Đăng bởi Để lại phản hồi

Thanh Long và Kỹ thuật chăm sóc cây thanh long bền vững

Thanh long là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên việc chăm sóc cây thanh long cũng không phải dễ dàng. Đọc bài này để hiểu hơn về cách chăm sóc cây thanh long nhé!

1. Đất và thời vụ trồng

Đất trồng :

Thanh Long dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau ( đất xấu,
khô cằn, đất cát mặn, đồi, ruộng không ngập nước, nơi có nguồn nước tưới…).

Tiêu biểu như vùng đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn và phù sa (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)…

Thời vụ trồng:

Tùy theo từng địa phương, có thể trồng vào đầu vụ xuân hoặc cuối vụ mưa.

Tuy nhiên, cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới nên chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh, vì thế cần ủ ấm cho cây vào mùa đông.

2. Chuẩn bị đất trồng

Việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng cho cây phát triển từ giai đoạn đầu. Thanh long phát triển tốt nhất trên vùng đất cát hay đất thịt pha cát có tầng đất canh tác dày (từ 1,5 – 2m), thoát nước tốt.

  • Đất cao:

Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ.

Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 – 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.

  • Đất thấp:

Chiều cao mặt líp so với mặt nước trong mương độ 40 cm, để đề phòng trong mùa mưa nước có thể dâng cao ngang mặt liếp nhất là ở những nơi thấp thì cần phải làm thêm mực trước khi xuống giống.

Thanh long được chăm sóc kĩ lưỡng

3. Mật độ trồng thanh long

Khoảng cách trồng: (3 x 3 x 3.5m), hố đào sâu 20cm, rộng 20-30 cm, trồng 4-5 hom giống thanh long/trụ, độ dài hom giống 60-80cm.

Cây làm trụ 2.8 m, đường kính 15 cm.

Cọc có thể bằng xi măng hoặc bằng gỗ, trên đầu cọc cần phải làm giàn chữ thập cho cây bò.

Sau khi trồng, cần ủ rơm rạ, rác mục và tưới nước xung quanh gốc.

Thanh long có khả năng thích ứng với các đất có độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng do xuất xứ từ vùng khô hạn nên pH gần trung tính (trên dưới 6) sẽ dễ phát triển hơn.

4. Bón phân

Kiến thiết cơ bản:

  • Bón lót: Phân chuồng hoai/phân hữu cơ giàu humate + vôi hay phân lân nung chảy.
  • Bón thúc: Bà con bón cân đối giữa đạm, lân và kali.

Thời kỳ kinh doanh:

  • Bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai bằng nấm đối kháng Trichoderma.
  • Trong thời gian nuôi cành, tạo tán: bón đạm cao, lân vừa và kali thấp.
  • Phân hóa mầm hoa: lượng đạm trung bình, lân cao và kali trung bình.

5. Tưới nước

Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:

  • Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm.
  • Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng.
  • Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao >80%.
  • Quả nhỏ.

Tùy theo ẩm độ đất… mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 – 7 ngày/lần. Trồng thanh long có xử lý ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng, thường tưới vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên.

Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước ít được chú ý hơn, một số hộ đã dùng bơm tưới bổ sung thấy có kết quả, trừ khi nước phèn có độ pH quá thấp. Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồng chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý điều này.

6. Tỉa cành thanh long

Năm thứ 2: tỉa nhẹ để tạo tán dù.

Cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành phân bố đều trên đầu trụ.

Tỉa cành già làm thông thoáng tán cây, giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Có 3 cách cắt tỉa:

  • Tỉa đầu: thực hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng.

Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn công.

Khuyết điểm: qua nhiều năm các lớp cành chồng chất lên nhau nên bụi thanh long bị đôn lên cao.

  • Tỉa lựa: Lựa cắt các cành cần tỉa.

Ưu điểm: Tạo được sự thông thoáng, qua nhiều năm trụ không đôn lên cao. Giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây.

Khuyết điểm: Tốn công.

  • Tỉa sửa cành: Để kiểm soát số cành con trên cành mẹ (cành sừng trâu).

+ Chỉ giữ lại 1-3 cành con/cành mẹ, các cành con/mẹ xa nhau và phân bố đều.

+ Giữ lại các cành mập, khỏe, tỉa bỏ những cành mọc lòa xòa ra lối đi.

+ Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bằng thắp đèn.

7. Kích thích ra hoa

Thắp đèn được xem là biện pháp xử lý ra hoa nghịch vụ hiệu quả nhất.

  • Thời gian thắp sáng liên tục từ 15-20 giờ tùy theo mùa và điều kiện thời tiết. Thời gian thắp đèn từ 7-10 giờ/đêm. Sau khi ngưng thắp đèn 3-5 ngày thì cây ra hoa. Từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 52-54 ngày.
  • Trước khi thắp đèn 1 tuần cần phải bón phân đón hoa có tỷ lệ Lân và Kali cao.

8. Phòng trừ côn trùng và nấm bệnh

Côn trùng

Bọ xít:  hại thanh long từ khi có nụ hoa đến khi trái hình thành, chúng  chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ nhưng đến khi quả chín nơi các vết chích sẽ xuất hiện một chấm đen, mất giá trị xuất khẩu. Việc phòng trừ dùng Nấm xanh Nấm trắng. Phun lên khu vườn có bọ xít xuất hiện.

Ruồi vàng hay ruồi trái cây (Dacus dorsalis): là đối tượng nguy hiểm đang được báo động hiện nay. Trưởng thành chích và đẻ trứng vào quả gây thoái hóa phần thịt quả và phần nhựa chảy ra ngoài vỏ làm quả thanh long bị hư, không xuất vườn được. Là đối tượng mới xuất hiện trên thanh long nhưng ruồi trái cây đã phá rất nhiều loại quả ở nước ta vì thế cần chú ý phòng trừ.

Nấm Bệnh

Bệnh thối đầu cành: ngọn cành thanh long chuyển màu vàng, rồi mềm, sau đó thối. Cây tăng trưởng chậm, số cành giảm hẳn. Bệnh hay xảy ra vào cuối mùa nắng. Bệnh xảy ra không những trên đất phèn (đất thấp) mà còn cả trên đất cao nữa. Nguyên nhân chính là do nấm Alternaria sp. gây ra. Trị bằng cách phun Vắc xin kết hợp Siêu đồng 2 lần liên tiếp cách nhau 3 – 5 ngày.

Bệnh đốm nâu trên cành: thân cành thanh long có những đốm tròn như mắt của màu nâu. Vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành. Có nhiều vết acervulus tròn đen năm rải rác. Tác nhân là nấm Gloeosporium agaves. Thuộc họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconialea, Lớp Deuteromycetes.

Bệnh nám cành: trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám. Tác nhân là nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp. Họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconiales, Lớp Deuteromycetes. Biện pháp phòng trị chung cho các bệnh thanh long là vệ sinh đồng ruộng, chống úng và chống hạn cho cây. Khi tới mức độ phải trị thì dùng chế phẩm sinh học Vắc xin kết hợp Siêu đồng.

Các hiện tượng sinh lý:

Hiện tượng rụng nụ: xuất hiện khi số nụ trên cành nhiều. Sau khi nụ xuất hiện 5 – 7 ngày thì nụ không phát triển nữa, vàng rồi rụng. Tỷ lệ rụng từ 10% đến 20%. Cây tự quân bình sinh lý để nuôi quả còn lại trên cây. Để hạn chế sự rụng quả sinh lý cần bón phân tưới nước đầy đủ và quân bình.

Hiện tượng nứt vỏ trái: do thời tiết, trời hạn ở giai đoạn vỏ quả phát triển, sau đó mưa nhiều hoặc tưới nhiều vào lúc ruột qua phát triển nên quả nứt. Mặt khác, do nhà vườn treo quả lâu đợi dịp có giá mới bán. Để hạn chế nên kiểm soát độ ẩm đất, không để vườn khô hạn trong thời kỳ cây nuôi quả.

9. Thu hoạch

Sau khi trái chuyển qua đỏ độ 3 ngày thì có thể thu trái. Đi dọc theo hàng, lựa cắt quả đúng chuẩn xếp vào gùi.

Khi đầy gùi thì chuyển ra xếp vào cần xé xếp theo từng lớp có lót giấy hoặc rơm, sau đó chuyển đến nơi thu mua.

Thanh long chín lần 1, nếu không thu thì 1 tuần sau trái sẽ xanh trở lại. Sau đó, sẽ chín đỏ một lần nữa.

Với những trái đã chín lần 2, lần 3, độ ngọt sẽ nồng hơn, vỏ mỏng đi rất nhiều so với trái chín lần một. Thịt trái giảm độ giòn, nhưng các chất dinh dưỡng lại nhiều hơn.

Tiêu chuẩn trái xuất khẩu:

  • Trái có trọng lượng lớn, chuyển màu đỏ được 2 – 3 ngày, ngoại hình đẹp, vỏ không bị trầy sướt, các tai lá trên quả còn xanh tươi, không có vết chích của côn trùng.
  • Không có vết bệnh và không có bất cứ tồn dư thuốc hóa học nào trên ngưỡng cho phép để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.

Trái tiêu thụ trong nước:

  • Thường được thu hái trễ hơn nên quả nặng, to hơn, và ngọt hơn thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước.
  • Việc thu hoạch tiến hành giống như khi thu xuất khẩu nhưng không cần xử lý đóng thùng, chỉ cho vào cần xé, may miệng lại rồi chở đến nơi tiêu thụ.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh bồ hóng trên thanh long và biện pháp quản lý hiệu quả

Bệnh bồ hóng trên thanh long cũng là bệnh hại thường gặp trên nhiều loại thanh long. Bệnh tồn tại trên cành, quả, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của cây. Bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bệnh bồ hóng trên thanh long và biện pháp quản lý hiệu quả.

1. Triệu chứng bệnh bồ hóng trên thanh long

Bồ hóng phát triển tạo thành một lớp mụi đen trên cành làm cho cây giảm khả năng quang hợp. Bệnh thường xuất hiện trên các vườn ít chăm sóc.

Bệnh tấn công trên vỏ quả làm mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng, quả trở nên xù xì, làm giảm giá trị thương phẩm.

Biểu hiện bệnh bồ hóng trên thanh long

Trong mùa nắng, nụ bông và quả non thanh long thường tiết ra mật ngọt tự nhiên chính điều này tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công lên ở những vị trí này. Hoặc do rầy rệp tấn công trên bẹ non, trong quá trình chích hút nhựa chúng bài tiết ra chất mật và sau đó nấm bồ hóng có điều kiện tấn công.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Capnodium sp gây ra. Bệnh phát triển chủ yếu vào mùa nắng.

3. Biện pháp quản lý

Để xử lý bệnh nấm bồ hóng trên thanh long trước tiên bà con cần cắt bỏ những cành, quả bị bệnh. Sau đó sử dụng kết hợp Nano đồng cùng với Nấm xanh nấm trắng để rửa sạch những mảng bám trên cành. Đồng thời diệt rầy rệp ( môi giới gây bệnh).

Chọn giống cây sạch bệnh, sức đề kháng cao.

Bà con nên phun phòng nấm và sâu rầy định kỳ.

Tỉa cành tạo tán hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn.

Trong điều kiện mùa nắng, tưới nước đều đặn cho cây để làm giảm sự tiết mật tự nhiên trên nụ và quả non đồng thời có thể phun mạnh lên trụ thanh long để rữa trôi bớt lớp mật này.

Bón phân cân đối, đủ dinh dưỡng.

Bổ sung thêm nấm đối khángnấm menhumicamino acid vào đất để cải tạo đất.

Thường xuyên thăm khám vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Đăng ký để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nếu vườn thanh long của bạn đang bị bồ hóng gây hại hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào !



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Các biện pháp phòng trị bệnh nám cành trên thanh long

    Bệnh nám cành trên thanh long là bệnh hại phổ biến trên loại cây này. Bệnh tấn công trên thân cành và gây hại nghiêm trọng, tác động rất lớn đến năng suất thanh long. Bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các biện pháp phòng trị bệnh nám cành trnê thanh long.

    1. Nguyên nhân gây bệnh

    Bện nám cành trên thanh long do nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp gây ra. Nắng nóng đã làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

    2. Triệu chứng bệnh

    Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng. Sau đó tại chỗ cháy nắng, có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm mốc phát triển. Bệnh tấn công trên thân cành và gây hại nghiêm trọng, tác động rất lớn đến năng suất thanh long.

    Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng sau đó tại chỗ cháy nắng có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc phát triển. Bệnh tấn công trên thân cành và gây hại nghiêm trọng, tác động rất lớn đến năng suất thanh long.

    3. Biện pháp phòng trị bệnh nám cành trên thanh long

    Khi phát hiện cành bị nhiễm nấm, tiến hành cắt bỏ những cành bị bệnh nặng và đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng Nano đồng kết hợp Nấm đối kháng để sát khuẩn và diệt nấm. Bà con cho phun xịt hai lần cách nhau 5 ngày.

    Chọn giống trồng sạch bệnh, sinh trưởng tốt.

    Bó phân cân đối và hợp lý giữa hàm lượng đạm, lân, kali.

    Vào mùa khô cần giữ ẩm cho cây, tránh để cây bị khô hạn cháy nắng.

    Tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma để cải tạo nền đất phì nhiêu.

    Thường xuyên thăm khám vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

    Đăng ký để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nếu vườn thanh long của bạn đang bị nám cành hoặc bất kỳ vấn đề nào !



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Bệnh đốm nâu trên thanh long và biện pháp quản lý hiệu quả.

      Bệnh đốm nâu trên cây thanh long là bệnh hại phổ biến trên cây thanh long. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của trái thanh long.

      1. Nguyên nhân gây bệnh

      Do nấm Gloeosporium agaves gây hại trong điều kiện ẩm độ cao hoặc nhiều sương mù vào sáng sớm tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh.

      2. Biểu hiện bệnh đốm nâu trên thanh long

      Trên thân, cành: Ban đầu là các vết lõm màu trắng sau đó vết bệnh nổi lên thành những đốm màu nâu như mắt cua. Trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.

      Biểu hiện đốm nâu hại cành thanh long

      Trên quả: Vết bệnh tương tự như trên thân, cành, những đốm làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh có thể gây nám quả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm.

      3. Biện pháp phòng trừ

      Để xử lý bệnh đốm nâu trên thanh long Cắt bỏ những cành, quả bị bệnh, thu gom và đem đi tiêu hủy. Sau đó sử dụng Nano đồng kết hợp Vaccin để sát khuẩn và diệt nấm. Bà con cho phun xịt ướt đẫm thân, cành, quả hai lần liên tiếp cách nhau 5 ngày.

      Lưu ý: trong thời gian cây bị bệnh, bà con không nên không bón phân đạm và phun chất kích thích tăng trưởng.

      Trồng giống thanh long sạch bệnh, sinh trưởng khỏe.

      Cắt tỉa bớt cành già đối với vườn 4 năm trở lên, nhằm tạo sự thông thoáng để giảm nguồn bệnh, giảm độ ẩm.

      Bón phân hữu cơ hoai mục. Bổ sung thêm phân trung – vi lượng có hàm lượng canxi, magie, silic, bo. Như phân bón cao cấp Sao đỏ, phân bón lá. Để tăng sức đề kháng cho cây.

      Không tưới nước vào chiều tối vì sẽ tạo điều kiện ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh nảy mầm, gây hại. Không tưới phun trên tán cây.

      Không để chồi non trong mùa mưa. Nếu chồi non ra phải cắt tỉa hết và khử trùng ngay vết cắt bằng thuốc có gốc đồng (có thể phun thuốc phòng bệnh ngay sau khi cắt).

      Cuối mùa khô hoặc đầu mùa mưa có thể dùng nấm Trichoderma trộn với phân hữu cơ bón vào gốc. Để tăng khả năng kiểm soát nguồn bệnh trong đất.

      Thường xuyên thăm khám vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Bệnh thán thư trên thanh long và các biện pháp phòng trừ

      Bệnh thán thư trên thanh long là bệnh hại nguy hiểm thường gặp trên các loại thanh long. Bệnh gây tổn thất lớn đến năng suất và phẩm chất của nông sản, đặc biệt là trên cây mang trái vào mùa mưa bão. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bệnh thán thư và cách phòng trị bệnh thán thư trên thanh long.

      1. Biểu hiện bệnh thán thư trên thanh long

      Trên cành: thối mềm, có màu vàng sáng, sau đó chuyển dần sang màu nâu, vết thối thường bắt đầu từ phần ngọn hoặc gai của các cành thanh long. Sau đó đi vào bên trong phần thịt cành và lõi cành.

      Biểu hiện bệnh thán thư gây hại trên cành thanh long

      Trên hoa: vết bệnh xuất hiện đầu tiên là những chấm nhỏ li ti , màu đen. Vết bệnh lớn hơn thì xung quanh có quầng màu vàng, làm hoa khô và rụng. Điều này làm giảm đáng kể số lượng trái về sau đối với những vườn bị nhiễm nặng.

      Biểu hiện bệnh thán thư gây hại hoa thanh long

      Trên trái: Mầm bệnh tồn tại trên vỏ trái lúc còn xanh, ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng, sau đó lớn dần lên và chuyển sang màu nâu đen

      Biểu hiện bệnh thán thư gây hại quả thanh long

      2. Nguyên nhân

      Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại, bệnh xuất hiện khi thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, và đặc biệt là cây có nhiều cành non.

      3. Biện pháp phòng trừ:

      Khi bệnh xuất hiện, tiến hành tỉa bỏ và thu gom những cành nhánh, thân, quả hoa bị nặng mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng 500ml nano đồng và 200ml nấm đối kháng với 200 lít nước phun xịt đều lên cây để sát khuẩn và diệt nấm. Bà con cho phun xịt hai lần cách nhau 5 ngày. Bệnh sẽ kiểm soát được ngay.

      Chọn giống thanh long sạch bệnh, sinh trưởng tốt.

      Trong vườn có rãnh thoát nước để vườn không bị đọng nước trong mùa mưa.

      Trồng thanh long với mật độ vừa phải giúp vườn luôn thông thoáng.

      Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma.

      Tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc trồng cây đậu phộng dại vào gốc thanh long để giữ ẩm mà không cần tủ rơm rạ. 

      Thường xuyên thăm vườn, kịp thời phát hiện bệnh để có hướng giải quyết kịp thời.

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Bệnh thối đầu cành cây thanh long, nguyên nhân và cách phòng trị

      Bệnh thối đầu cành cây thanh long sẽ làm cho cây phát triển chậm, số cành giảm cũng như mất khả năng cho trái. Nếu bệnh nặng cây sẽ chết ngọn và hoàn toàn không phát triển được nữa. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị kinh tế người trồng.

      1. Nguyên nhân:

      Do nấm Alternaria sp gây ra, bệnh thường phát sinh vào đầu mùa mưa.

      2. Biểu hiện:

      Các cành trên cùng của đầu trụ sẽ chuyển sang màu vàng, phát sinh mạnh ở các cành phía Tây, cành bị khuất gió. Tỉ lệ bệnh thối cành xuất hiện nhiều ở những vườn chăm sóc kém, bón phân không cân đối hoặc vườn vừa thu hoạch.

      Ngọn cành thanh long bị bệnh chuyển thành màu vàng, mềm ra và sau đó bị thối nhũn.

      Cây bị bệnh phát triển chậm, số cành giảm cũng như mất khả năng cho trái. Nếu bệnh nặng cây sẽ chết ngọn và hoàn toàn không phát triển được nữa.

      Bệnh thối cành là hiện tượng sinh lí bình thường của cây. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng trái sau này.

      3. Biện pháp phòng trừ bệnh thối đầu cành cây thanh long

      Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh cần tiến hành cắt bỏ những cành bị bệnh. Có thể tiến hành cạo bỏ những phần thịt lá bị bệnh đem tiêu hủy đế tránh lây lan. Sau đó sử dụng Vắc xin kết hợp Siêu đồng để sát khuẩn và tiêu diệt nấm gây hại. Bà con cho sử dụng 2 lần cách nhau 5 ngày.

      Kết hợp dùng dinh dưỡng phân bón lá. Amino acid giúp cho cây khỏe hơn, làm dầy vách tế bào, nhờ đó nấm khó xâm nhiễm.

      Đối với những cây bị nặng tuyệt đối không tưới nước vào buổi trưa chỉ nên tưới nước lên đầu trụ vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

      Bón phân cân đối, không bón dư đạm, bổ sung vi lượng qua phân bón gốc hoặc phân bón lá

      Cải tạo nền đất khỏe, bón phân cân đối, bổ sung thêm nấm đối khángnấm menhumicamino acid vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả.

      Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Bệnh hại trên cây thanh long thường gặp và biện pháp phòng trị

      Bệnh hại trên cây thanh long là nỗi lo của những người trồng loại cây này. Để giải quyết được những bệnh hại thường gặp trên cây thanh long như bệnh thối đầu cành, bệnh thán thư, bệnh đốm nâu, bệnh đốm trắng, bệnh nám cành, bệnh nấm bồ hóng. Bà con phải trang bị và tìm hiểu kĩ về nguyên nhân, biểu hiện từ đó tìm ra giải pháp để phòng trị. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những vấn đề trên.

      Những bệnh hại trên cây thanh long thường gặp:

      1. Bệnh thối đầu cành:

      Nguyên nhân: do nấm Alternaria sp gây ra, bệnh thường phát sinh vào đầu mùa mưa.

      Biểu hiện:

      Các cành trên cùng của trụ sẽ chuyển sang màu vàng và vết bệnh xuất hiện, phát sinh mạnh ở các cành phía Tây, cành bị khuất gió. Bệnh làm cho ngọn cành thanh long bị bệnh chuyển thành màu vàng, mềm ra, sau đó bị thối nhũn.

      Biểu hiện thối dầu cành cây thanh long

      Cây bị bệnh sẽ phát triển chậm, cành giảm cây mất khả năng cho trái. Nếu bệnh nặng cây sẽ chết ngọn và hoàn toàn không phát triển được nữa. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ ảnh hưởng lớn về cả năng suất lẫn chất lượng trái.

      2. Bệnh đốm nâu:

      Nguyên nhân: do nấm Gloeosporium agaves gây hại trong điều kiện ẩm độ cao hoặc nhiều sương mù vào sáng sớm tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh.

      Biểu hiện:

      Bệnh gây hại cả trên thân và quả thanh long. Bệnh gây hại làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.

      Biểu hiện bệnh đốm nâu trên cây thanh long

      Trên quả, những đốm vàng làm cho quả trở nên sần sùi thối khô làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm.

      3. Bệnh đốm trắng:

      Nguyên nhân: do nấm Neoscytalidium dimidiatum bệnh xuất hiện tấn công mạnh vào mùa mưa. Nhiệt đọ 30-35oC và ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển và lây lan.

      Biểu hiện:

      Bệnh đốm trắng trên cây thanh long

      Vết bệnh ban đầu là nhưng đốm nhỏ màu trắng, hơi lõm, về sau chuyển sang màu vàng cam và khi bệnh phát triển nặng, đốm bệnh trở thành vết loét có màu nâu, hơi gờ lên. Gây ảnh hưởng nặng đến sinh trưởng của cây, năng suất và giá trị thương phẩm của trái. Bệnh thường gây hại trên bẹ non, nụ bông, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.

      4. Bệnh thán thư

      Nguyên nhân: do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại, bệnh xuất hiện khi thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, và đặc biệt là cây có nhiều cành non.

      Biểu hiện:

      Trên cành: thân càng sẽ thối mềm, có màu vàng sáng, sau đó chuyển dần sng màu nâu, vết thối thường bắt đầu từ phần ngọn hoặc gai của các cành thanh long. Sau đó đi vào bên trong phần thịt cành và lõi cành.

      Bệnh thán thư trên cây thanh long

      Trên hoa: vết bệnh xuất hiện đầu tiên có dấu hiệu là những chấm nhỏ li ti , màu đen. Vết bệnh lớn hơn thì xung quanh có quầng màu vàng, làm hoa khô và rụng. điều này làm giảm đáng kể số lượng trái về sau đối với những vườn bị nhiễm nặng.

      Trên trái: Mầm bệnh tồn tại trên vỏ trái lúc còn xanh, ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng, sau đó lớn dần lên và chuyển sang màu nâu đen.

      5. Bệnh nám cành:

      Nguyên nhân:  bệnh xuất hiện vào màu nắng trong điều kiện thời tiết thất thường. Nắng làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp tấn công và phát triển.

      Biểu hiện:

      Bệnh nám cành trên cây thanh long

      Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng sau đó tại chỗ cháy nắng có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc phát triển.

      6. Bệnh nấm bò hóng

      Nguyên nhân: Bệnh nấm bồ hóng trên cây thanh long do nấm Capnodium sp gây ra. Bệnh phát triển chủ yếu vào mùa nắng.

      Biểu hiện:

      Biểu hiện nấm bồ hóng trên cây thanh long

      Bệnh tấn công trên vỏ quả làm mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng sẽ làm cho vỏ quả bị xù xì và làm giảm giá trị thương phẩm.

      Đăng ký để được tư vấn miễn phí nếu cây thanh long nhà bạn đang gặp những vấn đề trên !



        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Bệnh thối nhũn trên cây Thanh Long và biện pháp chữa trị hiệu quả

        Bệnh thối nhũn trên cây thanh long là một trong những bệnh gây hại quan trọng, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Bệnh gây hại quanh năm, ở cả giai đoạn kiến thiết lẫn giai đoạn kinh doanh cho trái ổn định, thậm chí, có vườn còn bị ảnh hưởng tới 70-80% do không được quản lý bệnh tốt. Do đó bà con cần chú ý tới những đặc điểm của bệnh và các biện pháp phòng trừ để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh thối nhũn trên cây thanh long.

        TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI NHŨN TRÊN CÂY THANH LONG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH

        Bệnh do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra.

        Bệnh thối nhũn trên cây thanh long xuất hiện quanh năm, nhất là vào điều kiện nóng ẩm như là mùa mưa. Bệnh thường tồn tại trong tàn dư thực vật có trong vườn hoặc trên cành, hoa hay trái bệnh không được tiêu hủy đúng cách. Bệnh lây lan qua gió, nước mưa hoặc qua côn trùng.

        TRIỆU CHỨNG BỆNH

        Trên cành, phần mô mềm chuyển từ màu xanh sang màu vàng, úng nước và thối rữa. Vết bệnh phát triển kéo dài ra xung quanh vị trí bị xâm nhiễm, làm cành nhánh bị thối rữa hoàn toàn và có mùi hôi khó chịu, cành chỉ còn lại phần lõi gỗ bên trong. Phần lõi gỗ này sẽ dần khô gãy.

        Trên hoa và trái non, nụ hoa và trái có vết bị thối nhũn, có bọt khí nổi trên bề mặt vết bệnh, vết bệnh nhanh chóng lan rộng làm thối cả trái, gây mùi hôi và có dịch màu nâu vàng chảy ra.

        BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

        Không sử dụng cành nhánh ở những cây bị bệnh để làm giống.

        Trồng thanh long với mật độ vừa phải, không quá dày để vườn có độ thông thoáng nhất định. Bà con cần chú ý đến việc đào mương rãnh để thoát nước, tránh ngập úng vào mùa mưa.

        Sau mỗi đợt thu hoạch cần tiến hành vệ sinh vườn, thu gom những cành nhánh, bông và trái bị nhiễm bệnh tiêu hủy, dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật có trong vườn.

        Rải vôi bột khử trùng và phun thuốc phòng ngừa sau khi tiến hành cắt tỉa cành để làm giảm áp lực bệnh cho vườn thanh long.

        Trong quá trình chăm sóc, bà con hạn chế việc tạo ra vết thương cơ giới cho cây để tránh sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh.

        Bón phân cân đối và hợp lý, hạn chế bón thừa đạm. Bà con nên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, hữu cơ vi sinh để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu lại sâu bệnh hại.

        Bà con nên rút râu sau khi hoa nở (3-4 ngày sau khi hoa nở vào mùa nắng, 2-3 ngày vào mùa mưa), sau đó phun thuốc phòng ngừa mầm bệnh xâm nhiễm qua vết thương khi rút râu. Giai đoạn nụ hoa sau 14-20 sau khi nở và 7-10 sau khi rút râu là giai đoạn mẫn cảm với bệnh thối nhũn, bà con cần lưu ý.

        SẢN PHẨM ĐỀ XUẤT XỬ LÝ BỆNH THỐI NHŨN TRÊN CÂY THANH LONG

        Sử dụng sản phẩm CNX-CN + Elicitor ( 200ml ) sử dụng cho 200 lít nước phun đều lên vườn theo thời giai đoạn đã nói ở trên.

        CNX-CN chứa chủng nấm Chaetomium là nấm đối kháng có khả năng tổng hợp 1 số chất kháng sinh như: chaetiglobusin, chaetoviridins, ritiorinols. Các chất kháng sinh này giúp cây tăng đề kháng và ức chế các loại nấm bệnh nguy hiểm như phytophthora và fusarium, pythium,…

        Nấm Chaetomium ký sinh trực tiếp lên nấm bệnh sau đó tiết enzymes phá vỡ vỏ tế bào tiêu diệt chúng trong 24h. Ngoài khả năng tiêu diệt nấm bệnh Chaetomium còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt nhờ khả năng sản sinh ra một lượng chất ergosterol làm cho đất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo cấu trúc của đất,…

        Elicitor là sản phẩm giúp kiểm soát, phòng trừ các loại nấm bệnh, vi khuẩn gây hại cho cây trồng. Hoạt chất Elicitor 250 có trong sản phẩm là chất kích kháng giúp cây trồng tự động tiết ra các chất kháng sinh nhằm đối chọi với các đối tượng gây hại tốt hơn, hạn chế bệnh tái phát trở lại.

        Sử dụng kết hợp hai sản phẩm trên để tiêu diệt vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra bệnh thối nhũn trên cây thanh long đang được nhiều nhà vườn tin dùng và mang lại hiệu quả cao.

        Mọi thắc mắc về các bệnh của cây thanh long vui lòng để lại thông tin theo fomr dưới để được hướng dẫn cụ thể :

        Error: Contact form not found.

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Cách chăm sóc cây thanh long và các bệnh thường gặp ở cây Thanh Long

        Thanh long hiện là một trong những cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Việc chăm sóc cây thanh long được trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và rải rác ở một số tỉnh khác. Cây thanh long dễ trồng nhưng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc đúng cách để có thể cho năng suất và chất lượng tốt. Trong những năm gần đây, trên cây thanh long xuất hiện khá nhiều các bệnh gây hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất và năng suất của mùa vụ, gây thiệt hại về kinh tế của bà con. Sau đây bà con cùng tìm hiểu thêm về các bệnh thường gặp trên cây thanh long để từ đó có những biện pháp giải quyết bệnh và quản lý vườn thanh long hiệu quả hơn. 

        BỆNH THỐI NGỌN, THỐI ĐẦU CÀNH.

        Bệnh thối ngọn, thối đầu cành do nấm Alternaria sp. gây ra. Bệnh thường xuất hiện quanh năm, nhất là ở điều kiện nóng ẩm như vào đầu mùa mưa. Cây thanh long khi bị bệnh thường chậm phát triển, giảm hẳn số cành. Các cành nhánh bị bệnh thường có những vết bệnh sũng nước, cành chuyển màu vàng nâu, mềm rồi thối nhũn, vết bệnh thường xuất hiện từ ngọn xuống. Bệnh nặng có thể khiến cả trụ thanh long bị chết.

        BỆNH ĐỐM NÂU.

        Bệnh phát triển mạnh ở điều kiện độ ẩm cao, buổi sáng có sương mù. Bệnh đốm nâu trên thân và cành có vết bệnh là những đốm tròn màu nâu, giống như mắt cua. Vết bệnh rải rác hoặc tập trung dọc theo thân cành. Bệnh phát triển mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành sần sùi, gây thối từng mảng, cành kém phát triển. Bệnh trên trái làm cho trái non bị rụng, vỏ trái sần sùi, nám cả trái làm giảm giá trị.

        BỆNH NÁM CÀNH.

        Bệnh nám cành thường xuất hiện vào mùa nắng, khi thời tiết thất thường và ở các vườn được chăm sóc kém, vườn vừa thu hoạch. Các vết bệnh xuất hiện ở thân cành như là những vết đốm, vết biến màu và trên đó mọc lên lớp nấm màu xám tro. Bệnh phát triển mạnh trên thân cành gây hại nghiêm trọng, làm cành kém phát triển hoa và trái non bị rụng, ảnh hưởng lớn đến năng suất cây thanh long.

        BỆNH THÁN THƯ.

        Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, mưa nhiều ẩm ướt. Khi cây ra cành non nhiều hoặc khi cây đang ra hoa mà có mưa hoặc sương nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh thêm. Bệnh gây hại nghiêm trọng ở tất cả các giai đoạn ra hoa, sắp thu hoạch và sau khi thu hoạch.

        Trên cành có vết bệnh bắt đầu từ phần ngọn hay mép cành lan vào trong, vết thối mềm, có dạng tròn hay bất định, tâm màu nâu đỏ, lõm xuống đặc trưng bởi những vòng tròn đồng tâm màu nâu. Bệnh xuất hiện cả trên nụ hoa, nấm tạo thành những đốm đen nhỏ làm hoa bị biến màu nâu đen rồi rụng. Bệnh thán thư trên trái là những vết bệnh đốm nhỏ sau đó lớn dần và chuyển sang màu nâu sậm, vết bệnh phát triển nhanh thành những mảng thối lõm vào trong vỏ trái.

        Nấm bệnh gây ra bệnh thán thư tồn tại trong nguồn xác bã thực vật hoặc trong các cành trái bị bệnh trong vườn, mầm bệnh lây lan chủ yếu trong gió, trong nước và do con người trong quá trình chăm sóc.

        BỆNH NẤM BỒ HÓNG.

        Bệnh nấm bồ hóng thường phát triển chủ yếu vào mùa nắng. Nấm bệnh phát triển thành một lớp mụi đen trên thân cành, làm cho cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bệnh nấm bồ hóng thường tấn công trên nụ hoa, trái non làm rụng hoa, rụng trái non, bệnh làm mất màu ngay tại vết bệnh trên vỏ trái, bệnh nặng làm vỏ trái xù xì, ảnh hưởng tới mẫu mã.

        Nấm bệnh tồn tại trên cành, trái bị nhiễm bệnh và lây lan nhờ gió, nước hay côn trùng.

        BỆNH THỐI NHŨN.

        Bệnh thối nhũn do vi khuẩn gây ra thường xuất hiện ở những cành nhánh trưởng thành, vết bệnh thường chuyển từ màu xanh dần sang màu vàng, mọng nước và thối rữa, vết bệnh có mùi hôi khó chịu. Vết bệnh tiếp tục phát triển, gây hư hại toàn bộ cành, chỉ còn phần lõi sau đó cũng mục gãy. Bệnh thối nhũn phát triển mạnh ở điều kiện mưa nhiều và độ ẩm cao. Khi cây bị bệnh thối nhũn sẽ bị ảnh hưởng đến năng suất, khi cây bị nặng sẽ cho rất ít trái, trái không đạt chất lượng làm giảm sút năng suất nghiêm trọng.

        Trên đây là những bệnh thường gặp trên cây thanh long, bà con cần chú ý thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh khi bệnh mới xuất hiện để có biện pháp điều trị thích hợp đối với từng bệnh. Bà con nên chú trọng đến công tác phòng ngừa và quản lý bệnh hại để hạn chế sự tấn công của bệnh hại.

        CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ QUẢN LÝ BỆNH TRÊN CÂY THANH LONG

        Sử dụng nguồn giống sạch bệnh, có khả năng kháng bệnh tốt.

        Trồng thanh long với mật độ vừa phải để vườn có độ thông thoáng, thường xuyên dọn sạch cỏ dại, không để vườn quá rậm rạp để hạn chế nơi trú ngụ của mầm bệnh.

        Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây, tăng độ phì nhiêu của đất, tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật hữu ích.

        Bón phân hợp lý, cân đối giữa các loại phân bón vô cơ.

        Khi bệnh xuất hiện, cần xử lý thu gom tiêu hủy, tránh lây lan khắp vườn.

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Phòng Trị bệnh đốm nâu trên Thanh Long

        1. Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh.

        – Nguyên nhân : do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Bào tử nấm nẩy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi xâm nhập vào trong mô gây hoại tử. Gây hại trên cả thân, cành và quả

        2. Triệu chứng.

        Trên cành : ban đầu có vết lỏm màu trắng (một số thường gọi là bệnh đốm trắng), sau đó thành những đốm tròn nâu như mắt cua. Bệnh phát triển mạnh làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.

        bệnh đốm nâu trên cây thanh long

        Trên quả : tương tự trên cành bệnh làm quả sân sùi và thối từng mảng. Bệnh nặng gây nám cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.

        3. Phương thức lây lan.

        – Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, ẩm độ không khí cao.

        – Bệnh phát sinh gây hại nặng hơn trên những vườn thanh long bón nhiều đạm, sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng.

        – Bệnh đốm nâu cây thanh long lây lan chủ yếu qua hom giống, tàn dư cây bệnh và các sản phẩm của thanh long.

        – Bào tử nấm phát tán, lây lan nhờ gió, dòng nước chảy và qua một số loài sinh vật (một số loài ốc sên, côn trùng).

        4. Biện pháp phòng trừ.

        Kỹ thuât canh tác:

        – Rắc vôi bột khử trùng trên mặt đất với liều lượng 1-2 tấn/ha

        – Làm sạch cỏ, cắt tỉa không để vườn quá rậm rạp nhằm ngăn ngừa nấm phát triển

        – Cắt bỏ thu gom những cành, quả bị bệnh xử lý bằng chế phẩm sinh học (không được bỏ cành, quả bệnh xuống nguồn nước hay vứt tại vườn)

        – Không vận chuyển cành, lá bị bệnh sang khu vực khác

        – Cắt bỏ những cành non ra trong mùa mưa, cắt tỉa cành già hợp lý tạo độ thông thoáng, giảm nơi tích lũy nguồn bệnh

        – Không tưới nước vào tán cây vào mùa mưa, không tưới vào chiều tối vì sẽ tạo điều kiện ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh nảy mầm, gây hại.

        – Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm. Hạn chế sử dụng chất kích thích sinh trưởng khi cây bị bệnh

        – Tăng cường bón lân, kali và phân hữu cơ hoai mục, bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi, magiê, silíc để tăng sức đề kháng cho cây.

        Chọn Giống:

        – Sử dụng giống sạch bệnh để trồng, tuyệt đối không dùng cành bị bệnh để trồng

        – Không sản xuất giống ở khu vực thanh long đã nhiễm bệnh

        Biện pháp sinh học:

        – Sử dụng chế phẩm sinh học TRICODERMA trộn với phân hữu cơ bón vào đất để tăng khả năng kiểm soát nguồn bệnh trong đất. 1kg Tricoderma có thể trộn với 2-3 tấn phân chuồng, phân hữu cơ

        Biện pháp phòng trị bệnh:

        – Cần thăm vườn thường xuyên, phát hiện bệnh sớm khi mới chớm bệnh để xử lý kịp thời

        – Sử dụng ELICITOR 250 kết hợp với SIÊU ĐỒNG để phun phòng trừ bệnh. Liều lượng 2 sản phẩm trên pha 400 lit nước cho phòng bệnh và 200 lít nước cho chữa bệnh.