũn

    • Bệnh do các chủng nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên. Bệnh thường gây hại ở những vườn ươm có độ ẩm cao và quá rậm rạp, phát triển và lây lan rất nhanh.
    • Trên thân gốc và bề mặt vật liệu nuôi cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc. Bệnh làm teo gốc, thân lá có đoạn tươi xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước nóng.

    Để xử lý bệnh, cần kết hợp giữa nấm đối khángđồng xanh sunfat CuSO4 để diệt trừ hoàn toàn nấm bệnh trên cây. Đồng xanh với nồng độ vừa phải sẽ làm suy yếu nấm bệnh tạo điều kiện cho nấm đối kháng xâm nhập tiêu diệt một cách nhanh chóng nhất. Phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày để bệnh không có cơ hội tái phát.

    Phòng bệnh:

    • Sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.
    • Tạo vườn thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt.
    • Xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm, phun nấm đối kháng định kỳ để phòng các chủng nấm gây bệnh.

    2. Bệnh thối gốc chảy nhựa

    • Bệnh do nấm Phytopthora gây nên, chủ yếu gây hại nhiều trong mùa mưa. Côn trùng, sâu hại chích hút nhựa cây tạo vết thương trên thân là điều kiện thuận lợi cho nấm Phytopthora thâm nhập.
    • Thường những vườn mít quá ẩm ướt, cỏ rác, lá cây chất đống xung quanh vùng gốc làm cho vùng gốc luôn có độ ẩm cao, những vườn trồng quá dày, tán lá rậm rạp thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn.
    • Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.

    Phòng bệnh:

    • Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt.
    • Bảo vệ các loài thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại.
    • Phun phòng nấm Phytopthora và các chủng nấm gây hại khác bằng nấm đối kháng

    Trị bệnh:

    • Bệnh cần được phát hiện sớm, nếu để bệnh ở tình trạng nặng rất khó chữa trị. Nếu phát hiện sớm thực hiện trị bệnh như sau:
    • Làm sạch, cạo sạch những vết bệnh, sau đó sử dụng nấm đối kháng quét lên bề mặt vết thương nhiều lần cho đến lúc vết bệnh khô thì thôi.

    B. Sâu hại:

    1. Sâu đục thân, đục cành

    • Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành.
    • Biện pháp: Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học nấm xanh – nấm trắng vào các giai đoạn ra lá non, trái non để giệt trừ.

    2. Ruồi đục trái

    • Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái.
    • Biện pháp: Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hoặc phun thuốc sinh học nấm xanh – nấm trắng để diệt trừ.

    3. Sâu đục trái

    • Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân bị gây hại nặng nhất. Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.
    • Biện pháp: Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học, sử dụng nấm xanh – nấm trắng phun để phòng trừ hoặc bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.

    4. Ngài đục trái

    • Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái. Phun nấm xanh – nấm trắng

    5. Rầy, rệp

    • Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình. Kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ.
    • Biện pháp:Rầy rệp khi điều tra có mật số cao cần tiến hành phun nấm xanh – nấm trắng + đồng xanh để tiêu diệt.

    Lưu ý:

    – Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp sinh học tăng cường thiên địch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh.

    – Cây mít dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng nếu bà con chủ quan không để ý để xử lý các loại sâu bệnh trên thì cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, giảm hiệu quả kinh tế sau này.

    – Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Kỹ Thuật Trồng Mít Nghệ Cao Sản

    Ở Việt Nam có thể trồng hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Chọn đất trồng ở nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, có đủ nước tưới để cây sinh trưởng.

    hinh-anh-cay-mit-viet-nam (3)
    Hình ảnh đại diện kỹ thuật trồng cây mít cao sản!

    1. Thời vụ trồng :

    Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn.

    2. Quy hoạch :

    – Đo đạt tổng thể, phân lô, xác định hướng trồng, phân tích các chỉ số lý hóa của đất …

    – Xây dựng cơ bản: hệ thống cấp thoát nước, đường đi nội bộ, chuồng trại và hồ ao … Đây là công việc đòi hỏi phải được tính toán dự liệu trước và sẽ ảnh hưởng thuận lợi hay khó khăn trong suốt quá trình đầu tư.

    – Định vị hốc (hay mô) trồng bằng phương pháp thủ công hoặc máy.

    – Tập kết nguyên vật liệu và vật tư, cây giống đủ , thuận lợi cho việc sửa soạn hốc (mô) và trồng sau đó.

    3. Cự ly trồng :

    – Trồng dầy : Dây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 310 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).

    – Trồng thưa : Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 215 cây.

    – Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.

    4. Tiêu chuẩn cây trồng :

    – Cây giống phải được chuẩn bị trước, đảm bảo đúng giống vàphải đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Tiêu chuẩn cây Mít nghệ cao sản có đường kính gốc lớn hơn 0,8cm cao hơn 30cm (kể từ vết ghép). Bộ rễ phát triển mạnh. Lá đang giai đoạn gìa. Vết ghép tiếp hợp tốt.

    – Trước khi đưa đi trồng 2 tuần lễ phải ngừng bón phân, giảm tưới nước và xịt thuốc sâu rầy và phòng chống nấm bệnh thật kỹ lưỡng.

    5. Làm đất :

    – Đất bằng phẳng phải xẻ mương rănh sâu ít nhất 30 – 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm.

    – Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.

    – Độc dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

    Mỗi hốc có thể trộn : 0,5- 1 kg vôi bột, 0,3- 0,7kg phân super lân, 10kg phân chuồng hoặc xơ dừa, vỏ đậu, tráu mục …

    hinh-anh-cay-mit-viet-nam (5)

    II. Trồng:

    1. Tập kết cây giống đến từng hốc trồng

    2. Xác định vị trí trồng

    * Đất bằng phẳng trồng trên mô cao 40 – 70cm

    * Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.

    * Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 10- 20cm.

    3. Trồng

    * Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút.

    * Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại.

    * Đặt bầu vào lỗ đă móc sẵn vàrút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại.

    * Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác … đậy xung quanh bầu để giữ ẩm.

    * Cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngă đổ.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Kỹ thuật nhân và trồng cây Mít Nghệ

    Cây mít nghệ là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng. Đây là giống mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không. Mít được nhân giống bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô.

    hinh-anh-cay-mit-viet-nam (1)(2)
    Hình ản quả mít chín!

    I/ Nhân giống mít bằng hạt:

    Nhược điểm của phương pháp này là: có nhiều biến dị, không giữ nguyên phẩm chất cây mẹ, lâu có quả (trung bình 4 – 8 năm), gieo hạt cây có rễ cọc, bứng trồng dễ chết.

     

    II/ Tạo cây con bằng phương pháp chiết ghép:

    Chiết rễ:

    Lấy rễ có đường kính khoảng 2 -3 cm ở cây giống, cắt thành từng đoạn dài 20 – 25 cm. Sau đó đem giâm ngay, cắm nghiêng rễ, chừa một đoạn rễ trên mặt đất (3-5 cm). Sau đó, phủ một lớp cát, chú ý tưới nước giữ ẩm cho đến khi cây cao 10 cm.

    Chiết cành:

    Là phương pháp nhân giống mít được áp dụng rộng rãi. Chiết cành như những loại cây ăn trái khác. Chiết cành phải là cành tương đối già (2 -3 năm tuổi), nên chọn những cây mẹ định làm giống. Đường kính chỗ chiết lớn hơn 1 cm, tốt nhất 2 -3 cm. Khi bóc vỏ phải bóc cả vòng hình ống với chiều dài 4 -7 cm. Để khô 1 – 2 ngày rồi lấy đất bọc lại (đất bọc gồm 2 phần cát và 1 phần bùn). Ngoài cùng bọc bao nilon, rồi buộc chặt. Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm. Có thể sử dụng một số hoạt chất để kích thích sinh trưởng nhằm tạo nhanh chồi và rễ.

    Ghép cây:

    Cây mít ghép sẽ cho trái sớm hơn, chống chịu sâu bệnh cao hơn, giữ phẩm chất cây mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công rất thấp, chỉ đạt 20 – 40% (có thể do vết cắt chảy nhiều nhựa). Có hai cách ghép:

    – Ghép mắt: mở cữa sổ, bóc bỏ mảnh gỗ dính với mắt. Nên lấy mắt ở cành già, ít nhất trên 12 tháng tuổi.

    – Ghép áp: đây là phương pháp tốt nhất:

    Tạo gốc ghép: có thể dùng hạt mít mật, mít dừa, mít ướt hoặc những cây có họ hàng với mít. Nên gieo hạt trong bầu được chuẩn bị sẵn. Dau khi gieo 2 tháng đem ra ghép.

    Chọn cành và ghép cây: trên cây giống (cây mẹ) chọn cành cùng cỡ và cùng lứa tuổi (2 -6 tháng), dùng đọan cành ở ngọn, cành mọc đứng xiên ở ngoài tán. Gốc ghép trồng trong chậu tre, kê sát cành ghép và cành ghép rồi buộc lại với nhau. Sau khi ghép 2 tháng mở dây, cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt rời phần ngọn của gốc cây mẹ. Chăm sóc cây con trong bóng râm mát, tưới nước cho đến khi cây con phát triển đầy đủ.

    hinh-anh-cay-mit-viet-nam (1)
    Cây mít sai quả!

    III. Cách trồng:

    – Phải phủ gốc giữ ẩm cho mít. Mùa khô tưới 2-3 ngày/lần. Từ năm thứ 2 nên bón phân. Mít nghệ kỵå ngập úng nên mùa mưa phải có cống chống úng. Từ năm thứ 3, chỉ làm cỏ xung quanh gốc, nên giữ cỏ tạo vùng tiểu khí hậu ổn định.

    – Khi mít cao 1m trở lên mới tỉa cành. Sau mỗi vụ thu hoạch tỉa cành một lần. Chỉ bỏ cành cấp 2, cấp 3, tỉa cành để mít sung và chống sâu bệnh tốt.

    – Bón phân NPK vào cuối mùa mưa năm đầu với lượng 8kg/cây, bón cách gốc 30cm; năm thứ 2 bón đầu mùa mưa, bón 15kg/cây, cách gốc 80cm; năm thứ 3 cũng bón đầu mùa mưa nhưng ở rìa tán cây với lượng 25kg/cây. Hai năm sau, thu hoạch xong bón 35- 45kg/cây ở rìa tán cây.

    Mít nghệ cao sản thường bị một số sâu, bệnh hại:

    – Bệnh thối nhũn do độ ẩm cao, vườn rậm rạp, do nấm Rhizoctonia solari, Sclerotium, Pythium gây ra. Dùng Viben C50 BTN, Bonanza 100DD hay Tilt 250ND, Score 250EC.

    – Bệnh thối gốc chảy nhựa do nấm Phytopthora xâm nhập, dùng thuốc Actara tiêm thẳng vào thân cây. Do bệnh thường khó phát hiện, khi biết bệnh đã nặng rồi, lá vàng rụng, nước dịch từ thân rỉ ra… khó chữa. Tốt nhất là nên trồng trên đất cao ráo, thoát nước tốt, vườn sạch.

    – Ngoài ra mít còn bị sâu đục thân, đục cành, ruồi đục trái, sâu đục trái, ngài đục trái và rầy rệp phá hại..

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    CHẾ PHẨM SINH HỌC A4 CHO KHOAI LANG

    SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC CHO KHOAI LANG

    1. Công dụng

    Kích thích bộ rễ, thân lá cây phát triển, nâng cao khả năng quang hợp, tích lũy chất hữu cơ, tạo ra củ khoai to, tăng năng suất và chất lượng củ. Đồng thời giúp giảm 30 – 50% lượng phân bón các loại, tăng cường sức đề kháng cho cây hạn chế sự số loại sâu bệnh hại, làm tăng năng xuất từ 20-30%.

    2. Cách sử dụng (ĐVT: 1.000m2)

    – Xử lý đất:Đất trồng phải được cầy bừa kỹ, tơi xốp và sạch cỏ. Trước khi trồng 3 – 5 ngày,dùng 15 ml chế phẩm sinh học pha với 20 – 30 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Tác dụng góp phần cải tạo đất, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho đất, làm cho đất tơi xốp hơn.

    – Sau trồng 5 – 7 ngày:Dùng 15 ml chế phẩm sinh học pha với 40 – 45 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Cách 10 – 15 ngày phun đều 01 lượt với tỉ lệ như trên. Giúp tăng cường khả năng hình thành và phát triển bộ rễ, thân lá của cây.

    – Thời kỳ phân cành kết củ(khoảng 25 – 30 ngày sau trồng): Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 40 – 45 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, tăng số lượng củ thương phẩm cho thu hoạch sau này.

    – Thời kỳ sinh trưởng thân lá: Khi cây phát triển thân lá nhanh, thân chính vươn dài, cành cấp 1 và cấp 2 phát triển mạnh. Tiến hành bấm ngọn cho cây Khoai lang, sau đó dùng 15ml chế phẩm pha với 35 – 40 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Cách 10 – 15 ngày phun đều 01 lượt với tỷ lệ như trên. Tác dụng kích thích sinh trưởng, phát triển thân lá, vì diện tích lá ở thời kỳ này có liên quan chặt chẽ đến tốc độ lớn của củ ở thời kỳ sau, đồng thời còn tăng cường tích luỹ chất hữu cơ cho cây.

    – Thời kỳ phát triển củ: dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Cách 10 – 15 ngày phun 01 lượt với tỉ lệ như trên. Chú ý là phun xuống gốc cây Khoai lang chứ không phun lên thân lá. Tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi củ, làm tăng khối lượng cũng như chất lượng củ.

    * Lưu ý: Trong suốt thời kỳ sinh trưởng thân lá và phát triển củ chú ý nhấc dây thường xuyên có tác dụng hạn chế dây vươn dài, tạo quần thể gọn, không cho rễ phụ phát triển để tập trung dinh dưỡng nuôi  rễ củ, hình thành củ to, đẹp, chất lượng củ tốt.

    che-pham-sinh-hoc-a4-cho-khoai-lang (2)

    * Chú ý trước khi sử dụng:

    – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Lắc đều chai chế phẩm sinh học trước khi sử dụng. Sản phẩm đã pha trộn sử dụng trước 48h.

    – Bảo quản chế phẩm sinh học nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

    – Sử dụng bình sạch (bình chuyên dùng) để phun chế phẩm sinh học, không sử dụng chung với bình đã phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ.

    – Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun xuống gốc cây Khoai lang. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa thì phun bổ sung.

    – Đối với cây trồng bị bệnh phải dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau 3 – 5 ngày sạch bệnh mới tiếp tục sử dụng chế phẩm sinh học.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Sử dụng phân bón lá sinh học cho cây Mít

    1. Thời kỳ sau khi thu hoạch vụ trước

    – Tiến hành cắt tỉa cành lá già cỗi, cành nhỏ, cành cấp 2, cấp 3. Tỉa cành để mít sung và chống chịu sâu bệnh tốt. Sau đó dùng 15ml phân bón lá A4 pha với 30 – 35 lít nước phun đều 01 lượt. Tạo sức hồi sinh cho cây sau khi thu hoạch, cung cấp dinh dưỡng cho cây, thúc đẩy đâm chồi, phân cành nhiều.

    2. Thời kỳ trước khi cây ra hoa

    – Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt. Cách 7 – 10 ngày phun 01 lượt. Cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng số số đọt trên cây. Tăng số lượng hoa, hoa to, mập, tăng sức sống của nhụy.

    su-dung-che-pham-sinh-hoc-a4-cho-cay-mit (3)

    3. Thời kỳ sau khi cây ra hoa

    – Dùng 15ml chế phẩm sinh học  pha với 30 – 40l nước phun đều 01 lượt. Cách 15 ngày phun tiếp 01 lượt. Tăng khả năng thụ phấn, thụ tinh, giảm hiện tượng rụng hoa sinh lý.

    4. Thời kỳ quả nhỏ

    – Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l. Sau đó cứ cách 10 – 15 ngày phun 01 lượt. Tăng tỉ lệ đậu quả, cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả. Khi đậu quả cần tỉa bỏ những trái méo mó, trái còi cọc…giữ lại số trái tùy vào khả năng cung cấp dinh dưỡng của cây.

    5. Thời kỳ quả lớn

    – Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35lít nước phun đều 01 lượt, cách 01 tháng phun 01 lượt trong vòng 4 – 5 tháng. Tác dụng làm quả lớn ra, tăng độ ngọt, tăng năng suất quả. Trước thu hoạch 01 tháng phun 01 lượt với liều lượng như trên có tác dụng giúp quả phát triển đồng đều, quả to, cùi dày, màu sắc vỏ quả sáng đẹp, tăng năng suất và chất lượng.

    su-dung-che-pham-sinh-hoc-a4-cho-cay-mit (4)

    * Chú ý trước khi sử dụng:

    – Trước khi phun phân bón lá A4 cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm.

    – Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm sinh học, không phun chế phẩm sinh học  chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

    – Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

    – Không phun chế phẩm sinh học  vào thời điểm cây đang tung phấn, thụ phấn, thụ tinh. Thời gian phun chế phẩm sinh học tốt nhất là trước 9h sáng và sau 4 – 5h chiều.

    – Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm sinh học.

    Phân bón lá là gì? Cơ chế hấp thu như thế nào?