Sâu ăn lá trên dưa hấu sẽ ăn phá xơ xác lá chỉ còn lại gân lá. Điều đó khiến cho cây không quang hợp được. Dẫn đến sinh trưởng kém, còi cọc, đến lúc chết luôn cây. Bài viết này tôi sẽ giúp bà con nhận biết đặc điểm sinh trưởng và biện pháp phòng trừ sâu ăn lá.
1. Đặc điểm sinh học, hình thái sâu ăn lá
Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng, nở trong vòng 4 – 5 ngày. Sâu nhỏ, dài độ 8 – 10mm, màu xanh lục có sọc trắng đặc sắc ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong lá hoặc cạp vỏ quả non. Sâu đủ lớn, độ 2 tuần làm nhộng trong lá khô.
2. Triệu chứng sâu ăn lá trên dưa hấu
Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc kết những lá lại với nhau và nằm bên trong ăn phá. Ở mật độ cao, sâu ăn phá xơ xác chỉ còn lại gân lá. Sâu phát sinh gây hại từ khi cây còn nhỏ đến khi có trái. Nhiều nhất là khi cây bắt đầu ra hoa và có trái non, sâu cạp vỏ trái làm trái xấu xí, mất giá trị thương phẩm.
3. Biện pháp phòng trừ sâu ăn lá trên dưa hấu
Để xử lý sâu ăn lá hại dưa hấu bà con cắt tỉa những cành bị sâu hại đem đi tiêu hủy tránh lây lan. Sau đó Sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học từ vi khuẩn BT (Bacillus thuringiensis) phun phòng định kỳ và phun khi sâu xuất hiện mật độ cao. Đồng thời bổ sung phân bón vi lượng A4. Phân bón lá sẽ làm dày lá, tăng diệp lục, tăng khả năng quang hợp, giúp cây phát triển tốt.
Thu dọn tàn dư cây sau khi thu hoach.
Bắt giết sâu non và nhộng nếu mật độ còn thấp. Áp dụng biện pháp sinh học duy trì những loại thiên địch có sẵn trong thiên nhiên như bọ rùa, ong để chúng ăn thịt sâu.
Trồng xen canh các cây trồng hy sinh trong vườn để giảm áp lực với cây trồng chính.
Đi thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Để lại thông tin vào Form bên dưới nếu bạn cần hỗ trợ về vấn đề cây trồng !
Bọ trĩ là loại bệnh hại rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường tấn công các loại cây như lúa, dưa hấu, dưa leo, xoài, hoa hồng…làm suy giảm sức sống và khiến cây kém phát triển do nhựa bị hút chích hết, không đủ nuôi sống cây. Vì vậy, bà con cần có biện pháp xử lý chúng càng sớm càng tốt. Cùng tìm hiểu về cách xử lý bọ trĩ hại dưa hấu trong bài viết này.
1. Đặc điểm sinh học, hình thái bọ trĩ
Loài bọ trĩ gây hại trên dưa hấu cả khi trưởng thành và khí còn non đều có cơ thể rất nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 1mm. Bọ trưởng thành có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm, cuối bụng thon, có cạnh và cánh như những sợi tơ mảnh. Những con bọ non không có cánh, hình dáng không khác bọ trưởng thành có màu vàng nhạt.
Trong điều kiện thời tiết nóng và khô, bọ trĩ phát triển rất mạnh, sức đề kháng thuốc cũng tốt. Khi phát triển thành dịch trên quy mô rộng sẽ rất khó kiểm soát bệnh.
Trung bình vòng đời của 1 con bọ trĩ khoảng 15 – 18 ngày, khá ngắn nhưng mức độ gây hại lại lớn.
2. Triệu chứng bọ trĩ hại dưa hấu
Bọ trĩ gây hại trên lá thường sống ở đọt non hoặc mặt dưới của lá non. Những con bọ trưởng thành di chuyển rất nhanh và đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.
Bọ trĩ ký sinh và hút nhựa trên cây, khiến cho lá non xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng nhạt và xoăn lại. Nếu mật độ bọ trĩ xuất hiện lớn sẽ khiến cho hoa rụng, không đậu quả hoặc quả không lớn, lá vàng, khô héo, cây cằn cỗi, yết ớt. Khi đã gây hại nặng đọt cây dưa hấu sẽ bị non sượng, ngóc đầu lên cao mà người dân hay gọi là dưa “đầu lân”. Loài bọ trị cũng là con đường lây truyền bệnh khảm trên cây.
3. Biện pháp phòng trị
Để xử lý bọ trĩ hại dưa hấu bà con loại bỏ những cây bị bệnh ra khỏi vườn để tránh lây lan. Sau đó sử dụng Nấm ba màu kết hợp với Nano đồng. Nấm 3 màu kí sinh trên chi đốt của côn trùng, làm côn trùng chán ăn rồi chết. Nano đồng sửa sạch rong rêu, mảng bám trên lá, làm cho khả năng quang hợp của cây tốt hơn. Trường hợp bị nặng bà con cho phun xịt 3 lần cách nhau 5 ngày.
Dọn sạch tàn dư của mùa vụ trước.
Bón phân, tưới nước đầy đủ cho dưa sinh trưởng tốt.
Chọn giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
Bảo vệ các loại Thiên địch kí sinh như kiến vàng, ong.
Cần phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, nên trồng đồng loạt và tránh trồng gối vụ. Bố trí mùa vụ hợp lý, thường xuyên kiểm tra vườn dưa kỹ để phát hiện bọ trĩ sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nếu vườn dưa hấu của bạn đang gặp vấn đề sâu bệnh hay côn trùng chích hút, để lại thông tin vào Form bên dưới để được kỹ thuật viên hỗ trợ miễn phí !
Rầy mềm hại cây dưa hấu là một loại sâu hại phổ biến thường gặp. Nó làm cây sinh trưởng kém, thậm chí chết cây. Bài viết này tôi sẽ giúp bà con nhận biết đặc điểm sinh sinh trưởng và biện pháp hạn chế nó trên cây dưa hấu.
1. Đặc điểm hình thái, sinh học
Con trưởng thành có hai dạng: Dạng không cánh: Toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp, một ít cá thể có dạng màu vàng xanh. Rầy cái không có cánh có chức năng sinh sản chính. Chúng thường đẻ trực tiếp ra con chứ không đẻ ra trứng. Vì vậy mà mật số tăng lên rất nhanh.
Dạng có cánh: Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm. Phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen. xuất hiện khi mật độ rầy cao. Chúng sẽ bắt cặp và di chuyển đi tìm thức ăn khác, tạo ra quần thể mới. Để duy trì nòi giống.
2. Triệu chứng rầy mềm hại cây dưa hấu
Cả rầy trưởng thành và rầy non tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa của cây. Làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Trong giai đoạn có hoa nếu bị rầy tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng. Nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó. Nếu gây hại nặng, làm cây còi cọc, không phát triển được .
Ngoài ra trong chất thải của rầy mềm có chứa chất đường mật gây thu hút nấm bồ hóng phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp cây.
3. Biện pháp hạn chế rầy mềm hại cây dưa hấu
Để xử lý rầy mềm hại dưa hấu trước tiên bà con Thu gom và tiêu hủy các phần bị rầy mềm gây hại. Sau đó sử dụng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với Amino acid phun xịt đều lên các thân, cành , lá có rầy mềm để diệt chúng. Nấm xanh, nấm trắng có tên khoa học là ” Metarhizium sp và Beauveria sp”. Hai chủng nấm này kết hợp với một số chất phụ gia sinh học đặc biệt để tạo thành một loại thuốc diệt trừ sâu và côn trùng rất hữu hiệu. Bằng cách lây lan và bám vào cơ thể của các loại sâu và côn trùng. Đầu tiên nấm xanh, nấm trắng sẽ xâm nhập vào biểu bì. Sau đó vào khoang cơ thể tiêu diệt hết các tế bào bạch huyết giết chết sâu và côn trùng trong thời gian rất ngắn. Amino acid giúp tăng khả năng quang hợp cho cây lên 30%. Giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, vận chuyển dinh dưỡng lên nhanh hơn.
Sâu Bệnh trên dưa hấu thường gặp gồm 10 loại chính. Đa phần là do các loài nấm và vi khuẩn trong đất gây hại. 10 loại chính bao gồm vàng lá thối rễ, bệnh thán thư, nứt thân xì mũ, héo xanh, chết thắt cây con, sương mai, tuyến trùng,bọ trĩ, rầy mềm, sâu ăn lá.
1. Bệnh vàng lá thối rễ trên cây dưa hấu
Nguyên nhân: Bệnh vàng lá thối rễ trên cây dưa hấu do nấm Fusarium oxysporium gây ra. Nấm xâm nhập phá hại làm rễ bị thối đen. Nấm bệnh tồn tại trong đất và phát sinh khi gặp điều kiện thuận lợi như mưa nhiều, đất bị ngập úng, rễ có vết thương hở do tuyến trùng hay côn trùng cắn phá.
Ngoài ra, bệnh vàng lá trên cây dưa hấu thường xuất hiện nhiều trên đất trồng có độ ẩm cao, ít được cải tạo thường xuyên.
Giải pháp: Khi phát hiện ruộng dưa hấu có biểu hiện vàng lá cần nhổ bỏ những cây bị nhiễm bệnh và mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng nấm đối kháng kết hợp với các loại nấm men và k-humate tưới đều ở gốc và dọc xung quanh luống để xử lý bệnh tân gốc.
Bước tiếp theo để phục hồi cây dưa hấu bị vàng lá đó là sử dụng acid amin ở dạng nano để bồi bổ cho cây phục hồi. Ngoài ra cần giữ cho vườn trồng khô thoáng, thoát nước tốt vào mùa mư. Cải tạo nền đất, ổn định độ pH đất, bón nhiều hữu cơ. bổ sung nấm đối kháng định kỳ để cân bằng hệ sinh thái nhằm phòng bệnh hiệu quả hơn.
2. Bệnh thán thư trên cây dưa hấu
Nguyên nhân: Bệnh thán thư trên cây dưa hấu do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra. Thường các bộ phận trên mặt đất đều có thể bị bệnh. Bệnh thán thư trên cây dưa hấu xuất hiện suốt trong thời gian sinh trưởng của cây. Bệnh đặc biệt gây hại mạnh nhất vào giai đoạn hình thành trái. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều. Bào tử lây lan chủ yếu do mưa gió.
Mầm bệnh của bệnh thán thư trên cây dưa hấu có thể lưu tồn nhiều trong xác bả thực vật. Đặc biệt là đối với đất trồng không được cải tạo thường xuyên. Vườn lên luống thấp, hay ngập ung, trồng độc canh nấm cũng tồn tại rất nhiều.
Giải pháp: Để xử lý bệnh thán thư trên cây dưa hấu cần nhổ bỏ, thu gom cành lá đã nhiễm bệnh đem ra ngoài vườn tiêu hủy, tránh lây lan. Sử dụng nấm đối kháng kết hợp với nano đồng phun đều để diệt nấm phòng trừ cho những cây chưa bị.
Bón phân cân đối, đầy đủ dinh dưỡng, không dư đạm. Tưới tiêu hợp lý, không để đất úng nước. Phun phòng nấm định kỳ, nhất là các thời điểm trước mùa mưa. Đặc biệt là phải cải tạo đất. Xử lý nền đất khỏe, bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất trước thời điểm lên luống trồng.
3. Bệnh nứt thân xì mủ
Nguyên nhân: Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa hấu do nấm Mycosphaerella citrullina gây ra. Nấm tồn tại trong đất trồng và tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển. Đặc biệt là các ruộng dưa hấu bón nhiều đạm thiếu canxi.
Giải pháp: Khi vườn nhiễm bệnh, nhổ bỏ và tiêu huỷ những cây bị bệnh. Sử dụng nấm đối kháng kết hợp với nano đồng kết hợp với nhau phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm hại cho những cây chưa nhiễm.
Trong thời gian trị bệnh cho cây cần giảm lượng nước tưới, tuyệt đối không được làm ướt lên thân, lá khi tưới. Hạn chế bón đạm, bổ sung canxi và kali để giúp cây phục hồi nhanh hơn. Cần thường xuyên thăm vườn, tỉa bỏ bớt các nhánh vô hiệu, lá già tạo độ thông thoáng cho luống. Xử lý cải tạo đất sau mỗi vụ bằng hữu cơ kết hợp với vi sinh để cải tạo chất đất cũng như cân bằng hệ sinh thái đất giúp phòng bệnh hiệu quả hơn.
4. Bệnh héo xanh trên cây dưa hấu
Nguyên nhân: Bệnh héo xanh ở cây dưa hấu do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Vi khuẩn héo xanh dưa hấu gây bệnh cho cây bằng cách xâm nhiễm vào rễ, thân cuống lá qua các vết thương cơ giới do quá trình chăm sóc. Các vết thương này thường xuất hiện sau các quá trình vun xới hoặc do côn trùng, tuyến trùng gây hại.
Bệnh héo xanh dưa hấu phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, đất trũng, ẩm độ thấp thường xuyên.
Giải pháp: Để xử lý bệnh héo xanh dưa hấu cần nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh mang đi xử lý tránh lây lan. Sử dụng nấm đối kháng kết hợp với nano đồng kết hợp với nhau phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm hại cho những cây chưa nhiễm. Kết hợp tưới tiêu hợp lý, phun phòng nấm định kỳ.
Sau khi thu hoạch xong nếu làm vụ mới cần xử lý cải tạo đất thật kỹ bằng hữu cơ vi sinh trước khi lên luống trồng.
5. Bệnh chết thắt cây con
Nguyên nhân: Bệnh chết thắt cây con do loại nấm Rhizoctonia solani gây hại ở giai đoạn cây con đang sinh trưởng, nấm bệnh khiến cây con bị héo tóp gốc thân, rễ cây bị vàng và thối nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau một thời gian lá mới héo dần và làm cây con chết.
Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện độ ẩm cao khiến nấm sản sinh trong lòng đất, ở giai đoạn này cây con còn rất yếu nên dễ nhiễm bệnh khiến cây khó sinh trưởng tốt, thậm chí cây không thể sống được.
Giải pháp: Cần xử lý đất trồng thật kỹ trước khi gieo trồng cây con bằng nấm đối kháng kết hợp với nano đồng. Kết hợp với phun phòng bằng nấm đối kháng khi cây con mới mọc.
6. Bệnh sương mai
Nguyên nhân: Bệnh sương mai trên cây dưa hấu do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Đất trồng quá ẩm ướt, ngập úng thường xuyên tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Đồng thời đất trồng không được xử lý trước khi lên luống, còn sót lại tàn dư của cây bệnh vụ trước hay đất không được luân canh mà trồng liên tục nên nấm hại phát sinh nhiều.
Vườn trồng với mật độ dày, bón quá nhiều đạm, thiếu vi lượng nấm sẽ phát sinh nhiều do quá rậm rạp. Thời tiết có nhiệt độ mát hoặc hơi lạnh, ẩm độ không khí cao, ít nắng, đêm sương mù nhiều là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển.
Giải pháp: Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh mang đi xử lý tránh lây lan.
Tưới tiêu hợp lý và cần lưu ý xử lý đất thật kỹ trước khi lên luống trồng bằng hữu cơ vi sinh để hạn chế nấm bệnh phát triển trong đất.
7 Tuyến trùng (sưng rễ) trên cây dưa hấu
Nguyên nhân: Bệnh truyến trùng trên cây dưa hấu do tuyến trùng Meloidogyne spp gây ra. Tuyến trùng hại cây dưa hấu sống trong đất. Chúng chích vào rễ cây tạo thành các u bướu, sống và phát triển trong đó. Tuyến trùng dưa hấu phát triển thích hợp trong các loại đất cát.
Giải pháp: Để xử lý tuyến trùng hại cây dưa hấu cần nhổ bỏ cây bệnh tránh lây lan. Sử dụng Neem thảo mộc để xử lý tuyến trùng tại khu vực cây dưa hấu bị bệnh. Kết hợp tưới phòng trừ cho cả vườn.
Tưới tiêu hợp lý, bón phân cân đối, đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường đề kháng cho cây. Trồng xen canh và luân canh hợp lý với các cây trồng khác họ.
8. Rầy mềm
Nguyên nhân: Cả ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá. Nhiều nhất là đọt non và hoa, chồi. Chúng hút nhựa của cây làm lá bị quăn queo. Phân của chúng tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Trong giai đoạn có hoa nếu bị rầy tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng. Chúng gây hại trái non gây rụng trái, méo trái,…
Ngoài ra, rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm cây bị mất sức, lùn và chết. Rầy phát triển mạnh khi vườn trồng bị mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch, thiếu thông thoáng.
Giải pháp: Cắt bỏ và thu gom những cành lá bị rầy hại nặng. Sử dụng nấm xanh nấm trắngkết hợp phân bón lá phun phòng định kỳ và phun khi chúng xuất hiện ở mật độ cao. Trồng xen canh và luân canh hợp lý với các cây trồng khác họ. Bảo vệ và phát triển thiên địch trong vườn.
9. Bọ trĩ
Nguyên nhân: Bọ trĩ gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Bọ trĩ hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại. Mật độ cao làm cây cằn cỗi không phát triển được, đọt dưa chùn lại, lá vàng và khô, hoa rụng, không đậu trái hoặc trái không lớn. Bọ trĩ cũng là môi giới lan truyền bệnh khảm cho cây dưa.
Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Gặp điều kiện thích hợp, bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất dưa hấu.
Bọ trĩ phát triển mạnh khi trong vườn trồng độc canh, mất cân bằng sinh thái, không có cây trồng thu hút thiên địch hay cây trồng xua đuổi.
Giải pháp: Sử dụng nấm ba màu kết hợp với nano đồng phun phòng định kỳ và phun khi bọ trĩ xuất hiện ở mật độ cao. Trồng xen canh và luân canh hợp lý với các cây trồng khác họ. Bảo vệ và phát triển thiên địch trong vườn. Cắt bỏ và thu gom những cành lá bị bọ trĩ gây hại nặng đem tiêu hủy.
10. Sâu ăn lá
Nguyên nhân: Sâu ăn lá có tập quán là dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn phá hoặc cạp vỏ trái non làm cho trái bị thối và rụng. Khi sâu lớn có thể cắn trụi cả lá và chồi ngọn của đọt non. Khi trái lớn sâu thường ẩn ở mặt dưới, nơi phần trái chạm mặt đất và cạp lớp da bên ngoài làm trái bị lép nơi đó và da trái bị loang lổ. Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại.
Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. Sâu ăn lá có thể kháng lại thuốc hóa học nếu chúng ta phun trong thời gian dài và có chiều hướng phát triển khỏe hơn.
Giải pháp: Sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học từ vi khuẩn BT (Bacillus thuringiensis) phun phòng định kỳ và phun khi sâu xuất hiện mật độ cao. Trồng xen canh các cây trồng hy sinh trong vườn để giảm áp lực với cây trồng chính. Phát triển các loài thiên địch trong vườn.
Nguồn: https://nongnghiepthuanthien.vn/
Bạn đang gặp vấn đề gì về cây trồng ? Để lại thông tin vào Form bên dưới để được kỹ thuật viên hỗ trợ kịp thời !
Dưa hấu là loại cây trồng phải đối đầu với nhiều loại sâu bệnh gây nại. Ví dụ như: vàng lá thối rễ, bệnh thán thư, nứt thân chảy mũ, héo xanh, sương mai, sâu ăn lá, bọ trĩ. Bài viết này tôi sẽ giúp bà con nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trị bệnh sương mai trên dưa hấu.
1. Tác nhân gây nên bệnh sương mai trên dưa hấu
Bệnh sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis Roston gây ra.
Nấm gây bệnh tồn tại ngay trên tàn dư của cây bị bệnh ở vụ trước trên đồng ruộng. Đây là nguồn bệnh rất quan trọng ban đầu để lây truyền cho vụ sau
2. Triệu chứng gây bệnh sương mai trên dưa hấu
Trên lá: Vết bệnh là những đốm hình đa giác hơi vàng, những vết đốm này nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá. Sau đó vết bệnh chuyến dần sang màu nâu nhạt, xám bạc. Nếu thời tiết thuận lợi, bệnh sẽ lây lan rất nhanh. Trường hợp bị hại nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng làm cho lá bị vàng, khô cháy, lụi tàn và rụng sớm. Mặt dưới vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu trắng xám đó là các cành bào tử phân sinh của nấm gây bệnh.
Bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành và hoa trái.
Nếu thời tiết ẩm ướt, tạo ẩm độ không khí và ẩm độ đất cao. Phía dưới chỗ vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp nấm mốc màu xám trắng xốp (nhìn như sương muối).
3. Biện pháp khắc phục
Để xử lý bệnh sương mai trên dấu hấu bà con thu gom những bộ phận đã bị bệnh hại nặng đưa ra khỏi vườn tiêu hủy, hạn chế bệnh lây lan. Sau đó sử dụng kết hợp thuốc trừ bệnh sinh học Mocabi kết hợp với CNX – Siêu đồng phun đều thân lá, phun 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày/lần.
Mocabi + Siêu đồng: đặc trị nấm khuẩn, tăng khả năng kích kháng cho cây trồng
Bà con áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý từ đầu vụ. Những vùng thường bị bệnh gây hại hàng năm. Trước khi làm đất, nếu vụ trước ruộng đã trồng dưa hấu hoặc những cây thuộc họ bầu bí. Bà con cần dọn sạch tàn dư của cây đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu cho ruộng dưa.
Lên luống cao, làm rãnh thoát nước tốt để ruộng luôn khô ráo, thông thoáng. Tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Không bón quá nhiều đạm, nhất là khi cây đã chớm bị bệnh mà thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển.
Cần kiểm tra vờn thường xuyên. Nhất là từ khi cây ra hoa đậu trái trở đi để sớm phát hiện bệnh và phun thuốc kịp thời.
Dưa hấu ngày càng được mở rộng diện tích, mở rộng quy mô vì nó mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Vì thế, việc kiểm soát sâu bệnh ngày càng trở nên khó khăn hơn. Bệnh thán thư trên dưa hấu là một bệnh gây hại phổ biến. Nó làm cho cây trở nên xơ xác, sinh trưởng kém, thậm chí chết cây, ảnh hưởng nghiêm trọng cho người làm vườn.
1. Tác nhân gây nên bệnh thán thư trên dưa hấu
Bệnh thán thư trên dưa hấu do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra.
Nấm bệnh lưu tồn trên tàn dư cây bệnh và hạt giống truyền bệnh sang năm sau. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, khi cây dưa đã lớn đến thu hoạch.
2. Triệu chứng thán thư trên dưa hấu
Trên lá: thường bị lá già bên dưới trước, vết bệnh lúc đầu hình tròn nhỏ, màu xanh xám, sau lớn lên, xung quanh màu nâu vàng, ở giữa vết bệnh màu nâu đậm hơn và có các đường vòng đồng tâm. Trời ẩm, sẽ thấy lớp mốc màu hồng nơi vết bệnh, vết bệnh khô và rách.
Trên thân: Vết bệnh có màu nâu xám, hơi lõm, bệnh nặng làm cho thân cháy khô và teo lại.
Trên trái: đốm bệnh tròn, úng nước, màu nâu đen đến đen, lõm vào vỏ, giữa vết bệnh nứt ra và cũng có lớp mốc hồng nơi vết bệnh. Bệnh nặng các vết bệnh liên kết thành mảng lớn gây thối quả, nhũn nước.
3. Biện pháp phòng trừ
Để xử lý bệnh thán thư trên dưa hấu trước tiên bà con nhổ bỏ, thu gom cành lá đã nhiễm bệnh đem ra ngoài vườn tiêu hủy, tránh lây lan. Sau đó sử dụng Vaccin kết hợp Siêu đồng để sát khuẩn, tăng kích kháng của cây bị bệnh nhẹ cũng như cây chưa bị nhiễm. Bà con cho phun xịt ướt đẫm thân cành lá hai lần cách nhau 3 ngày.
Khi kiểm soát được bệnh bà con nên bổ sung phân bón trung, vi lượng như Sao đỏ, Phân bón lá. Để cho cây hấp thụ dễ dàng hơn, hồi phục nhanh hơn.
Tiêu hủy tàn dư thực vật sau mỗi mùa vụ.
Chọn giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
Trước khi xuống giống cần bón phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma. Tăng cường bón lân và kali. Tránh bón thừa đạm.
Lên luống cao, vườn thoát nước tốt.
Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.
Để lại thông tin dưới Form này nếu bạn cần hỗ trợ về vấn đề cây dưa hấu cũng như cây trồng khác.
Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích hợp trên nhiều vùng đất. Tuy nhiên, sâu bệnh trên dưa hấu cũng liên tục phát triển. Trong đó, bệnh nứt thân chảy mủ trên dưa hấu là loại bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất dưa hấu.
1. Triệu chứng bệnh nứt thân chảy mủ trên dưa hấu
Trên thân: Vết bệnh lúc đầu là những đốm hình bầu dục, màu xám trắng, hơi lõm, có giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau, vết bệnh chuyển màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng, thân dây dưa bị nứt thành vệt dài màu nâu xám và nhựa ứa ra rất nhiều, dây dưa có thể bị khô chết. Trên vết bệnh là những ổ bào tử nấm.
Trên lá là những đốm màu nâu nhạt, thường gây hại từ bìa lá vào, lá khô rụng sớm.
Bệnh gây hại trên trái và cuống trái giống như trên thân, làm trái nhỏ, nứt nẻ.
2. Tác nhân gây bệnh nứt thân chảy mủ dưa hấu
Bệnh do nấm Mycosphaerella citrullina gây ra.
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20 – 30 độ C, chết ở 55 độ C trong 10 phút, độ pH thích hợp 5,7 – 6,4.
Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển. Bệnh lây lan nhanh, nếu không phòng trị kịp thời có thể làm thất thu.
3. Biện pháp phòng trị
Khi cây bị nhiễm bệnh bà con tiến hành nhổ nhỏ, tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng kết hợp Nano đồng + Vaccin phun ướt đẫm thân, cành, lá để sát khuẩn và diệt nấm hại cho những cây chưa nhiễm. Bà con cho sử dụng hai lần cách nhau 3 ngày. Đồng thời, bà con lấy tỉ lệ 1:1 hai loại này quét lên vết bệnh một lần/ngày.
Trước khi trồng nên bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma.
Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng, đảm bảo hạt giống khỏe mạnh.
Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh trên vườn sau thu hoạch. Cày sâu, luân canh cây trồng khác họ ít nhất 1 năm.
Tiêu hủy các bộ phận bị bệnh và khử vôi để tránh lây lan.
Lên luống cao, thoát nước tốt vào mùa mưa.
Hạn chế bón đạm, bổ sung canxi và kali để giúp cây phục hồi, phát triển nhanh hơn.
Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Để lại thông tin vào Form bên dưới để được kỹ thuật viên hỗ trợ miễn phí các vấn đề bạn gặp phải !
Dưa hấu là một loại trái cây giải khát được rất nhiều người ưa chuộng. Để có được những quả dưa hấu ngon, chất lượng thì quan trọng nhất vẫn là khâu phòng trừ sâu bệnh. Bệnh héo xanh trên dưa hấu là căn bệnh phổ biến thường gặp nhất. Bệnh khiến cho cây đang xanh rồi héo vàng, sau đó thì chết cây. Ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây cũng như giá trị kinh tế người trồng.
1. Tác nhân gây nên héo xanh trên dưa hấu
Bệnh héo xanh trên dưa hấu do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.
2. Triệu chứng bệnh héo xanh trên dưa hấu
Vi khuẩn trong đất xâm nhập vào rễ cây rồi phát triển rất nhanh trong các mạch dẫn. Ngăn cản sự hấp thu vận chuyển của nước làm cây bị héo.
Triệu chứng: Cây đang sinh trưởng bình thường thì đột ngột bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh. Ban ngày khi trời nắng cây héo, ban đêm cây xanh lại. Sau 2- 3 ngày cây không hồi phục nữa và chết. Cắt ngang gốc thân cây bị bệnh, thấy các mạch dẫn bị nâu đen, ấn mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ thấy chất dịch vi khuẩn màu trắng đục chảy ra.
3. Biện pháp phòng trừ
Để xử lý bệnh héo xanh dưa hấu cần nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh để tránh lây lan. Sử dụng Nấm đối kháng kết hợp với Nano đồng kết hợp với nhau phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm hại cho những cây chưa nhiễm. Bà con cho phun xịt hai lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày nếu mật độ cây bị nặng.
Sau khi cây bị bệnh đã hồi phục, bà con nên bổ sung phân bón trung, vi lượng như Sao đỏ, Phân bón lá. Đây là dạng phân bón dễ tiêu, dễ tan, dễ hấp thụ.
Sau khi thu hoạch xong nếu làm vụ mới Xử lý đất thật kỹ trước khi trồng, lưu ý phòng trừ tuyến trùng gây hại rễ bằng các sản phẩm CNX – CN. Đây là vi sinh giúp tiêu diệt nấm bệnh. Đồng thời, ngăn ngừa không cho nấm bệnh xâm nhập lại rễ sau khi đã sử dụng. Giúp rễ phát triển mạnh, mập mạp, cứng cáp.
Trồng với mật độ thích hợp, tránh rậm rạp. Vệ sinh thường xuyên để vườn thông thoáng.
Bón lót phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.
Sử dụng giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
Chế độ tưới tiêu hợp lý, cân bằng phân bón. Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để kịp thời xử lý.
Để lại thông tin dưới Form này để được kỹ thuật viên hỗ trợ về cây dưa hấu cũng như cây trồng khác !