Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách làm bông sầu riêng ở Tây Nguyên

Tây Nguyên vào mùa khô là thời điểm làm bông thích hợp nhất. Để có thể làm bông một cách thuận lợi và thành công, bà con cần theo dõi và thực hiện các bước một cách chuẩn chỉnh . Dưới đây là 4 bước trình bày cách làm bông sầu riêng ở Tây Nguyên cho bà con có thể tham khảo:

Bước 1: Rải lân, xịt tạo mầm

Thời gian thực hiện: Sau khi cơi lá làm bông đã mở từ 2-3 lá, chúng ta tiến hành bón lân cho sầu riêng.

Cách thực hiện: 

Rải lân đều xung quanh tán, ra ngoài tán, cách tán 50cm với lượng 0.5kg/ 1m đường kính. Tưới nước ướt đẫm để lân nhanh tan, cây hấp thu nhanh chóng. 

Sau 5-7 ngày có thể dùng thêm kali trắng với lượng 200gram/1 gốc để thúc đẩy nhanh quá trình già lá. 

Lưu ý: Trước khi rải lân, chúng ta cần làm sạch cỏ xung quanh gốc giúp cây hấp thu lân và kali nhanh hơn. Thoát hơi nước vùng rễ nhanh, tránh ẩm ướt thuận lợi cho công cuộc siết nước làm hoa. 

Khi lá đã già, cứng, có màu xanh đen, chúng ta tiến hành xịt tạo mầm.

Sử dụng những sản phẩm tạo mầm có hàm lượng lân và kali cao.

Xịt 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. 

Xịt ướt đẫm cây, đặc biệt là phần dạ cành bởi đây là nơi mang trái của sầu riêng.

Xịt duy trì đến khi bắt đầu siết nước hoặc lá già hết cỡ thì dừng. 

Bước 2: Siết nước, cắt cành bơi.

Thời gian thực hiện: Thông thường, sau khi rải lân 20 – 25 ngày thì chúng ta tiến hành siết nước. 

Cách thực hiện:

Siết nước: Ở Tây Nguyên, chúng ta chỉ cần siết nước bằng cách ngừng tưới nước cho cây. Qúa trình này giúp kích thích các mầm hoa phát triển đồng loạt. Tiến hành siết nước từ 15-20 ngày để đảm bảo cây tạo đủ mầm hoa.

Cắt cành bơi:  Sau khi lá của cành bơi đã già, cứng lá thì chúng ta mới tiến hành cắt tỉa. Cần tiến hành đồng loạt, tốt nhất nên hoàn thành trong 1 ngày để việc phân hóa mầm hoa được đồng đều hơn. Tránh hiện tượng ra hoa nhiều đợt. 

Bước 3: Tưới nước kéo cơi

Thời gian thực hiện: 

Sau khi mắt cua đã sáng đều, dài 1-3cm chúng ta bắt đầu tiến hành tưới nước, kéo cơi.

Cách thực hiện:

Ban đầu, nên tưới nước sương mặt đất rồi sau đó tăng lượng lên từ từ. Tránh tình trạng sốc nước sau một thời gian dài siết nước. Nhìn chung  2-3 ngày nên tưới 1 lần. Tuỳ vào tình trạng đất của mình, sao cho đảm bảo độ ẩm trong nước từ 60-70%. 

Đối với những vườn tưới béc, 2 ngày nên tưới 1 lần. Mỗi lần tưới 1-2 tiếng với lượng nước 150 lít/ tiếng.

Sau tưới nước lần 1, tưới WAO BOOMs + phun Amino A4 ở trên cây. WAO BOOMs giúp phục hồi bộ rễ bị tổn thương sau thời gian dài siết nước, cải thiện độ pH, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Đồng thời bảo vệ sầu riêng  trước những tác nhân gây hại như nấm Phytophthora, tuyến trùng… 

Amino A4 giúp bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng qua lá, giúp đi đọt nhanh, bông ra to, khoẻ, đồng đều. 

Bảo vệ cơi đọt, mắt cua trước sự tấn công của sâu, rầy, nhện đỏ, nấm bệnh bằng cách phòng trừ trước cho chúng. 

Bước 4. Dưỡng bông, dưỡng cơi 

Giai đoạn này cây rất cần các dinh dưỡng trung, vi lượng, amino acid để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Chính vì thế, chúng ta cần sử dụng phân bón lá Amino A4 xịt cho cây. Bởi trong đó chứa đầy đủ những dinh dưỡng mà sầu riêng cần trong lúc này. 

Bên cạnh đó, giai đoạn này là thời điểm rầy xanh, nhện đỏ, rệp sáp, bọ cánh cứng… cùng với nấm bệnh tấn công mắt cua. Chúng ta không nên chủ quan, cần phòng trừ một cách cẩn thận để bảo vệ bông và cơi đọt. Bởi mùa màng có bội thu hay không phụ thuộc rất lớn vào điều đó.

Có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như WAO M19, WAO B52 + Siêu đồng để phòng côn trùng, nấm bệnh hại.

Bảo vệ cơi đọt khỏi sâu, rầy, nhện, nấm khuẩn để chuẩn bị cho cây xổ nhuỵ

Lưu ý: 

  • Giai đoạn này không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông. Dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt. Gây ảnh hưởng đến khả năng đậu trái, nuôi trái.

Trên đây là 4 bước trình bày cách làm bông sầu riêng Tây Nguyên đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Nếu có vấn đề cần thắc mắc, vui lòng để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn !

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Nấm trái sầu riêng xử lý thế nào cho hiệu quả?

    Nấm trái sầu riêng có tên là Phytophthora palmivora. Chúng gây hại ở mọi giai đoạn phát triển của trái, kể cả trái sau khi đã thu hoạch. Nấm thường phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Gây thối nhũn, hư hỏng trái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của nhà vườn. Vậy làm thế nào để xử lý hiệu quả nấm trái sầu riêng, cùng WAO tìm hiểu nhé!

    1. Dấu hiệu gây hại của nấm trái sầu riêng

    Nấm trái sầu riêng gây ra bệnh nguy hiểm cho cây. Loại nấm này không chỉ tấn công lên trái mà còn tấn công cả thân, cành và lá. Nó cũng là nguồn cơn của bệnh cháy lá và nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí bị nặng có thể dẫn đến chết cây.

    Ở trên trái, ban đầu nấm tấn công là những đốm nhỏ màu nâu đen. Dần dần lan rộng ra và đổi sang màu xám đen. Chúng ăn sâu vào phần thịt trái, khiến trái bị thối nhũn và xuất hiện mùi hôi chua, khó chịu. Nấm Phytophthora làm cho trái không phát triển được như bình thường, trái nhỏ và chín sớm hơn. Bị nặng khiến trái bị thối cả và lây lan qua những trái còn lại.

    Đối với những vườn có hệ thống thoát nước kém, dễ ngập úng, vườn rậm rạp, ẩm thấp. Đó là điều kiện thuận lợi cho nấm phát sinh, lây lan và gây hại mạnh.

    2. Cách xử lý nấm trái sầu riêng hiệu quả

    Khi cây đã nhiễm bệnh, bà con cần tiến hành cắt tỉa, thu gom những trái bị nhiễm bệnh rồi đem ra khỏi vườn tiêu huỷ để tránh lây lan sang những trái còn lại.

    Sau đó sử dụng kết hợp VaccinSiêu đồng phun nhằm sát khuẩn và diệt nấm hại cho cây. Phun ướt đẫm thân, cành, lá, trái 3 ngày 1 lần. Nên phun 2 lần để kiểm soát triệt để.

    Đồng thời, sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới gốc cho cây để tiêu diệt nấm hại nằm trong đất. Đồng thời có tác dụng phát triển bộ rễ cho cây khoẻ mạnh và cải tạo đất tơi xốp.

    Tuy nhiên, để giảm thiểu thiệt hại do nấm trái sầu riêng gây ra bà con nên chủ động phun phòng bằng bộ đôi Vaccin + Siêu đồng để kiểm soát nấm khuẩn gây hại.

    Ngoài ra, cần chú ý hệ thống thoát nước trong vườn, tránh để vườn ngập úng. Sử dụng phân bón hữu cơ ( như phân hữu cơ NPK Hàn Quốc, phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma) để bón cho cây và giữ cỏ nhằm cải tạo đất tơi xốp, thoáng khí.

    Đặc biệt, cần tưới định kì bộ giải pháp WAO BOOM giúp kiểm soát nấm hại trong đất hiệu quả, phát triển bộ rễ và cải tạo đất tốt.

    Chú ý: Thăm khám vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện những vấn đề trên sầu riêng để có biện pháp xử lý phù hợp.


      Xem thêm:

      Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch đúng cách

      3 nguyên nhân khiến sầu riêng bị cháy lá và giải pháp khắc phục

      Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Cách phòng trị bệnh thối trái sầu riêng có thể bà con chưa biết?

      Thối trái sầu riêng là bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Thường xuất hiện và gây hại mạnh vào mùa mưa, không khí có độ ẩm cao, sương mù nhiều. Khiến trái bị thối nhũn, hư hỏng và gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho nhà vườn.

      Để bà con bớt phần lo lắng, dưới đây WAO xin chia sẻ một số cách phòng trị bệnh thối trái sầu riêng cho mọi người cùng tham khảo:

      Dấu hiệu bệnh thối trái sầu riêng

      Nấm gây bệnh thối trái sầu riêng không chỉ tấn công ở trái mà có thể tấn công ở nhiều bộ phận của cây. Ví dụ như trái cây, lá cây, thân cây.

      Trên trái: Bệnh gây hại trong mọi giai đoạn phát triển của trái, kể cả trái sau khi đã thu hoạch. Ban đầu, vết bệnh là những đốm nhỏ có màu nâu đen. Sau đó dần dần phát triển rộng ra và có màu xám đen. Nấm tấn công và ăn sâu vào phần thịt trái, làm cho trái bị thối nhũn, xuất hiện mùi hôi chua gây khó chịu. Nấm Phytophthora palmivora gây bệnh làm cho trái nhỏ, chín sớm. Bị nặng làm thối cả trái và lây lan qua những trái khác ở trong vườn.

      Ở trên lá, nấm tấn công gây hiện tượng cháy lá, rụng lá. Còn trên thân, nấm làm thân chuyển sang màu nâu sẫm, nứt nẻ và chảy nhựa màu vàng trong.

      Đối với những vườn có hệ thống thoát nước kém, rậm rạp, ẩm thấp do không vệ sinh, cắt tỉa sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh và lây lan nhanh trên diện rộng.

      Cách xử lý bệnh thối trái sầu riêng

      Cách xử lý:

      Khi phát hiện nấm hại sầu riêng trong vườn, cần tiến hành cắt tỉa những trái bị bệnh rồi đưa ra khỏi vườn tiêu huỷ, tránh lây lan.

      Sử dụng Vaccin + Siêu đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá, trái để tiêu diệt nấm khuẩn. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

      Đồng thời kết hợp tưới bộ sản phẩm WAO BOOM tưới xung quanh gốc. Nhằm tiêu diệt nấm hại đang trú ngụ trong đất.

      Biện pháp phòng ngừa bệnh thối trái sầu riêng

      Đảm bảo hệ thống thoát nước đầy đủ, tránh để vườn ngập úng.

      Cải tạo nền đất tơi xốp, thoáng khí, không bị nén chặt vừa giúp cây phát triển tốt vừa giúp đất thoát nước tốt khi mưa nhiều.

      Bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng bằng phân hữu cơ ( NPK Hàn Quốc) hay phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.

      Sau khi cây đậu quả, phun phòng nấm khuẩn bằng bộ đôi Vaccin + Siêu Đồng định kỳ 10 – 15 ngày/lần.

      Tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 3 tháng/ lần để tiêu diệt nấm hại trong đất. Đồng thời giúp phát triển bộ rễ khoẻ mạnh, cải tạo đất tơi xốp.

      Tiến hành cắt tỉa trái méo vẹo, kém phát triển. Chỉ nên để 2 trái 1 chùm. Bởi khả năng bị nấm trái ở chùm cao hơn ở những trái mọc đơn lẻ.

      Đặc biệt, bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện những vấn đề mà sầu riêng đang gặp phải, để có những biện pháp xử lý kịp thời.

      Nếu bạn đang cần tư vấn xử lý các vấn đề sâu bệnh trên cây sầu riêng, để lại thông tin để WAO hỗ trợ


        Xem thêm:

        Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

        Những loại bệnh thường gặp trên cây sầu riêng

        3 bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch không thể bỏ qua

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        3 nguyên nhân khiến sầu riêng bị cháy lá và giải pháp khắc phục

        Sầu riêng là loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc thật không mấy dễ dàng bởi cây trồng thường đối mặt với nhiều vấn đề bệnh hại. Trong đó, sầu riêng bị cháy lá đang là vấn đề được rất nhiều bà con quan tâm.
        Cháy lá xuất hiện do nhiều nguyên nhân, mời bà con cùng theo chân WAO tìm hiểu nhé:

        Sầu riêng bị cháy lá do rầy xanh

        Rầy xanh là loại côn trùng nguy hiểm, chúng gây hại quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất là vào thời điểm cây ra đọt non. Rầy xanh tấn công làm cháy lá non, rụng lá non hàng loạt khiến cành cây trơ trọi.
        Ban đầu, vết bệnh là những chấm nhỏ màu vàng, sau đó mép lá bị xoăn lại, khô dần rồi rụng.

        Cách xử lý:

        Vì rầy xanh tấn công mạnh vào giai đoạn lá non, đọt non nên bà con cần phun phòng từ khi cây xuất hiện mũi giáo đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt thành lá thục.
        Sử dụng chế phẩm sinh học AHBI kết hợp Siêu đồng để phun, phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

        Rầy xanh tấn công khiến mép lá quăn lại và khô dần

        2. Sầu riêng bị cháy lá do nấm tấn công

        Nấm Rhizoctonia solani và nấm Colletotrichum spp là hai tác nhân trực tiếp gây bệnh cháy lá trên sầu riêng.

        2.1 Nấm Rhizoctonia solani

        Nấm này xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi trời nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường thấp, thoát nước kém.
        Bệnh phát sinh trên cả lá già và lá non. Bắt đầu vết bệnh là những đốm nhỏ, sũng nước. Sau đó phát triển thành mảng. Sau đó những vết này khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối, làm lá biến dạng và quăn lại. Bệnh thường tập trung gây hại từng cụm sau đó lây lan rộng ra khắp vườn. Các lá bị bệnh có thể kết dính lại với nhau do sự mọc lan của sợi nấm.
        Bệnh ảnh hưởng xấu đến quá trình quang hợp của cây, khiến cây sinh trưởng kém, không ra hoa đậu trái.

        Cháy lá do nấm Rhizoctonia solani gây hại

        2.2 Nấm Colletotrichum spp

        Đây là loại nấm gây ra bệnh thán thư trên mọi loại cây. Lúc đầu vết bệnh phát sinh ở mép lá hay chóp lá, sau đó mới lan rộng vào phía trong. Đường ranh giới ngăn cách giữa phần thịt lá còn xanh và phần bị nhiễm bệnh là những đường viền hình tròn đồng tâm, có màu nâu đậm. Bệnh nặng làm khô lá, cháy lá và dẫn đến hiện tượng rụng hàng loạt, gây chết cây.

        Cháy lá do nấm Colletotrichum spp tấn công


        Cách xử lý:

        • Cắt tỉa những hoa lá cành đã bị nhiễm bệnh và đem đi tiêu huỷ tránh lây lan.
        • Sử dụng kết hợp Mocabi và Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá để tiêu diệt nấm khuẩn và tăng kích kháng giúp cây chống chọi tốt với bệnh hại. Phun lại lần 2 sau 3 ngày phun.
        • Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để tưới quanh gốc để xử lý nấm khuẩn tồn tại trong đất. Tưới 7 ngày 1 lần, mỗi gốc 5-10 lít tuỳ thuộc vào từng độ tuổi và độ rộng của tán.

        Cách phòng bệnh:

        • Cắt cành, tạo tán tránh để vườn rậm rạp, giúp ánh nắng chiếu vào.
        • Tăng cường bổ sung phân hữu cơ đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.
        • Tưới phòng nấm khuẩn WAO BOOM định kỳ 3 tháng 1 lần.
        • Phun Mocabi và Siêu đồng định kì 15-20 ngày/ lần để phòng nấm khuẩn trên cành lá.
        • Bổ sung và cân đối dinh dưỡng cũng như là nước tưới cho cây.
        • Thường xuyên thăm khám vườn để kịp thời phát hiện bệnh sớm.

        3. Sầu riêng bị cháy lá do ngộ độc phân bón

        Tình trạng này dễ bắt gặp ở những vườn sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ, cụ thể như phân NPK. Việc này khiến các đầu rễ cám bị cháy, dẫn đến chóp lá và rìa lá trên cây cũng cháy theo.
        Đầu rễ tổn thương tạo cơ hội cho nấm khuẩn tấn công rễ mạnh, khiến rễ hoại tử.
        Khi vườn nhà gặp tình trạng trên cần tưới Humic K-humate để giải độc đất, làm dịu rễ, kích cây ra rễ mới.

        Sầu riêng bị cháy lá do bón quá nhiều phân bón vô cơ

        Cách phòng trừ:

        • Bón phân vừa đủ cho sầu riêng
        • Sầu dưới 1 tuổi không bón phân vô cơ, chỉ bón phân hữu cơ.
        • Không bón sát gốc, bón cách gốc 40-50cm, tuỳ độ rộng của tán cây.
        • Tưới Humic K-humate nhằm giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
        • Kết hợp Amino Acid có trong A4 và dinh dưỡng trung vi lượng cao cấp trong Sao Đỏ. Giúp lá xanh dày, bóng mượt và cây phát triển cứng cáp, phát triển tốt.
        • Thường xuyên kiểm tra độ PH của đất, đảm bảo dinh dưỡng trong đất được hoà tan cho cây trồng dễ hấp thụ.

        Trên đây là những chia sẻ của WAO về nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục của bệnh sầu riêng bị cháy lá. Hi vọng qua bài viết này bà con có thể phân biệt được sầu riêng nhà mình bị cháy lá do đâu để có cách khắc phục triệt để.

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Vùng trồng sầu riêng Đắk Lắk được Hải quan Trung Quốc đánh giá cao

        Các vùng sầu riêng tại Đắk Lắk đã được Hải quan Trung Quốc kiểm tra, đánh giá tốt, doanh nghiệp nóng lòng chờ ngày đưa trái sầu riêng đầu tiên sang đất nước tỷ dân.

        Đã kiểm tra đánh giá trực tuyến xong 25 vùng trồng sầu riêng 

        Vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và Cục Bảo vệ thực Việt Nam đã tổ chức đánh giá trực tuyến đối với 25 vùng trồng sầu riêng của HTX Cây ăn trái Krông Pắc liên kết với Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn.

        Ông Võ Ngọc Huy, Phó Giám đốc HTX Cây ăn trái Krông Pắc cho biết, đến nay phía Trung Quốc đã kiểm tra xong mã vùng trồng và đang đợi công bố kết quả. Theo ông Huy, HTX đã được kiểm tra với diện tích hơn 600ha, sản lượng ước đạt hơn 1.000 tấn.

        Để công việc kiểm tra được thuận lợi hơn, những ngày này phía HTX đã phải chuẩn bị nhiều công việc khác nhau. Công tác kiểm tra nhiều cái HTX cũng bị động như tài liệu, một số yêu cầu từ phía GACC nhưng đơn vị đã cơ bản hoàn thành.

        Để chuẩn bị cho việc kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ HTX một số vấn đề trong khâu quy trình sản xuất. Quy trình 5K, người dân ra vào canh tác phải đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Ngoài ra, HTX cũng phải tuân thủ hồ sơ ghi chép, nhật ký canh tác theo yêu cầu từ phía Trung Quốc.

        “Trong lúc kiểm tra thì công tác chuẩn bị, di chuyển giữa các vườn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là đường truyền tại các vườn, phải làm sao đảm bảo được mạng kết nối với phía Trung Quốc. Đến nay, phía Trung Quốc kiểm tra xong HTX đang đợi để đưa những quả sầu riêng đầu tiên đi đường chính ngạch”, ông Huy chia sẻ.

        vùng trồng sầu riêng Đắk Lắk
        Các thành viên HTX Cây ăn trái Krông Pắc phối hợp với phía Trung Quốc kiểm tra vườn sầu riêng. Ảnh: Quang Yên.

        Cũng theo ông Huy, qua kiểm tra, nhân viên GACC đánh giá các vườn sầu riêng của HTX trái nhiều, to, tròn. Đặc biệt, các vườn sầu riêng của HTX đều đảm bảo về tiêu chí môi trường.

        “HTX mong muốn có đầu ra ổn định. Để làm được việc này phải xây dựng được quy trình sản xuất đạt chuẩn. Đặc biệt trong thời gian này HTX mong muốn phía Trung Quốc nhanh chóng cấp mã vùng trồng và công bố những đơn vị nào được xuất khẩu chính ngạch vì năm ngoái đơn vị cũng đã được phía Trung Quốc đánh giá. Nếu GACC không sớm cấp mã vùng trồng và doanh nghiệp được xuất khẩu sẽ trễ niên vụ 2022. Nếu vậy HTX cũng như doanh nghiệp liên kết sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Huy thông tin.

        Là doanh nghiệp liên kết với HTX để xây dựng các vùng nguyên liệu xuất khẩu, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn cùng HTX đã chuẩn bị cho thời điểm lịch sử này từ năm 2020.

        Công ty đã tổ chức tập huấn về công tác phòng ngừa Covid-19, tập huấn quy trình kỹ thuật, về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), cũng như tập huấn cho bà con về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên vườn sầu riêng. Các vườn trồng phải luôn tuân thủ theo quy trình sản xuất của HTX cũng như Công ty ban hành.

        Các bẫy sâu bệnh hại trên cây sầu riêng được phía Trung Quốc quan tâm. Ảnh: Quang Yên.

        Ông Lê Anh Trung, Giám đốc vùng nguyên liệu Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn cho biết, do Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách Zero Covid nên GACC rất chú trọng về vấn đề công tác quản lý phòng ngừa dịch bệnh tại vườn trồng. Đặc biệt, các biện pháp xử lý, phòng ngừa quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên vườn trồng, công tác kiểm dịch thực vật, đánh giá tồn dư thuốc bảo vệ thực vật của sản phẩm nông nghiệp.

        Trong đó, phía GACC tập trung các câu hỏi liên quan đến kiểm tra, điều tra phát hiện sinh vật gây hại (SVGH) định kỳ, ghi chép các loài sinh vật gây hại phát hiện và xử lý. Thực hiện biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Sử dụng bẫy ruồi đục quả, các bố trí, kết quả bẫy và có bao trái không. Lưu hồ sơ kiểm soát SVGH… Đến nay GACC đã cơ bản kiểm tra xong vùng trồng, cơ sở đóng gói nhưng để đưa được quả sầu riêng đi đường chính ngạch vào nước này còn nhiều khó khăn.

        “Dũng Thái Sơn là một trong những doanh nghiệp từng được phía Trung Quốc kiểm tra đủ điều kiện xuất khẩu sầu riêng chính ngạch. Tuy nhiên, đến nay phía Trung Quốc vẫn chưa cho thí điểm xuất khẩu nên gây nhiều khó khăn, nhất là khi người dân tin tưởng phối hợp với doanh nghiệp để thực hiện các yêu cầu do phía Trung Quốc đưa ra. Việc chậm trễ này nếu kéo dài dễ khiến người dân mất lòng tin vào doanh nghiệp, chính quyền. Do đó, chúng tôi đề xuất Bộ NN-PTNT đề nghị phía Trung Quốc sớm cho các doanh nghiệp đạt yêu cầu thí điểm xuất khẩu sầu riêng qua nước này”, ông Lê Anh Trung.

        Chờ Trung Quốc công bố danh sách

        Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk, phía GACC đã kiểm tra trực tuyến 38 mã vùng trồng sầu riêng và 6 cơ sở đóng gói của địa phương trong gần 15 ngày. Tổng diện tích được kiểm tra là 1.500ha.

        Để chuẩn bị cho việc kiểm tra quy mô lớn này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX chuẩn bị hồ sơ để phía Trung Quốc kiểm tra trực tuyến theo các quy định về quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng; Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói và các quy định tại Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

        Phía Trung Quốc kiểm tra HTX Cây ăn trái Krông Pắc. Ảnh: Quang Yên.

        Qua các buổi kiểm tra trực tuyến của phía Trung Quốc bước đầu cho thấy các doanh nghiệp, HTX vùng trồng, cơ sở đóng gói thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên kết quả phải chờ thông tin từ Tổng cục Hải Quan Trung Quốc công bố.

        “Một số doanh nghiệp, HTX mà GACC đã kiểm tra trực tuyến đợt trước thì không kiểm tra lại. Toàn bộ vùng trồng và cơ sở đóng gói kiểm tra đợt này đều là các vùng trồng và cơ sở đóng gói mới thiết lập. Đơn vị đã hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX hoàn thiện về quy trình thiết lập vùng trồng, quy trình thiết lập cơ sở đóng gói theo các Tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ thực vật và Nghị định thư. Trong thời gian tới Chi cục tiếp tục phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, chính quyền địa phương giám sát các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được GACC kiểm tra để các vùng trồng, cơ sở đóng gói luôn đảm bảo các tiêu chí theo quy định của nước nhập khẩu”. Ông Lê Văn Thành, Chi Cục trưởng Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đăk Lăk cho biết.

        Các doanh nghiệp sẵn sàng đưa quả sầu riêng sang Trung Quốc bằng đường chính ngạch. Ảnh: Quang Yên.

        Vị Chi cục trưởng cho biết thêm, Đắk Lắk là địa phương có diện tích lớn nhất được GACC kiểm tra trong đợt này. Để chuẩn bị cho việc kiểm tra, hơn một năm trước, Đắk Lắk đã mời các chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật vào địa phương hướng dẫn.

        “Quá trình kiểm tra GACC luôn quan tâm đến phòng chống dịch Covid-19, vệ sinh an toàn thực phẩm và sâu bệnh hại. Về lâu dài, khi Trung Quốc đồng ý cho sầu riêng đi chính ngạch thì cả một khối lượng công việc rất lớn. Do đó, để việc xuất khẩu được lâu dài thì cần quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân trong việc kiểm soát vùng trồng, sâu bệnh hại…

        Đây là lần đầu tiên Đăk Lăk được kiểm tra diện tích vùng trồng lớn như thế nên cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng đến nay các mã vùng đăng ký đã kiểm tra xong và chờ phía Trung Quốc công bố danh sách những đơn vị đạt yêu cầu”, ông Thành chia sẻ.

        Theo ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk, năm 2021 địa phương đăng ký xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 3 loại là sầu riêng, chanh leo và khoai lang tím Nhật. Địa phương có hơn 1.000ha chanh leo. Hiện loại trái cây này đã được cho xuất khẩu thí điểm qua 7 cửa khẩu. Tuy nhiên, thời gian này Đắk Lắk đang bước vào thời điểm thu hoạch sầu riêng do đó địa phương ưu tiên cho mặt hàng này. Sau khi xong sầu riêng, thời gian tới Chi cục sẽ phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn, quy trình để xuất khẩu chanh leo cho doanh nghiệp, HTX, người dân.

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Biện pháp xử lý khi cây sầu riêng bị ngập úng

        Trên 90% cây sầu riêng sẽ bị thối rễ, vàng lá và nặng có thể sẽ chết nếu bị ngập úng mà không được kịp thời xử lý.

        Có 2 mức độ ngập:

        Ngập nặng khi mực nước trong vườn dâng lên cao đến cổ rễ hoặc quá thân. Trước đây, tình trạng ngập chỉ xuất hiện do lũ về ở khu vực đất đồng bằng, Miền Tây hoặc do mưa nhiều, hồ thủy điện xã lũ ở đất vùng cao nhưng gần sông, hồ.

        Ngập nhẹ là khi lượng nước cung cấp cho đất quá nhiều và trong thời gian dài. Ví dụ như mưa liên tục ở Tây Nguyên, tưới liên tục không ngừng ở Miền Tây, hoặc những vườn có kết cấu đất nén dẽ, khó thoát nước.

        1. Các bước xử lý

        Bước 1: Rút thoát nước nhanh nhất có thể bằng các biện pháp:

        Đặt máy bơm nước liên tục ra ngoài, kết hợp xẻ rãnh, khai thông cống rãnh thoát nước.

        Vườn ở khu vực Tây Nguyên có thể mở bồn, làm rãnh thoát nước, sửa đất xung quanh gốc thấp dần từ gốc ra ngoài.

        Bước 2: Phá lớp váng bề mặt

        Sau khi nước đã rút, phần bề mặt đất bị đóng váng không thoáng khí. Nếu lớp váng là lớp bùn dày thì dùng cuốc hoặc xẻng cào hết lớp váng ra ngoài, sau đó dùng chĩa 3 răng xơi nhẹ bề mặt đất giúp thoáng khí, giảm tình trạng ngộp rễ. Trong phạm vi từ gốc ra đến hết tán.

        Bước 3: Xử lý nấm bệnh trong đất đồng thời bổ sung dinh dưỡng qua lá.

        Dưới gốc: Tiến hành tưới WAO BOOM để diệt nấm, kích rễ, cân bằng và ổn định pH đất, tăng cường sức đề kháng cho cây.

        Cách tưới: tưới 2 lần cách nhau 7 ngày, tưới theo hình chiếu của tán cây, lượng tưới phụ thuộc vào độ rộng của tán và tuổi cây.

        Trên lá: Phun dinh dưỡng amino trên lá để giảm áp lực cho bộ rễ.

        Để hạn chế thiệt hại cho vườn sâu riêng do tình trạng ngập úng gây ra, nhà vườn cần có những biện pháp chủ động phòng ngừa.

        Vườn sầu riêng bị ngập nước

        2. Biện pháp phòng

        • Khu vực miền Tây chú ý đê bao, lên liếp, làm mô cao, mặt mô cách mặt nước tối thiểu 1m
        • Khu vực Tây Nguyên không trồng trong hố sâu như cà phê. Tốt nhất nên trồng sao cho gốc hơi cao hơn mặt đất 1 chút. Nếu trồng sai cách vào thời điểm mùa mưa liên tục 10-15 ngày, kể những vùng cao, đất dốc vẫn sẽ thoát nước không kịp.
        • Xẻ rãnh thoát nước áp dụng đối với tất cả các vùng kể cả miền Tây, miền Đông hay Tây Nguyên
        • Để cỏ trong vườn để tăng khả năng thoát nước.
        • Bón phân hữu cơ để cải tạo độ tơi xốp cho đất, giúp đất thoát nước nhanh hơn.
        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Quy trình chăm sóc sầu riêng dưới 1 năm tuổi

        Hiện nay rất nhiều nhà vườn gặp phải tình trạng cây sầu riêng trồng chưa được 1 năm đã bắt đầu bị nấm bệnh, côn trùng gây hại tấn công; khiến cây còi cọc, không phát triển được, nặng có thể chết và phải mất công trồng lại.

        Để cây sầu riêng con sinh trưởng và phát triển tốt trong năm đầu tiên, nhà vườn cần có chế độ chăm sóc phù hợp.

        1. Các bước chăm sóc sầu riêng con trong năm đầu tiên

        Bước 1: Bón phân

        Sau khi trồng cây con xuống đất trong vòng 7 ngày chỉ tưới nước giữ ẩm để rễ cây bắt đầu làm quen với môi trường đất mới. Sau khi trồng 7 ngày tiến hành bón phân hữu cơ cho cây. Có thể sử dụng phân hữu cơ NPK Hàn Quốc hoặc phân chuồng đã ủ hoai với nấm trichoderma

        Lượng bón:

        • Phân chuồng 1-3kg/gốc
        • Phân hữu cơ NPK Hàn Quốc: 0.5kg/gốc

        Lưu ý:

        • Bón cách gốc 10-15cm
        • Tốt nhất nên ngâm phân ra tưới

        Bước 2: Kích thích cây con ra rễ mới

        Sau khi bón phân cho cây 1 ngày, tiến hành pha Humic để tưới gốc kích thích cây nhanh ra rễ mới.

        Lượng tưới: Pha 1kg Humic với 600 lít nước, tưới mỗi gốc 3 lít nước.

        Lưu ý: Chỉ nên tưới vào gốc, không nên phun humic qua lá vào giai đoạn này. Để tiết kiệm công có thể trộn humic bón cùng với phân ở bước 1.

        Bước 3: Phòng trừ côn trùng chích hút, nấm bệnh

        Sau khi bón phân và kích rễ, khoảng 10-15 ngày sau cây bắt đầu đi đọt, tiến hành phun phòng trừ côn trùng chích hút đặc biệt là rầy xanh khi cây xuất hiện mũi giáo.

        Khi cây bắt đầu ra lá lụa, tiến hành phun phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh trên lá như đốm mắt cua, thán thư, cháy lá chết ngọn.

        2. Chu kỳ chăm sóc

        Trong vòng 3 tháng kể từ ngày bón phân cho cây chỉ cần tưới nước để duy trì độ ẩm mà không cần bón thêm phân.

        Sau 3 tháng bắt đầu quay lại chu kỳ như trên ( 3 tháng tính 1 chu kỳ).

        3. Các dòng sản phẩm phù hợp với sầu riêng giai đoạn mới trồng

        Tùy thuộc vào đặc tính cây sầu riêng con chúng ta cần lựa chọn những dòng sản phẩm phù hợp để thu được kết quả tốt nhất:

        • Humic nhập khẩu từ Mỹ: K-humate
        • Chế phẩm sinh học phòng trừ rầy xanh, côn trùng chích hút: CNX RS
        • Xử lý nấm bệnh trên thân cành, lá: Vaccin + Siêu đồng
        • Xử lý đất trồng trước khi xuống giống Sầu riêng: WAO BOOM

        Lưu ý: Việc xử lý nấm bệnh trong đất trước khi xuống giống sầu riêng là 1 bước cực kỳ quan trọng để giúp cây sầu riêng con phòng ngừa được các bệnh về rễ cũng như tăng khả năng tự đề kháng của cây trồng.

        Đọc thêm:

        Cách xử lý đất trước khi trồng sầu riêng nhanh gọn, hiệu quả

        Bí quyết xử lý bệnh thối rễ trên sầu riêng triệt để

        Cách sử dụng đạm cá cho sầu riêng mà bạn không nên bỏ qua

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Trọn bộ sản phẩm chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

        Để cây sầu riêng phục hồi nhanh chóng sau thu hoạch, nhà vườn cần tiến hành các bước chăm sóc như sau:

        1. Bổ sung dinh dưỡng phục hồi cây

        2. Cắt tỉa cành, rửa vườn để xử lý nấm khuẩn trên thân cành, lá

        3. Cải tạo đất, xử lý nấm khuẩn trong đất, kích thích cây ra rễ mới

        Dưới đây là chi tiết quy trình và các sản phẩm chuyên dùng trong quá trình chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch đơn giản nhất mà nhà vườn có thể dễ dàng áp dụng:

        quy trình chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch
        quy trình chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

        Tìm hiểu chi tiết về các sản phẩm trong quy trình:
        >> Phân NPK hữu cơ nhập khẩu Hàn Quốc Green field 60 Extra

        >> Phân bón trung vi lượng Sao đỏ

        >> Phân bón amino A4

        >> Vaccin

        >> Siêu đồng

        >> Bộ giải pháp chăm sóc đất – bảo vệ rễ: WAO BOOM

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Cách chăm sóc sầu riêng mới trồng

        Sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới mang lại giá trị kinh tế cao. Gần đây, diện tích trồng mới sầu riêng ngày càng được mở rộng để thay thế các loại cây ăn trái, cây công nghiệp. Giai đoạn mới trồng, sầu riêng thường gặp các vấn đề như cây còi cọc chậm lớn; dễ bị các loại nấm bệnh, côn trùng gây hại. Vậy chăm sóc sầu riêng mới trồng như thế nào để cây phát triển khỏe mạnh; sức đề kháng cao chống chịu với nấm bệnh tốt là vấn đề được các nhà vườn trồng mới chưa có kinh nghiệm rất quan tâm.

        Để giải quyết những vấn đề trên, nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp sau:

        1. Che phủ, giữ ẩm cho sầu riêng sau khi trồng

        Sầu riêng là loại cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao, không ưa khí hậu khô hanh. Nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển nằm trong khoảng từ 22 – 30oC. Nên sầu riêng được trồng nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

        Sau khi xuống giống, nhà vườn nên tiến hành che phủ, giữ ẩm cho đất trồng bằng các loại vật liệu như rơm rạ, cành cây khô, thân ngô, thân chuối …để hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất mặt và không bị rửa trôi khi tưới nước.

        Lưu ý: vật liệu che phủ cách gốc 15-20cm để hạn chế thối gốc

        2. Trồng xen canh cây che nắng, chắn gió

        Sầu riêng là cây ưa sáng nên không trồng mật độ quá dày để cây đón được lượng ánh sáng đủ để sinh trưởng và phát triển.

        Khoảng cách phù hợp:

        – Trồng chuyên canh: 6mx6m hoặc 7mx7m.

        – Trồng xen canh: 8mx8m, 9mx9m hoặc 10mx12m.

        Tuy nhiên ở giai đoạn cây con còn bé, nhà vườn nên tiến hành trồng xen canh thêm các loại cây trồng khác để che nắng, chắn gió cho sầu riêng con hạn chế rung lay gốc. Có thể trồng cỏ vetiver, muồng vàng, chuối để vừa tạo nguồn sinh khối cắt tỉa che phủ tại chỗ; vừa che nắng chắn gió, cải tạo đất trồng. Vì đa số đất trồng sầu riêng được chuyển đổi từ các vườn trồng cây ăn trái lâu năm, cây công nghiệp nên đã bạc màu, thoái hóa, nghèo dinh dưỡng.

        3. Tưới nước, bón phân

        Sầu riêng sau khi trồng nên tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho đất; đặc biệt trong vòng 45 ngày đầu mới trồng. Tiến hành tủ gốc để giữ ẩm cho cây, nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây không phát triển được, héo và chết cây. Không bón hay tưới phân bón tổng hợp (NPK) dễ gây xót rễ trong khi cây ra rễ non. Khi cây trồng đã được 45 ngày; tiến hành bón thêm phân hữu cơ ( ví dụ như phân Hữu cơ NPK Hàn Quốc, phun amino acid để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cây.

        4. Kích thích sầu riêng con ra rễ mới

        Sầu riêng con khi vừa được chuyển từ bầu đất xuống vườn trồng cần thời gian để thích ứng với môi trường mới. Khả năng hấp thụ và tìm kiếm dinh dưỡng của rễ vẫn còn hạn chế. Vì vậy để sầu riêng con nhanh bén rễ nhà vườn nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học để kích thích cây ra rễ non; như humic, các chủng nấm men kích rễ như Saccharomyces cerevisiae, Actinomycetes spp… Việc kích rễ được tiến hành kịp thời sẽ giúp cho sầu riêng con nhanh chóng thích nghi; hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu nuôi cây, đi đọt.

        5. Phòng trừ côn trùng, nấm bệnh

        • Phòng trừ rầy xanh

        Trong giai đoạn cây đi đọt, loại côn trùng gây hại phổ biến trên sầu riêng đó là rầy xanh. Chúng chích hút khiến teo đọt, rụng lá hàng loạt. Vì vậy nhà vườn cần phun phòng rầy xanh ngay khi cây bắt đầu ra múi giáo.

        • Phòng trừ nấm bệnh.

        Trên lá: Phun nấm đối kháng Chaetomium để phòng trừ bệnh do nấm gây hại trên lá như đốm lá (đốm mắt cua), cháy lá chết ngọn, thán thư…

        Dưới rễ: phòng trừ nấm bệnh trong đất gây lại cho rễ non như nấm Phytophthora, Fusarium, tuyến trùng. Nhà vườn nên sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để xử lý đất trồng sầu riêng trước khi xuống giống.

        Đọc tiếp:

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

        Vàng lá thối rễ là một trong những bệnh thường gặp trên sầu riêng. Đây là căn bệnh có khả năng lây lan rộng và tái phát hằng năm nếu không được xử lý triệt để; đặc biệt trong mùa mưa.

        1. Biểu hiện sầu riêng bị vàng lá thối rễ

        Trên lá: Lá chuyển vàng dần, ban đầu là một vài cành, sau đó lan ra vàng toàn bộ cây.

        Dưới rễ:  Các đầu rễ non, rễ cám bị thối, phần vỏ rễ bị tuột ra khỏi phần lõi gỗ. Những cây bệnh nặng rễ cái bị thối đen. Rễ sầu riêng bị thối khiến cây không thể hấp thu được nước và dinh dưỡng nuôi cây. Cây phát triển kém, không ra đọt, lá vàng úa, trái rụng dần. Khi bộ rễ bị thối toàn bộ, cây sẽ chết.

        2. Nguyên nhân sầu riêng bị vàng lá thối rễ

        Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh do các loại nấm Phytopthora, Fusarium và tuyến trùng gây ra

        Nguyên nhân gián tiếp dẫn tới hiện tượng sầu riêng bị vàng lá thối rễ:

        • Do trồng không đúng kỹ thuật, trồng sâu chôn chặt gây nghẹt cổ rễ
        • Vườn thoát nước kém khiến rễ bị oi nước
        • Bón quá nhiều phân vô cơ tổng hợp làm cháy đầu rễ non.
        • Đất thoái hóa chai cứng, nứt nẻ vào mùa nắng, nhão nhoẹt vào mùa mưa tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển.

        3. Quy trình xử lý khi cây sầu riêng bị vàng lá thối rễ

        Bước 1: Cắt tỉa cành và hạ cốt

        • Việc cắt tỉa bớt các cành bị vàng nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ; giảm sự thoát hơi nước, bởi trong tình trạng này rễ không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng nuôi cả cây.
        • Bà con dùng cuốc gạt bằng lớp đất mặt từ phần cổ rễ ra đều quanh tán để tạo độ thông thoáng cho phần thân, cổ rễ.
        • Đối với vườn thoát nước kém cần tiến hành xẻ rãnh, khơi thông mương, cống để thoát nước.

        Bước 2: Bổ sung phân chuồng ủ hoai mục với nấm Trichoderma.

        • Mỗi gốc rải đều khoảng 15 – 20kg phân chuồng (lượng phân tùy theo tuổi cây và độ rộng của tán). Rải vòng quanh tán, cách gốc 40cm. Sau đó cuốc xởi nhẹ 3- 5cm lớp đất mặt để trộn đều lớp phân vừa bón.
        • Việc bón phân chuồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại và nhân sinh khối mạnh hơn nhằm tiêu diệt nấm bệnh gây hại và bảo vệ đầu rễ non.

        Lưu ý: Cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho đất (khoảng 60%).

        Bước 3: Xử lý nấm bệnh và phục hồi cây:

        Sử dụng bộ giải pháp “Chăm sóc đất, bảo vệ rễ – WAO BOOM” để xử lý nấm bệnh và phục hồi cây.

        • Pha WAO BOOM với 1000 lít nước. Sau đó tưới đều lên vùng đất đã được rải phân hữu cơ. Mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán).
        • Sau 7 ngày tiến hành tưới lại lần 2.
        • Sau khi tưới WAO BOOM, pH đất sẽ được cải thiện, nấm đối kháng sẽ được kích hoạt để tấn công và tiêu diệt nấm gây bệnh vàng lá thối rễ. Đồng thời các chủng nấm men kích rễ, vi khuẩn, trực khuẩn có lợi sẽ kích thích và tái tạo bộ rễ mới chắc khỏe, mập mạp.
        • Sau khoảng 25-30 ngày cây sẽ bắt đầu phục hồi.

        Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng phân bón NPK trong giai đoạn này( ít nhất 3 tháng đầu) để tránh làm cháy rễ non vừa ra.

        4. Phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

        Để hạn chế vàng lá thối rễ hiệu quả bà con nên chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ đầu bằng các biện pháp đơn giản như sau:

        • Xử lý đất trồng thật kỹ trước khi trồng, tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh, tuyến trùng còn tồn tại trong môi trường đất bằng chế phẩm sinh học WAO BOOM.
        • Bón bổ sung phân chuồng được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma hàng năm để cải tạo đất tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, tạo môi trường cho hệ sinh vật đất phát triển tốt hơn.
        • Cân bằng độ pH đất, bón bổ sung vôi dolomite để nâng độ pH đất và bổ sung magiê.
        • Xây dựng hệ thống thoát nước trong vườn tốt để ngăn ngừa tình trạng ngập úng gây hại cho bộ rễ.
        • Hạn chế bón phân NPK đặc biệt trong mùa mưa, tránh làm cháy các đầu rễ non tránh điều kiện để nấm khuẩn xâm nhiễm gây hại.