Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng trừ bọ xít muỗi hại cây na mãng cầu hiệu quả nhất

Bọ xít muỗi là một trong những loài gây hại đa thực trên nhiều loại cây trồng, trong đó có cây na. Chúng tấn công lên cành lá quả gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng na.

Bài viết này WAO sẽ chia sẻ cho nhà vườn cách phòng trừ bọ xít muỗi cho cây na hiệu quả nhất.

1. Đặc điểm bọ xít muỗi hại na

Bọ xít muỗi gây hại trên na có tên khoa học là Helopeltis spp. Thuộc bộ cánh nửa Hemiptera, họ Miridae. Có hai loài bọ xít muỗi phổ biến là loài Helopeltis theivora có màu xanh lá cây và loài Helopeltis antonii có màu nâu đỏ.

Bọ xít muỗi trưởng thành có thân hình thon dài khoảng 6,5 – 8,5mm, với bộ râu dài quá thân mình. Trên ổ bụng có một cột sống đặc trưng, phía giữa ngực có gai nhọn, chân dài và mỏng như chân muỗi.

Bọ trưởng thành có thể sống từ 15-30 ngày, mỗi con cái có thể đẻ từ 30-50 trứng. Trứng được đẻ rải rác hoặc thành cụm trên thân cây, cuống lá non hoặc trên cuống quả.

Trứng bọ xít muỗi có màu trắng trong suốt, hình oval, dài khoảng 1mm. Sau khoảng một tuần, trứng nở ra ấu trùng.

2. Cách thức gây hại và mức độ nguy hiểm của bọ xít muỗi

Cách thức gây hại:

Bọ xít muỗi thường tấn công vào chồi non, lá non, quả non. Chúng dùng vòi chích xuyên qua các mô thực vật, nước bọt của chúng rất độc, gây ra các vết hoại tử nơi mà chúng chích, các vết này ban đầu có màu chì sau đó chuyển sang màu nâu đậm, tạo thành sẹo trên cành lá, quả, làm cháy lá khô cành, rụng hoa, quả biến dạng, khô rụng.

bọ xít muỗi hại na

Thời điểm bọ xít muỗi chích hút thường vào sáng sớm và chiều mát, những ngày trời âm u chúng có thể hoạt động cả ngày. Chúng bắt đầu gây hại mạnh từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, nhất là các giai đoạn cây ra lộc non và hoa quả non.

Hậu quả khi bị bọ xít muỗi tấn công:

  • Những bộ phận bị bọ xít muỗi tấn công đều bị hoại tử.
  • Lá, chồi non bị cong queo, cháy đen, làm giảm hiệu suất quang hợp và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây. Những chồi lá bị nặng sẽ khô rụng, cây xơ xác, không phát triển.
  • Những vết chích trên quả sẽ thành sẹo, lõm xuống làm giảm giá trị thương phẩm của quả. Những quả non bị chích sẽ rụng.
  • Bên cạnh đó, những vết chích này sẽ mở đường cho các loại nấm khuẩn gây bệnh xâm nhập gây bệnh nguy hiểm cho cây.
cách phòng ngừa bọ xít muỗi cây na

3. Cách phòng trừ bọ xít muỗi hại cây na

Khi cây na đã bị bọ xít muỗi tấn công, nhà vườn cần thực hiện biện pháp sau:

  • Tỉa bỏ những cành lá quả đã bị chúng gây hại nặng, để cây ra cành lá lộc non mới.
  • Sử dụng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS phun ướt đẫm thân cành lá quả. Phun tập trung vào những vị trí mà chúng thường ẩn nấp (dưới tán lá).
  • Phun liên tiếp 2-3 lần cách nhau 5 ngày.

Biện pháp phòng bọ xít muỗi cho vườn:

  • Tạo thông thoáng cho vườn, tránh để vườn ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
  • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của bọ xít muỗi trong vườn như kiến vàng, bọ ngựa, nhện, ong ký sinh.
  • Phun phòng bọ xít muỗi định kỳ 15-20 ngày một lần bằng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS. Vào các đợt cây ra lộc non, ra hoa quả non thì phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

CNX-RS là chế phẩm sinh học với thành phần chính là nấm xanh, nấm trắng. Có khả năng ký sinh lên thân, chi đốt của bọ xít muỗi để gây bệnh, khiến chúng ngừng ăn, ngừng tấn công và chết sau 2-3 ngày. Đây là sản phẩm sinh học, an toàn cho con người, môi trường và các loại cây trồng.

Bọ xít muỗi là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây na, do đó nhà vườn cần chủ động phòng ngừa từ sớm để hạn chế những thiệt hại do chúng gây ra.

Để lại thông tin để được WAO hỗ trợ tư vấn phòng trừ sâu bệnh miễn phí.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng ngừa và xử lý sâu đục trái na

Sâu đục trái na là loài côn trùng gây hại mạnh trên cây na (mãng cầu). Sâu đục trái tấn công vào trái khi trái còn non, nên khi phát hiện ra chúng đã làm hư hỏng trái, gây thiệt hại lớn về sản lượng na.

Bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn nhà vườn cách phòng ngừa và xử lý sâu đục trái na hiệu quả. Mời nhà vườn cùng tìm hiểu.

1. Đặc điểm sâu đục trái na

Sâu đục trái na có tên khoa học là Anonaepestis bengalella. Nó là ấu trùng của một loài bướm đêm.

Sâu đục trái na có kích thước khoảng 20-22mm, đầu nhỏ màu nâu đen, thân màu xám đen. Chúng nở ra từ trứng mà thành trùng bướm đêm đẻ.

Thành trùng bướm đêm của sâu đục trái có màu nâu xám, cánh trước màu xanh ánh kim, sải rộng khoảng 26-28mm. Thành trùng cái hoạt động vào ban đêm, chúng đẻ trứng rải rác ở gần cuống trái và  trên các kẽ của trái na khi trái còn non.

Sau khi nở, sâu non đục vỏ trái chui vào bên trong để cắn phá, ăn phần thịt trái và thải phân ra ngoài. Chúng sẽ thải ra những hạt phân nhỏ ly ty màu nâu đen được kết dính với nhau thành từng cục, bám dính ở bên ngoài vỏ trái.

Bên trong một trái na sẽ có nhiều ấu trùng cắn phá. Khi đẫy sức, sâu hóa nhộng ngay bên trong trái. Ban đầu, nhộng có màu vàng nâu, khi gần hóa vũ sẽ chuyển dần sang màu đen.

2. Mức độ gây hại của sâu đục trái

Sâu đục trái tấn công và gây hại trái từ lúc trái na còn rất nhỏ (bằng ngón tay cái) cho đến khi trái lớn gần thu hoạch. Đặc biệt chúng gây thiệt hại nặng nhất nhất vào giai đoạn trái sắp thu hoạch.

Quả non bị sâu đục sẽ rụng sớm, quả trưởng thành bị thối và rụng, những quả chưa rụng cũng có chất lượng kém. Gây thiệt hại kinh tế lớn cho người trồng.

3. Biện pháp phòng ngừa và xử lý sâu đục trái na

Biện pháp xử lý:

  • Đối với những quả na đã bị sâu đục còn trên cây và cả rụng xuống đất, nhà vườn tiến hành cắt tỉa, thu gom và ngâm trong nước vôi 24h để diệt sâu non.
  • Tiếp đến, sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA phun đều lên thân cành lá quả để diệt trứng sâu chưa nở. Phun đẫm vào những vị trí mà thành trùng tập trung đẻ trứng. Nhà vườn phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Bao trái bằng túi vải hoặc túi lưới để hạn chế sâu đẻ trứng lên quả.
  • Phun phòng định kỳ bằng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA để diệt trứng sâu và sâu non vừa nở.
  • Thiết kế bẫy thành trùng treo quanh vườn.
  • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của sâu đục trái trong vườn như ong ký sinh, kiến vàng.
  • Chăm sóc cây phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, vỏ trái cứng cáp làm giới hạn sự xâm nhập của sâu hại.
  • Sau khi trái đậu cần tiến hành tỉa trái, loại bỏ những trái non méo mó, kém phát triển.
  • Thăm khám vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời dấu hiệu của sâu đục quả.

Sâu đục trái là đối tượng dịch hại nghiêm trọng trên cây na. Nhà vườn cần chủ động phòng ngừa từ sớm để hạn chế thiệt hại.

Tìm hiểu thêm:

Cách trị rệp sáp hại cây na hiệu quả an toàn nhất

Biện pháp phòng trừ ruồi vàng gây hại cây na

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách trị rệp sáp hại cây na hiệu quả an toàn nhất

Rệp sáp hại cây na là vấn đề mà các nhà vườn trồng na gặp phải. Chúng là đối tượng dịch hại nghiêm trọng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và triệt để sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả na, gây thiệt hại kinh tế lớn cho nhà vườn.

Trong bài viết này, WAO chia sẻ cho nhà vườn cách xử lý rệp sáp hại cây na hiệu quả và an toàn nhất. Mời nhà vườn cùng tìm hiểu.

1. Đặc điểm của rệp sáp hại na

Rệp sáp là côn trùng thuộc Họ Pseudococcidae, Bộ Hemiptera. Rệp sáp hại na có chiều dài khoảng 3-5mm, cơ thể được bao phủ bởi một lớp sáp trắng. Con cái không có cánh, con đực có cánh.

Con cái thường bám chặt vào cành lá, quả để hút nhựa và đẻ trứng. Rệp non mới nở bám dính một chỗ để chích hút nhựa cây cho đến khi trưởng thành.

Rệp sáp xuất hiện trên cây trồng quanh năm, nhưng gây hại mạnh nhất vào mùa nắng, thời tiết nóng ẩm.

2. Biểu hiện và cách thức gây hại của rệp sáp trên cây na

Trên cây na thường xuất hiện rệp sáp rất nhiều, chúng tập trung nhiều nhất trên quả và đọt non.

Rệp sáp gây hại bằng cách bám trên cành lá, đọt non, hoa trái và cả rễ để chích hút nhựa ở những bộ phận này.

Chúng chích hút làm cho lá bị quăn, vàng úa và khô rụng, hoa bị thui rụng. Trên quả chúng bám với mật độ dày làm cho quả non bị rụng, khô tóp lại. Quả lớn bị sượng, nhạt, có mùi hôi, phẩm chất kém.

Bên cạnh đó, mật ngọt do chúng tiết ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, bám đen quả làm giảm mẫu mã của quả, giảm giá trị thương phẩm khiến na không bán được. Lá bị nấm bồ hóng bám kín, giảm quang hợp, cây kém phát triển.

Khi rệp sáp tấn công vào vùng rễ, chúng làm rễ bị phù, đứt mạch dẫn, còi cọc, không hút được nước và dinh dưỡng, khiến cho cây suy kiệt và chết.

Với những vườn trồng độc canh, mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch,… tạo điều kiện thuận lợi cho rệp sáp phát triển.

3. Cách trị rệp sáp hại cây na hiệu quả an toàn

Khi phát hiện na bị rệp sáp tấn công nhà vườn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Chủ động cắt tỉa, thu gom những cành, quả đã bị rệp sáp tấn công nặng mang ra khỏi vườn.
  • Sử dụng chế phẩm CNX-RS kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành, lá, quả, xịt đậm vào những vị trí chúng bám nhiều. Phun liên tiếp 3 lần cách nhau 3-5 ngày.
  • Nếu rệp sáp tấn công dưới rễ, sử dụng chế phẩm CNX-RS pha với nước và tưới đậm vào vùng gốc, để xử lý rệp sáp dưới rễ. Không sử dụng Siêu đồng tưới vào đất.

CNX-RS là chế phẩm sinh học với thành phần là nấm xanh nấm trắng, sẽ ký sinh vào chi đốt, xâm nhập qua biểu bì để tiêu diệt rệp sáp. Kết hợp cùng Siêu đồng giúp bào mòn lớp vỏ sáp giúp nấm xâm nhập dễ dàng hơn.

Đây là dòng chế phẩm sinh học an toàn cho cây trái, môi trường và con người. Không gây nóng cho hoa và trái non.

*Cách phòng ngừa rệp sáp cho vườn

– Tạo thông thoáng cho vườn, tưới nước đủ ẩm, tránh để quá khô tạo điều kiện cho rệp sinh sôi phát triển.

– Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của rệp sáp trong vườn như bọ rùa, ong ký sinh,…

– Phun phòng rệp định kỳ 15-20 ngày/lần bằng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS.

Tìm hiểu thêm:

Biện pháp phòng trừ ruồi vàng gây hại cây na

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách xử lý bọ vòi voi hại na mãng cầu

Bọ voi voi hại na là một loài bọ cánh cứng rất nhỏ, cứ đến đầu mùa mưa hàng năm, khi cây bắt đầu ra hoa, chúng xuất hiện tấn công lên hoa cắn phá chùm hoa khiến hoa thui rụng.

Bài viết này, WAO sẽ chia sẻ cách xử lý bọ vòi voi hại na hiệu quả và an toàn nhất. Mời các nhà vườn cùng tìm hiểu.

1. Đặc điểm của bọ voi voi hại na

Bọ vòi voi trưởng thành có hình bầu dục màu nâu xám, dài khoảng 5mm. Đầu kéo dài ra phía trước như vòi voi, miệng nhai ở cuối vòi.

Trứng màu trắng, hình oval, kích thước khoảng 1mm.

Ấu trùng màu trắng sữa, đầu màu nâu, không có chân.

2. Cách thức gây hại của bọ vòi voi

Bọ vòi voi trưởng thành thường hoạt động chủ yếu vào ban ngày, chúng tập trung phía trong các cánh hoa và đẻ trứng trong đó.

Khi hoa mới nở, chúng cắn phá, chích hút cánh hoa. Ban đầu, trên cánh hoa xuất hiện những vết chấm hoặc nám đen, sau đó hoa bị khô đen. Những bông hoa bị bọ gây hại không thể đậu trái.

Trong một bông hoa thường có rất nhiều bọ vòi voi phá hại.

Những vườn na bị bọ vòi voi tấn công bị giảm năng suất rất lớn, ảnh hưởng đến kinh tế của nhà vườn.

3. Cách xử lý bọ voi voi hại na

Để xử lý bọ vòi voi hại na, nhà vườn sử dụng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS pha với nước sạch phun ướt đẫm thân cành lá hoa. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

Nhà vườn cần thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện kịp thời bọ vòi voi.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Xử lý đất trồng gừng trước khi xuống giống

Đất trồng gừng qua các mùa vụ đã cạn kiệt dinh dưỡng, tồn dư nhiều hóa chất độc hại và nấm khuẩn gây bệnh. Đa phần nông dân chúng ta chưa xem trọng khâu làm đất trước khi xuống giống. Nếu đất không được xử lý kỹ thì cây trồng rất dễ bị nhiễm nấm bệnh như thối gốc, thối củ, vàng lá, héo xanh…

Do đó, khâu xử lý đất trước khi gieo trồng là rất quan trọng, không thể bỏ qua.

Các xử lý đất trước khi xuống giống gừng

Cây gừng ưa đất tơi xốp, nhiều mùn hữu cơ, độ ẩm tốt, thoát nước khi gặp mưa to. 

Bước 1: Cho đất nghỉ và phơi ải

Sau khi gừng đã được thu hoạch xong. Tiến hành thu gom tàn dư cây trồng mang ra khỏi ruộng, sau đó cày xới đất lên và để đất nghỉ từ 10 – 15 ngày. Việc này sẽ giúp đất được thông thoáng và tơi xốp, giàu oxy hơn.

Bước 2: Bón vôi

Bước tiếp theo trong quy trình xử lý đất trồng gừng là bón vôi. Việc bón vôi sẽ giúp nâng cao độ pH đất, bổ sung thêm canxi cho đất đồng thời giúp sát khuẩn, tiêu diệt các loại nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất. Đặc biệt, đối với các loại đất đã canh tác lâu năm, độ pH thấp, cây trồng thường xuyên bị các bệnh do nấm khuẩn, tuyến trùng thì việc bón vôi là vô cùng cần thiết.

Tiến hành rải đều vôi lên mặt ruộng, sau đó tưới ẩm rồi xới trộn đều với đất. Nên sử dụng bột vôi dolomite, vì ngoài CaO, loại vôi này còn bổ sung thêm Magiê cho đất.

Lưu ý: Khi bón vôi cần đánh giá tình trạng của đất để có lượng bón phù hợp, tránh tình trạng bón dư thừa vì vôi có đặc tính là kết tủa làm chai cứng đất, ngoài ra còn diệt cả nấm có hại lẫn nấm có lợi trong đất.

Bước 3: Bón lót phân hữu cơ

Sau khi rải vôi 10 – 15 ngày, tiến hành bón lót bằng các loại phân hữu cơ như phân chuồng (phân trâu bò, gà, dê, dơi,…) đã được ủ hoai với nấm Trichoderma, phân trùn quế hay các loại phân ủ khác.

Việc bón lót bằng phân hữu cơ ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, còn bổ sung một lượng mùn lớn giúp cải tạo đất, cân bằng độ pH và tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển mạnh.

Cách bón: Rải đều phân hữu cơ trên mặt, sau đó trộn đều với 5cm đất hoặc chia 2/3 lượng phân rải đều trên mặt, 1/3 lượng phân còn lại thì bón xuống hố hoặc rãnh trồng.

Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng phân chuồng tươi vì trong phân chuồng tươi chứa rất nhiều nấm khuẩn gây bệnh.

Bước 4: Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nấm khuẩn trong đất

Trong đất trồng gừng thường tồn lại sẵn các loại nấm khuẩn, tuyến trùng gây bệnh cho cây, do đó trước khi xuống giống vụ sau bắt buộc phải xử lý sạch.

Sau bón lót 3 ngày, sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới đều lên mặt luống. WAO BOOM giúp đối kháng, tiêu diệt các loại nấm khuẩn, tuyến trùng gây hại trong đất, đồng thời kích thích rễ phát triển, phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự màu mỡ cho đất, giúp gừng ra củ to, đẻ nhánh khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cây trồng. Bên cạnh đó giúp giải độc đất, ổn định pH, tạo thông thoáng cho đất trồng.

Hầu hết các loại bệnh trên cây trồng đều bắt nguồn từ đất, do đó cần phải đảm bảo một nền đất trồng thật sạch, thật khỏe thì cây trồng mới phát triển tốt, ít sâu bệnh. Vừa có năng suất, chất lượng cao vừa tiết kiệm được rất nhiều chi phí phân thuốc.

Đọc tiếp:

Gừng bị thối củ, nguyên nhân và biện pháp phòng trị.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Gừng bị thối củ, nguyên nhân và biện pháp phòng trị.

Gừng bị thối củ là một trong những bệnh thường gặp trên gừng, với mức độ gây hại đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản lượng của cả mùa vụ. Gừng bị thối củ thường do 2 nguyên nhân chính: do nấm hoặc do vi khuẩn gây hại.

1. Gừng bị thối khô thân, thối củ do nấm (thối thân, thối củ)

Gừng bị thối khô thân, thối củ do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Vết bệnh thối khô và xốp.

Nấm tồn tại sẵn trong đất, chúng tấn công vào phần gốc cây gần mặt đất. Thời tiết nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Vết bệnh đầu tiên là những đốm màu nâu xám, trên lá bị úa vàng và rủ xuống. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền nâu đen. Phần lớn vết bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc, làm thối một phần củ. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây và toàn bộ củ bị thối.

2. Gừng bị thối nhũn do vi khuẩn (thối củ, héo lá)

Gừng bị thối nhũn do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra. Củ bị mềm nhũn, cắt ngang chổ thối thấy có dịch nhờn hoặc khi ấn tay vào có xì mủ hoặc nước, có mùi hôi rất khó chịu.

Vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập vào củ qua vết thương. Bệnh thường gây hại mạnh trong những ngày mưa dầm, đất thoát nước kém.

Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào bên trong làm củ bị thối. Thối củ do vi khuẩn khác với bệnh thối khô do nấm là củ bị mềm nhũn; cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn hoặc khi ấn tay vào có chảy nước, có mùi hôi. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh còn gây hại trong thời gian gừng đã được thu hoạch.

3. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp phòng bệnh:

  • Sử dụng cây giống sạch bệnh, đề kháng cao với nấm, khuẩn
  • Trồng đúng mật độ, đảm bảo vườn trồng thông thoáng. Gừng là loại cây ưa sáng nên khi trồng phải đảm bảo mật độ vừa phải để cây quang hợp, tránh được sâu, bệnh.
  • Làm mương rãnh thoát nước để hạn chế ngập úng. Cây gừng ưa đất tơi xốp, nhiều mùn hữu cơ, độ ẩm tốt, thoát nước khi gặp mưa to. 
  • Luân canh, xen canh cây trồng để hạn chế nấm, khuẩn
  • Bón phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai bằng nấm đối kháng Trichoderma để cải tạo độ tơi xốp, hạn chế nấm khuẩn, tuyến trùng.
  • Xử lý đất trồng trước khi xuống giống

Xử lý đất trồng gừng trước khi xuống giống

Biện pháp xử lý:

  • Khơi thông hệ thống rãnh thoát nước để xử lý tình trạng ngập úng cho vườn trồng.
  • Đối những cây bị thối, nhà vườn tiến hành nhổ bỏ mang ra khỏi vườn để tránh lây lan.
  • Tiến hành tưới WAO BOOM để tiêu diệt nấm khuẩn trong đất, cân bằng và ổn định lại pH, tăng khả năng đề kháng cho cây.
Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp phòng trừ ruồi vàng gây hại cây na

Ruồi vàng (ruồi đục quả) là loại côn trùng gây hại phổ biến trên cây na. Chúng thường tấn công gây hại vào thời kỳ na chuẩn bị cho thu hoạch, khiến quả bị hư thối. Gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn. Để hạn chế thiệt hại do ruồi vàng đục quả gây ra nhà vườn nên có các biện pháp để chủ động phòng trừ trước mùa quả chín.

1. Ruồi vàng gây hại cây na

Ruồi vàng hoạt động ban ngày, thường là sáng sớm hoặc chiều mát. Ruồi vàng chích và đẻ trứng vào trong quả. Ruồi cái trưởng thành có thể đẻ trứng trong thời gian 5-7 ngày, đẻ thành từng ổ trứng dưới bề mặt vỏ quả. Trứng hình quả chuối có màu trắng, mỗi ổ từ 1 cho đến vài chục quả trứng. Sau khi trứng nở, ấu trùng (giòi) sẽ ăn hết thịt quả, làm cho quả bị thối nhũn. Với tốc độ sinh sản nhanh đến chóng mặt, chúng có thể khiến toàn bộ trái cây trong vườn bị thối hỏng và rụng hàng loạt.

2. Các biện pháp phòng trừ ruồi vàng hiện nay

2.1 Biện pháp bọc quả

Sử dụng túi bọc quả quả là một trong những biện pháp hiệu quả và phổ biến được các nhà vườn sử dụng. Nhưng bên cạnh đó thì việc bọc quả cũng đi kèm một số nhược điểm như: tốn công, có thể gây nóng và làm hỏng quả, làm nhạt quả, mất hương vị tự nhiên…

2.2 Sử dụng thuốc hóa học

Cách làm này mang lại kết quả nhanh nhưng rất độc hại. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe người làm vườn, môi trường và dễ gây tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản.

2.3 Biện pháp dẫn dụ, bẫy ruồi vàng

Biện pháp này chỉ có thể tiêu diệt ruồi trưởng thành; nhưng không có hiệu quả với trứng và ấu trùng đã được đẻ vào trong quả. Trứng và ấu trùng vẫn tiếp tục gây hại cho quả, hoàn thành vòng đời và trở thành ruồi trưởng thành và tiếp tục đi sinh sản. Mặt khác nó có thể dẫn dụ nhiều ruồi trưởng thành về vườn hơn, có thể dẫn đến việc mất kiểm soát.

2.4 Sử dụng biện pháp sinh học xua đuổi, tiêu diệt ruồi vàng.

Hiện nay phòng trừ ruồi vàng bằng các biện pháp sinh học được đa số các nhà vườn canh tác theo hướng hữu cơ ưu tiên sử dụng. Vì tính an toàn cũng như hiệu quả mà các dòng chế phẩm sinh học mang lại. Trong đó phải kể đến chế phẩm sinh học Fily- Chuyên đặc trị ruồi vàng.

3. Chế phẩm sinh học Fily chuyên đặc trị ruồi vàng

Với thành phần:

  • Nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn bacillus: có tác dụng làm ung trứng và tiêu diệt ấu trùng của ruồi vàng, kiểm soát hiệu quả đến 95%.
  • Giấm gỗ, tinh dầu quế và các loại thảo mộc: có tác dụng làm tê liệt(loạn) khướu giác của ruồi trưởng thành; khiến chúng không tìm thấy nơi đẻ trứng. Bên cạnh đó phá bỏ môi trường sống, xua đuổi ruồi trưởng thành ra khỏi vườn. Các loại tinh dầu này làm ức chế, gây căng thẳng, ngột ngạt, khó chịu cho ruồi vàng. Vì vậy chúng có tác dụng xua đuổi ruồi vàng ra khỏi vườn, làm giảm mật độ ruồi vàng trong vườn và dần dần biến mất.

Cách sử dụng:

  • Phun phòng: tiến hành phun Chế phẩm sinh học Fily trước thời điểm thu hoạch 1 tháng. Phun lại lần 2 sau 15 ngày
  • Khi ruồi vàng đã xuất hiện trong vườn, cần tiến hành phun Fily 2-3 lần cách nhau 3-5 ngày để tiêu diệt trứng, ấu trùng và xua đuổi hết ruồi trưởng thành ra khỏi vườn.
Đăng bởi Để lại phản hồi

Sâu bệnh hại trên cây na thường gặp và cách phòng trừ hiệu quả

Sâu bệnh hại trên cây na bao gồm một số loại chính như sau:

1. Rệp sáp phấn

1.1. Đặc điểm hình thái và gây hại

Trưởng thành cơ thể phủ đầy chất sáp màu trắng. Con cái bám chặt vào bộ phận non của cây hút nhựa và đẻ hàng trăm trứng li ti ở bụng. Khi mới nở rệp non bám dính ở một chỗ (mặt dưới của những lá non) để chúng hút nhựa cây cho đến khi trưởng thành.

Triệu chứng na bị rệp sáp gây hại
Triệu chứng na bị rệp sáp gây hại

Rệp gây hại cả trên lá và quả na, làm cho lá bị quăn, quả bị chai không phát triển được. Nếu rệp có mật độ cao, chúng bao phủ cả bề mặt của quả làm cho quả non bị rụng hoặc bị khô tóp lại đeo bám trên cây. Nếu bị nhẹ quả vẫn phát triển, khi chín thịt quả nhạt, có mùi hôi, phẩm chất kém. Khi chích hút quả na, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm mẫu mã quả. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn na, gây hại nặng vào mùa nắng.

1.2. Biện pháp phòng trừ

Khi phát hiện na bị rệp sáp tấn công nhà vườn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Chủ động cắt tỉa, thu gom những cành, quả đã bị rệp sáp tấn công nặng mang ra khỏi vườn.
  • Sử dụng chế phẩm CNX-RS kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành, lá, quả, xịt đậm vào những vị trí chúng bám nhiều. Phun liên tiếp 3 lần cách nhau 3-5 ngày.
  • Nếu rệp sáp tấn công dưới rễ, sử dụng chế phẩm CNX-RS pha với nước và tưới đậm vào vùng gốc, để xử lý rệp sáp dưới rễ. Không sử dụng Siêu đồng tưới vào đất.

Cách phòng trừ rệp sáp cho vườn

  • Tạo thông thoáng cho vườn, tưới nước đủ ẩm, tránh để quá khô tạo điều kiện cho rệp sinh sôi phát triển.
  • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của rệp sáp trong vườn như bọ rùa, ong ký sinh,…
  • Phun phòng rệp định kỳ 15-20 ngày/lần bằng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS.

2. Sâu đục quả

2.1. Đặc điểm hình thái và gây hại

Trưởng thành thân mình có mầu nâu xám, cánh trước có mầu xanh ánh kim. Sâu non có mầu đen. Nhộng lúc đầu có mầu vàng nâu, sau đó chuyển sang nâu đen, sâu thường hóa nhộng bên trong quả.

Để gây hại, trưởng thành đẻ trứng trên các vết nứt của quả ngay khi quả còn rất nhỏ. Sâu non nở ra đục vào bên trong phần thịt quả, triệu chứng dễ nhận diện do bề mặt của quả bị hại thường có nhiều phân mầu đen bị kết dính lại, sâu hóa nhộng trong kén mỏng ngay bên ngoài quả. Thường một quả có nhiều sâu gây hại cùng một lúc.

2.2. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp xử lý sâu đục quả na:

Đối với những quả đã bị sâu đục còn trên cây và cả rụng xuống đất, nhà vườn tiến hành cắt tỉa, thu gom và ngâm trong nước vôi 24h để diệt sâu non.

Tiếp đến, sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA phun đều lên thân cành lá quả để diệt trứng sâu chưa nở. Phun đẫm vào những vị trí mà thành trùng tập trung đẻ trứng. Nhà vườn phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

Biện pháp phòng sâu đục quả:

Bao trái bằng túi vải hoặc túi lưới để hạn chế sâu đẻ trứng lên quả.

Phun phòng sâu định kỳ bằng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA để diệt trứng sâu và sâu non vừa nở.

3. Bệnh thán thư

3.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh thán thư trên cây na do nấm colletotrichum sp gây ra. Chúng phát sinh và phát triển trong điều kiện ẩm độ cao do mưa kéo dài hoặc sương mù nhiều. Đặc biệt là khi cây ra đọt và lá non.

Vườn trồng mật độ dày, thiếu ánh sáng sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh. Bên cạnh đó cây trồng không được chăm sóc đúng cách, bón phân thiếu cân đối. Đất trồng không được cải tạo, vệ sinh là những yếu tố làm bệnh phát triển và lây lan nhanh.

Bệnh gây hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây.

Trên lá:

Lá na non dễ mẫn cảm với bệnh hơn lá già. Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau đó vết bệnh mở rộng và liên kết thành mảng không định hình màu vàng nâu tối. Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, ngoài cùng có quầng màu xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi ẩm độ không khí thấp vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.

Triệu chứng quả na bị thán thư
Triệu chứng quả na bị thán thư
Trên hoa và quả:

Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trên cả trục và cánh hoa, quả. Vết bệnh ban đầu là vết đốm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe. Hoa, quả non bị bệnh bị khô đen và rụng, quả lớn bị khô đen một phần.

Trên thân cành:

Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Ban đầu các vết đốm vàng nâu, nỏ sau đó liên kết lại với nhau tạo thành vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt, các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.

3.2. Biện pháp phòng trừ

Khi phát hiện vườn mắc bệnh thán thư, nhà vườn cần:

  • Tiến hành cắt bỏ những cành lá quả bị nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn để tránh nấm bệnh lây ra toàn vườn.
  • Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá quả để sát khuẩn diệt nấm. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

Biện pháp phòng:

  • Chăm sóc cho cây trồng khỏe mạnh, tưới đủ nước và bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
  • Phun phòng nấm bệnh định kỳ 15-20 ngày/lần bằng chế phẩm VaccinSiêu đồng. Nhất là vào mùa mưa ẩm.

4. Bệnh vàng lá thối rễ cây na

4.1. Tác nhân gây hại và triệu chứng

Nguyên nhân chủ yếu do nấm Fusarium sp. và Phytophthora sp. gây nên. Nấm sống trong đất, tấn công vào rễ, khiến rễ bị hoại tử, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu nước và chất dinh dưỡng của cây. Cây thiếu nước và dinh dưỡng nên lá vàng úa. Bệnh nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cho cây chết.

Triệu chứng cây na bị thối rễ
Triệu chứng cây na bị thối rễ

4.2. Biện pháp phục hồi và phòng ngừa

Các bước phục hồi bệnh vàng lá thối rễ cây na:

Bước 1: Cắt tỉa cành vàng

Việc cắt tỉa bớt các cành bị vàng nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ, giảm sự thoát hơi nước, bởi trong tình trạng này rễ không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng nuôi cả cây. Tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.

Bước 2: Bổ sung phân hữu cơ

Sau khi cắt tỉa, nhà vườn bổ sung thêm phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.

Mỗi gốc rải đều khoảng 15 – 20kg phân chuồng (lượng phân tùy theo tuổi cây và độ rộng của tán). Rải vòng quanh tán, cách gốc 40cm. Sau đó cuốc xởi nhẹ 3- 5cm lớp đất mặt để trộn đều lớp phân vừa bón.

Việc bón phân chuồng vào thời điểm này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại trong đất lâu hơn, nhân sinh khối mạnh hơn để tiêu diệt nấm bệnh gây hại và bảo vệ rễ non. Sau khi bón phân cần tưới ẩm đất, tưới với lượng nước vừa phải (độ ẩm khoảng 60%).

Bước 3: Xử lý nấm bệnh và phục hồi cây

Bước cuối cùng trong quy trình xử lý bệnh vàng lá thối rễ trên cây na đó là sử dụng bộ giải pháp “Chăm sóc đất, bảo vệ rễ – WAO BOOM”.

Tiến hành pha bộ giải pháp WAO BOOM với 1000 lít nước. Sau đó tưới đều lên vùng đất đã được rải phân hữu cơ. Mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán).

Sau 7 ngày tưới lại lần 2.

Biện pháp phòng bệnh:

  • Xây dựng hệ thống thoát nước trong vườn tốt để ngăn ngừa tình trạng ngập úng gây hại cho bộ rễ.
  • Để cỏ trong vườn, giúp đất thông thoáng hơn, tạo môi trường cho các chủng nấm có lợi sinh sống, vừa tăng lượng sinh khối hữu cơ cho đất khi cắt tỉa.
  • Chủ động phòng nấm bệnh định kỳ bằng cách tưới WAO BOOM 3 tháng 1 lần.

Quản lý một số sâu bệnh hại trên cây na giúp bà con nâng cao năng suất kinh tế. Tăng tuổi thọ cho cây trồng.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh vàng lá thối rễ cây na: Nguyên nhân và giải pháp phòng trị

Hiện tượng vàng lá thối rễ thường gặp phổ biến trên các nhóm cây ăn quả thân gỗ nói chung, cây na nói riêng. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng lá thối rễ trên cây na. Do đó cần xác định nguyên nhân để có giải pháp phòng trị phù hợp, hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cây na

  • Do các chủng nấm gây bệnh hại rễ bao gồm Fusarium, Phytophthora. Các chủng nấm thường tồn tại trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh sản mạnh, gây hại trực tiếp hệ thống rễ làm thối đen, thối nhũn mạch dẫn của bộ rễ, phá hủy hoàn toàn bộ rễ làm mất chức năng sinh lý bộ rễ. Đất có hàm lượng hữu cơ thấp, đất thiếu oxy, kém tơi xốp, hệ vi sinh ít đa dạng thường bị bệnh vàng lá thối rễ. 
  • Do tuyến trùng gây hại làm tăng cơ hội xâm nhiễm của nấm dẫn đến tình trạng vàng lá thối rễ khó kiểm soát. Tuyến trùng thường gây hại rễ bằng cách chích hút, hút thức ăn từ mô thực vật, tạo vết thương hở làm cho nấm khuẩn xâm nhiễm gây bệnh trên bộ rễ. Ngoài ra khi gây hại bộ rễ, tuyến trùng còn tiết ra các loại men làm hoại sinh bộ rễ như amilaza, pectinaza, cellulaza…
  • Do ngộ độc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, pH quá thấp hoặc quá cao. Đất thoát nước kém, thiếu oxy làm cho rễ hô hấp yếm khí trong thời gian dài cũng dẫn đến hiện tượng vàng lá thối rễ. Khi pH thấp làm tăng hàm lượng kim loại nặng tự do gây ngộ độc rễ, pH quá cao làm hạn chế quá trình hấp thu lân, làm bộ rễ còi cọc chậm phát triển.

2. Triệu chứng bệnh

Tùy mức độ nhiễm bệnh mà cây có các biểu hiện trên thân lá ở các cấp độ khác nhau

Triệu chứng cây na bị thối rễ
Triệu chứng cây na bị thối rễ

Về cơ bản hệ thống rễ hút, rễ tơ bị nấm gây hại gây nên tình trạng thối nhũn, thối đen. Hệ thống rễ bị phá hủy dẫn đến cây không hấp thu được nước, dinh dưỡng trong đất gây nên tình trạng vàng lá, rụng lá. Cây bị bệnh nặng làm cho hệ thống rễ bị thối đen hoàn toàn, kiểm tra rễ thấy lớp vỏ rễ bên ngoài hóa nâu đen, cây bị nặng bộ rễ thường bị thối nhũn, sau một thời gian cây khô héo và chết.

Triệu chứng cây na bị vàng lá
Triệu chứng cây na bị vàng lá

Cây đang xanh lá bình thường bỗng nhiên chuyển vàng nhẹ, lá mất màu xanh tự nhiên, gân lá chuyển màu vàng nhạt, quả chậm phát triển, một số lá già có thể rụng, các đọt non, lá non không phát triển (so với cây khỏe).

3. Giải pháp phòng trị bệnh vàng lá thối rễ cây na

3.1 Giải pháp trị bệnh

Với những cây có triệu chứng vàng lá, thối rễ cần xử lý như sau:

Tiến hành tiêu diệt nấm khuẩn gây hại trong đất (Phytophthora, Fusarium). Dùng bộ giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ WAO BOOM pha 1000 lít nước tưới ẩm gốc (7-15 lít/gốc tùy vào độ tuổi của cây), tưới xung quanh gốc, đảm bảo dung dịch xuống tầng đất 20-30cm (sâu hơn càng tốt).

Sau 7 ngày, tưới lại WAO BOOM lần 2 nhằm phục hồi rễ, kích ra hệ rễ mới, bổ sung dinh dưỡng để cây nhanh chóng phục hồi.

Sau 25 ngày cây bắt đầu hồi phục, bà con cho bón thêm phân bón cao cấp trung, vi lượng Sao đỏ. Đây là phân bón dễ tiêu, dễ tan, dễ hấp thụ giúp cây nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng phân bón NPK trong giai đoạn này sẽ làm cháy rễ non khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

3.2 Giải pháp phòng bệnh

  • Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, không để cây úng ngập sau mưa.
  • Bổ sung hữu cơ, tăng hàm lượng mùn trong đất, đa dạng hóa hệ vi sinh trong đất bằng cách bón phân hữu cơ hoai mục ủ nấm đối kháng Trichoderma
  • Bổ sung phân bón qua lá (phun phân bón lá chuyên dùng), hạn chế hoặc giảm sử dụng phân NPK qua gốc. Bón phân dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, tránh bón mất cân đối, không bón thừa, có thể bón chia nhỏ nhiều lần (bón định kỳ nuôi dưỡng quả), bón dựa vào điều kiện thời tiết.

Lưu ý: Nên chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh. Kết hợp các biện pháp bón phân cân đối theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, hạn chế lạm dụng các nhóm thuốc hóa học độc hại.

Xem thêm: Sâu bệnh cây na, cách trị sâu bệnh cho cây na

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh vàng lá Panama – “Kẻ hủy diệt” chuối hàng loạt

Hiện nay, chuối là cây trồng có tiềm năng xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao. Cả nước ta có khoảng 150.000 ha chuối. Tuy nhiên, cây chuối đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt vì bệnh vàng lá Panama hoành hành. Đây là bệnh hại đặc biệt nghiêm trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, giá trị thương phẩm.

Vậy, câu hỏi được đặt ra là:

Tại sao cây chuối bị vàng lá Panama?

Biểu hiện của cây chuối khi bị vàng lá Panama là như thế nào?

Làm thế nào để cây chuối phát triển khỏe mạnh, sức đề kháng cao để chống chịu với nấm bệnh?

1. Nguyên nhân cây chuối bị vàng lá Panama

Bệnh vàng lá Panama do nấm Fusarium oxysporum f. sp. Cubense chủng 4 nhiệt đới gây ra. Đây là chủng nấm gây hại phổ rộng trên tất cả các giống chuối và đặc biệt nguy hiểm vì bào tử nấm có thể tồn tại trong đất lên tới 30 năm.

Bệnh lan truyền nhanh qua các con đường như giống, tàn dư cây bệnh, nguồn nước, đất, côn trùng. Bệnh có thể lây nhiễm và gây hại ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây chuối. Tuy nhiên bệnh mẫn cảm nhất ở giai đoạn cây chuối sinh trưởng khỏe và chuẩn bị trổ hoa.

2. Triệu chứng bệnh cây chuối vàng lá Panama

Biểu hiện ban đầu là các mép bị vàng, sau lan hướng vào gân lá.

Triệu chứng cây chuối bị vàng lá panama
Triệu chứng cây chuối bị vàng lá panama

Trên cây các lá già bị nhiễm vàng trước, lá non vàng sau gây ra hiện tượng lá chuối bị héo vàng. Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc. Cắt ngang củ chuối có các đốm màu vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi, các chồi non xung quanh vẫn phát triển nhưng sau đó cũng bị vàng héo.

Triệu chứng cây chuối bị vàng lá panama
Triệu chứng cây chuối bị vàng lá panama

Cây bị bệnh muộn nhưng quả chun lại, nhỏ bé, không có giá trị thương phẩm.

3. Biện pháp hạn chế

Hiện nay vẫn chưa có cách gì để có thể chữa dứt điểm bệnh héo vàng Panama chuối, thế nhưng bà con có thể chủ động chăm sóc để hạn chế tối đa sự tấn công của nấm bệnh, bằng các biện pháp

– Sử dung vôi:

Trước khi trồng và hàng năm bà con nên dùng vôi bột bón cho cây, đây là việc hết sức cần thiết, vôi giúp nâng cao pH đất. Đối với loại nấm này nó phát triển mạnh trong điều kiện độ đất chua mà chúng ta bón vôi sẽ tăng độ pH lên tức là lúc này môi trường đất không còn là ngưỡng hoạt động tốt của nấm bệnh. Ngoài ra, vôi còn có tác dụng khử trùng.

– Sử dụng phân bón:

Trước khi xuống giống, bà con sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM. Bằng cách bổ sung Nấm đối kháng Cheatomium, Trichoderma,..để tiêu diệt các loại nấm gây hại như Fusarium, Phytophthora. WAO BOOM giúp đất giàu mùn, nhiều giun, thông thoáng, giàu oxy, giảm được chi phí đầu vào. Giúp cây có được một bộ rễ mập mạp, trắng, khỏe, dài, nhiều lông hút,…

Ngoài ra, bộ giải pháp còn giúp nhà vườn cải tạo lại tính chất vật lý cho đất (giúp đất tơi xốp, giữ nước và thoát nước tốt hơn); Cải tạo tính chất hóa học cho đất (ổn định pH và cân bằng độ tan của phân bón); Cải tạo tính chất sinh học của đất (tạo môi trường sống phù hợp cho giun dế và bổ sung đầy đủ các loại vi sinh vật có lợi giúp phân hủy hữu cơ nhanh, phân giải lân, phân giải các chất độc, đối kháng nấm bệnh, tuyến trùng,…).

– Biện pháp canh tác:

Không nên bón quá nhiều phân đạm, phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma, bón vôi bột để khử chua cho những vườn đất bị chua phèn.

Lên liếp cao giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Những vườn nằm ở vùng trũng nên có hệ thống mương rãnh sâu, để rút bớt nước trong vùng rễ của cây xuống mương rãnh vào mùa mưa.

Với những cây đã bị bệnh, phải chặt bỏ rồi bứng hết gốc rễ đem ra khỏi vườn tiêu hủy, sau đó rải vôi bột để khử trùng đất trước khi trồng chuối trở lại.

Tuyệt đối không lấy cây con ở những vườn đã bị bệnh làm giống cho vườn khác.

Quá trình chăm sóc không làm đứt rễ chuối, để hạn chế “cửa ngõ” xâm nhập của nấm từ bên ngoài vào trong cây.

Những vườn thường bị bệnh, những vườn thường ẩm ướt không nên trồng những giống dễ bị bệnh như chuối xiêm, chuối già hương.

Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Xem thêm:

Tuyến trùng và cách phòng tuyến trùng hại cây chuối hiệu quả nhất