Đất cát (đất cát pha) là loại đất có tỉ lệ hạt sét thấp, thành phần chủ yếu là cát. Đất pha cát thường thấy nhiều ở các tỉnh ven biển. Đất cát thấm nước nhanh, giữ nước kém, dễ bị khô hạn. Đất có xu hướng nóng lên nhanh khi trời nắng, và cũng lạnh nhanh hơn khi trời lạnh. Bởi thế sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của đất cát ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đất pha cát có lượng mùn rất thấp, gần như là không có, nên thành phần dinh dưỡng trong đất nghèo nàn. Loại đất này có những đặc điểm riêng, và tương đối kén cây trồng
1. Các loại cây trồng phù hợp trồng trên đất cát
Các loại cây rau màu như: cà rốt, củ cải, rau diếp, xà lách, cải xanh, cà chua, bí xanh, bí ngô, khoai tây, măng tây, hành tỏi, cây họ đậu
Các loại cây ăn quả như: nho, dưa hấu, dưa leo, dưa lê, dưa bở; cây ăn quả lâu năm như: cam, bưởi, chanh, táo, mận, mãng cầu na,
Các loại cây bóng mát, chắn gió như: phi lao, bạch đàn
Một số loài hoa: Hoa oải hương, hoa dâm bụt, hoa thược dược,…
Các loài thảo mộc như: hương thảo, xạ hương
2. Cách cải tạo đất cát để trồng cây
Bước 1: Bổ sung hữu cơ
Bổ sung phân hữu cơ (dạng hữu cơ ngắn hạn): Phân chuồng (phân bò, phân gà, phân dê…), phân xanh, phân rác ủ,…
Đất cát thiếu hữu cơ nên kết cấu đất rời rạc, nhiều sạn, khô. Việc bổ sung phân hữu cơ giúp tăng EC cho đất, tăng cường keo đất, kết dính các hạt cát lại với nhau, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm, giữ dinh dưỡng cho đất, đồng thời giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
Bổ sung vật liệu hữu cơ (dạng hữu cơ dài hạn): rơm rạ, thân ngô, thân chuối, lá cây, cành cây….Để che phủ, giữ ẩm, hạn chế xói mòn. Cung cấp thức ăn cho sinh vật đất, tăng lượng mùn hữu cơ cho đất.
Bước 2: Trồng cây cải tạo đất
Các loại cây trồng cải tạo đất cát được ưu tiên là các loại cây, cỏ có hệ thống rễ chùm như cây họ đậu, cỏ vetiver,…Trồng cây cải tạo đất giúp giữ các hạt cát, giữ nước và dinh dưỡng hạn chế rửa trôi chất hữu cơ và dinh dưỡng. Lấy nước và khoáng tầng sâu lên giữ lại ở tầng mặt cho cây hấp thu. Tăng cường nguồn sinh khối hữu cơ dài hạn.
Bước 3: Bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi
Đất cát khô, nóng, thoát nước quá nhanh gây thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, dinh dưỡng bón vào bị rửa trôi không giữ lại được cho cây, cây còi cọc, lá vàng, cây đơ, chậm phát triển, rễ ngắn, ra hoa đậu trái kém. Đất không có hoặc ít các sinh vật đất hoạt động, pH thấp.
Ý nghĩa khi bổ sung cách chủng vi sinh vật có lợi
Đẩy nhanh quá trình cải tạo đất
Đẩy nhanh quá trình phân giải hữu cơ, tăng mùn, tăng các hạt keo đất, giữ lại nước, dinh dưỡng cho cây ăn.
Trong đất tồn tại rất nhiều loại nấm khuẩn gây hại đến cây trồng. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là 2 loại nấm Phytophthora và nấm Fusarium.
1. Nấm Phytophthora và Nấm Fusarium là gì?
Nấm Phytophthora được biết đến là loài chuyên phá hoại thực vật. Là loại nấm khá phổ biến của lớp Oomycetes thuộc họ Pythiacea, bộ Pernoporales. Sợi nấm không màu, không vách ngăn, đơn bào, kích thước không đều, túi bào tử có hình trứng và hình quả chanh, trên đầu có nuốm hoặc không có nuốm, không màu, trong suốt. Bào tử hình cầu hoặc hình thận có hai lông roi, di chuyển rất nhanh trong nước, nhiệt độ thích hợp để nấm sinh trưởng và phát triển từ 25 – 30oC.
Nấm Fusarium là chi lớn nhất trong Tuberculariaceae, chúng hoại sinh hoặc ký sinh trên nhiều cây trồng, cây ăn trái và rau. Nó là nguyên nhân chính làm héo rũ cây chủ. Hệ sợi nấm lan toả khắp mô mạch và lấp kín mạch gỗ. Sự lấp mạch gỗ sẽ cản trở quá trình chuyển vận nước làm héo cây, Fusarium cũng sản xuất một số chất độc tiết vào mạch dẫn cây chủ cũng có thể gây héo rũ, nhiều loài thực vật bị Fusarium tấn công. Fusarium có hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm thường không màu, chuyển màu nâu khi già. Hệ sợi nấm sản sinh độc tố tiết vào hệ mạch gây héo cây chủ.
2. Phytophthora và Fusarium gây hại gì cho cây?
Phytophthora và Fusarium là hai tác nhân chính gây ra bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi.
– Cơ chế hoạt động của nấm Phytophthora và Fusarium
Khi nấm Fusarium solani tương tác với tuyến trùng, tuyến trùng tấn công làm rễ tổn thương sau đó nấm Fusarium mới tấn công vào. Cũng có thể do nấm Phytophthora tấn công rễ trước tạo nên vết thối sau đó nấm Fusarium tấn công vào sau gây ra bệnh vàng lá thối rễ. Khi cây bị ngập úng trong thời gian dài, rễ sẽ sản sinh ra các chất độc gây hại trực tiếp lớp vỏ cây. Tạo ra các vết thương cơ giới để nấm xâm nhập vào gây hại cho cây trồng.
– Điều kiện phát triển bệnh:
Nguyên nhân do tuyến trùng, rệp sáp đất và nhện hại rễ tạo ra các vết thương trên bộ rễ, làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hợp nấm (Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia) xâm nhập và gây hại.
Đất vườn có thành phần sét, không được bổ sung phân hữu cơ nên dẻo quánh trong khi thừa nước khiến vườn bị oi nước trong mùa mưa và chai cứng trong mùa nắng.
Khi đất bị khô nứt trong mùa nắng làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thống rễ và tạo điều kiện cho các loại dịch hại trong đất tấn công.
Đất vườn cũ, vườn thiếu chăm sóc, không được phù sa bồi đắp, đất bị chua, có độ pH thấp dưới 5.0, thiếu vi lượng bệnh dễ xuất hiện và xảy ra trầm trọng hơn.
Vườn lạm dụng phân hóa học, ít dùng phân hữu cơ, không bón vôi cho đất cũng là điều kiện giúp bệnh phát triển và gây hại nặng. Vườn xử lý ra hoa (nghịch vụ) bằng biện pháp xiết nước khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh.
– Triệu chứng:
Trên lá:Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước, sau đó đến lá trên.
Trên rễ:Nhánh cây bị bệnh hướng nào, thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.
3. Biện pháp phòng trị bệnh do Phytopthora và Fusarium gây hại
– Biện pháp canh tác:
Làm rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa để tránh ngập úng cục bộ.
Nên rải vôi trước khi trồng để loại trừ mầm bệnh có trong đất. Hàng năm nên cung cấp thêm vôi xung quanh gốc, quét vôi vào gốc cây trên 50cm vào cuối mùa nắng.
Chọn cây giống sạch bệnh. Tỉa cành, tạo tán cho cây ngay khi cây còn nhỏ. Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh.
Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
– Biện pháp sinh học:
Để có thể phòng chống nấm Phytophthora một cách bền vững chúng ta cần phải cân bằng được hệ vi sinh vật trong đất. Khi Phytophthora đang gây hại chứng tỏ chúng đang bị mất cân bằng. Cần bổ sung các chủng nấm đối kháng mạnh như Chaetomium và Trichoderma định kỳ vào đất để diệt trừ. Khi bổ sung nấm đối kháng cần đảm bảo pH không quá thấp, bổ sung chất hữu cơ để nấm có thể hoạt động một cách tốt nhất. Để phòng bệnh, bổ sung định kỳ 3 – 6 tháng.
Giảm áp lực lên rễ bằng cách cắt tỉa bớt cành vàng. Cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.
Cải tạo phần đất xung quanh tán để loại bỏ bớt mầm bệnh cũng như tạo độ tơi xốp cho đất giúp phục hồi rễ dễ dàng hơn.
Sử dụng các loại chế phẩm sinh học diệt trừ nấm và kích thích tái tạo lại bộ rễ đã được bà con tin tin dùng như: bộ giải pháp Wao Boom.
Vào mùa mưa đất bị ngập nước, lớp đất mặt bị oi nước nhiều ngày khiến hàm lượng oxy trong đất bị khuếch tán hầu hết vào nước. Lượng oxy lúc này giảm hơn 10.000 lần so với bình thường nên gây ra hiện tượng yếm khí cục bộ.
Khi đất bị yếm khí cục bộ sẽ khiến các chất như amoniac, hydro sunfua, sắt, mangan, metan, acetylen, ethanol gia tăng đột biến. Các hợp chất này dễ hòa tan trong nước tạo nên một môi trường bất lợi, độc hại, gây tổn thương nghiêm trọng vùng rễ, làm nhiễm độc cả cây.
Ngoài ra, trong điều kiện đất bị ngập nước sẽ khiến cho khí khổng trong lá cây đóng lại, sự bốc thoát hơi nước giảm, quang hợp thay đổi gây ra hiện tượng “đói carbohydrate” ở rễ.
Khi đói carbohydrate các chất dinh dưỡng và các chất điều hòa sinh trưởng bị giảm do khả năng vận chuyển từ rễ lên lá kém.
Đất bị ngập nước lâu ngày, nếu cây trồng trên đó không có các mô dẫn khí ở hệ thống rễ để tăng lượng oxy trong đất, sẽ khiến “đất bị ngộp thở” gây tổn thương và thối rữa bộ rễ một cách nhanh chóng khiến cây vàng lá thối rễ. Đáng lo ngại hơn, là sau khi nước rút, đất ẩm ướt, nấm bệnh phát triển nhiều, nếu không có giải pháp đúng cách cây sẽ phát bệnh rất nặng. Và dấu hiệu là sau mùa mưa, khi thời tiết bắt đầu nắng thì tình trạng cây bị vàng lá thối rễ xuất hiện rất nhiều.
Nấm bệnh trong đất có rất nhiều loại nhưng nguy hiểm nhất thì có hai loại. Đó là nấm Phytophthora và nấm Fusarium.
Nấm Phytophthora gây ra rất nhiều loại bệnh. Chúng gây hại cả trên thân, cành, lá, rễ và cả quả của cây trồng. Một số loại bệnh như nứt thân xì mũ, thối cành, thối quả, thán thư, thối rễ, thối ướt lá trên cây trồng hầu hết là do nấm Phytophthora gây ra.
Còn về nấm Fusarium, nấm Fusarium là một loại nấm đặc biệt nguy hiểm. Chúng là loài nấm bệnh trong đất gây thối rễ cực mạnh. Khi mưa xuống, chỉ cần có môi trường thích hợp cho nấm này chúng sẽ phát triển cực nhanh. Chúng lây lan trong nước và nguy cơ gây thối rễ trên diện rộng là rất lớn.
Cả hai loài nấm này khi ở trong đất đều ưa môi trường pH thấp. Đất càng yếm khí chúng càng phát triển mạnh. Điều này khác biệt hoàn toàn so với môi trường phát triển của các vi sinh vật có lợi.
Thức ăn cũng vậy. Nếu như thức ăn của vi sinh vật có lợi là các chất hữu cơ chưa hoai mục hoặc bán hoai. Thì thức ăn của các loài nấm có hại này lại là các chất hữu cơ sẵn có trên rễ cây trồng. Đây chính là lý do vì sao chúng luôn tìm đến rễ cây trồng chính để mà ra sức “phá hoại” gây ra chứng thối rễ trên cây trồng.
Cây bị thối rễ thường sẽ chưa phát hiện được ngay như các loại bệnh khác nên rất nguy hiểm. Thường trong mùa mưa nấm phát triển mạnh nên rễ thối nhiều trong giai đoạn này. Thế nhưng cây sẽ phát bệnh mạnh vào cuối mùa mưa và đầu mùa nắng. Cần lưu ý phòng trừ và xử lý sớm bệnh này để tránh tình trạng suy cây.
Hiện nay, rất nhiều người truyền tai với nhau rằng vsv có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo đất. Chính vì vậy, số người tìm mua và bổ sung vsv vào đất ngày càng tăng, họ bắt đầu bón vsv vào đất hàng tuần, hàng tháng và bắt đầu chờ đợi một điều gì đó kỳ diệu sẽ xẩy ra.
Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy, nếu quá đơn giản như vậy thì làm gì có chuyện đất đai đang ngày càng thoái hóa trầm trọng như hiện nay.
Còn về phần bạn, có bao giờ bạn tưới vsv vào đất và tự hỏi rằng chúng đang cải tạo đất cho bằng cách nào không? Có phải chúng đào xới đất rồi gắn kết các hạt đất lại với nhau giúp đất thông thoáng hơn không?
Và câu trả lời cho bạn là “không”, tự bản thân vsv không thể cải tạo đất.
Vi sinh vật chỉ cải tạo được đất khi và chỉ khi trong đất có sẵn chất hữu cơ cũng như các điều kiện cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
Vsv giúp cải thiện chất lượng đất bằng cách chuyển hóa các chất hữu cơ sẵn có trong đất cũng như tham gia vào quá trình cố định đạm, phân giải lân,…
Theo chu kỳ dinh dưỡng, các chất hữu cơ có sẵn trong đất được vsv phân giải tạo thành các khoáng chất và mùn làm tăng độ màu mỡ cho đất. Các khoáng chất này bồi bổ chất dinh dưỡng cho đất, trong khi đó mùn góp phần cải thiện độ tơi xốp của đất, tăng tính đệm.
Ngoài ra, bản thân các vsv đất cũng có khả năng kết dính các hạt đất lại với nhau, góp phần cải thiện cấu trúc đất. Tuy nhiên, khả năng kết dính các hạt đất của vsv kém bền khi trong đất thiếu các chất hữu cơ.
Do đó, việc cung cấp chất hữu cơ làm thức ăn cho vi sinh vật là điều bắt buộc khi cải tạo đất, cả về tính chất vật lý, tính chất hóa học và sinh học đất.
Cải tạo đất bằng cỏ là khái niệm mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Khái niệm này xuất hiện khi công cuộc canh tác nông nghiệp bền vững xuất hiện nhằm hạn chế nông nghiệp hóa học.
Trong
bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cải tạo đất bằng các loại cây cỏ, và
các loại cây cỏ nào có thể dụng để cải tạo đất.
Lợi ích
của việc cải tạo đất bằng cây cỏ ?
Như bà
con và các bạn cũng đã biết hiện trạng đất canh tác nông nghiệp hiện tại đang bị
phân hóa theo chiều hướng xấu đi do sử dụng quá nhiều chất hóa học. Từ việc chống
các sâu bệnh hại, đến việc thúc cây ra hoa, đậu quả. Khi đất mất đi sự tự nhiên
vốn có thì sản phẩm mà mẹ đất mang lại cũng sẽ biết hóa như tính chất của đất vậy.
Độ phì
nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết
cho cây trồng bảo đảm năng suất cao. Đồng thời, không chứa các chất có hại cho
cây. Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp
các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Những điều
kiện đó là: đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng,
độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thích hợp, chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của
thực vật và hoạt động của vi sinh vật, không có độc chất và đất tơi xốp đảm bảo
cho hệ rễ phát triển.
Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời nhiều yếu tố đối với hệ sinh thái nơi trồng. Trong đó, có thể dùng biện pháp trồng thêm các loại cây trồng có ích nhằm bảo vệ và cải tạo đất. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những loại cây trồng giúp tăng độ phì nhiêu cho đất này nhé!
Là cây cỏ
họ đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ nito có trong không
khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất.
Lạc dại chịu được đất nghèo dinh dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt
nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau. Có thể trồng kèm dưới gốc cây ăn trái,
cây công nghiệp lâu năm (dứa, cà phê, hạt tiêu), trồng xen với bắp trên đất dốc.
Về chống
xói mòn, vườn cây ăn trái trồng thảm lạc dại đã làm giảm 72,4% lượng đất bị xói
mòn so với đối chứng không trồng. Các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất
cao dưới thảm lạc dại. Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun,
dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp.
Ngoài tác dụng làm thảm che phủ bảo vệ và cải tạo đất, lạc dại còn có chức năng
làm cây cảnh để trang trí các công viên, bãi cỏ quanh nhà, bồn hoa trên phố hoặc
chậu cây lớn.
2/ Cây đậu
Hồng đáo
Được nhập
vào Việt Nam từ năm 1970, sử dụng trồng xen với cây trồng hàng năm hoặc trồng
vào thời kỳ đầu của cây lâu năm như cà phê, cao su, cây ăn quả các loại để cải
tạo đất. Cây có tác dụng giữ ẩm tốt, hạn chế được cỏ dại, đỡ rửa trôi phân bón,
tiết kiệm được nhiều vật tư và công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thêm
lợi nhuận. Ngoài việc trồng để làm phân, cải tạo đất, đậu Hồng đáo còn cho hạt
là nông sản có giá trị.
3/ Cây đậu
mèo Thái Lan
Được nhập
nội và trồng thử nghiệm ở Tây Nguyên từ năm 1993. Ngoài tác dụng cải tạo đất
(nhờ có hàm lượng đạm trong thân lá khá cao, khoảng 15-16% chất khô, đạm hạt
khoảng 25-28% và đạm do vi khuẩn nốt sần cố định từ khí trời) đậu mèo còn là phương tiện diệt cỏ dại rất hữu hiệu kể cả
cỏ tranh. Hạt đậu mèo sau khi khử độc tố còn là loại thức ăn cao dinh dưỡng cho
gia súc. Một vài ứng dụng cụ thể: trồng xen canh bắp/ngô với đậu mèo.
4/ Đậu
kiếm
Là loại
cây họ đậu thân đứng, sống 2-3 năm, chịu hạn tốt, sinh khối lớn, nốt sần nhiều.
Cây có tác dụng cải tạo đất rất tốt, có thể trồng xen, đặc biệt là trồng vào giữa
các hàng lúa hoặc có thể trồng xen với sắn, ngô.
5/ Đậu
công, đậu Sơn Tây, tóp mỡ, hàm xì
Có tác dụng
cải tạo đất, trừ cỏ dại, làm thức ăn gia súc, làm củi đun hoặc cọc đỡ cho các
loài cây trồng leo. Vì hàm lượng tanin lớn nên trâu bò không thích ăn tươi, tuy
nhiên khi phơi khô và trộn với các loại thức ăn khác thì là nguồn thức ăn bổ
sung rất tốt. Nên dùng thay cốt khí làm hàng đồng mức vì cây sống lâu hơn và
cho sinh khối lớn hơn.
6/ Đậu
triều
Được
dùng để làm lương thực (hạt đậu), thức ăn cho súc vật (quả đậu, vỏ quả đậu,
lá…). Ngoài ra, đậu triều còn có thể làm củi đun hoặc nuôi cánh kiến và có tác
dụng cải tạo đất rất tốt.
7/ Cốt
khí
Có tác dụng
cải tạo đất và che bóng cho cây con. Cốt khí là cây làm hàng đồng mức lý tưởng ở
giai đoạn đầu khi mới kiến thiết nơi canh tác. Tuy nhiên, về sau nên thay bằng
các loài cây khác có nhiều chức năng hơn hoặc trồng hàng đồng mức kép với các
loài khác như dứa, cỏ chăn nuôi.
8/ Cây
Kutdu
Nhiều
nơi gọi là cây sắn dây dại, là loại dây leo được gieo bằng hạt hoặc giâm bằng
hom cành trồng xen giữa các hàng cao su hoặc trong vườn cây ăn quả lâu năm để
phủ đất và cắt làm phân xanh.
9/ Muồng
lá tròn kép
Có xuất
xứ từ Floria-Mỹ. Cây có công dụng như lạc dại, song muồng lá tròn kép chịu đựng
tốt hơn với điều kiện khó khăn. Sinh khối không cao song cũng là nguồn thức ăn
bổ sung quý giá trong mùa đông.
Việc sử dụng các loại cây trồng có ích cho việc cải tạo đất sẽ là phương pháp hữu hiệu để tăng chất lượng đất trồng và bảo vệ hệ vi sinh trong đất. Muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải hiểu rõ đặc tính của từng loại cây trồng có ích và tình trạng đất để tối đa tác dụng của chúng.
Cải tạo đất vườn là việc tiên quyết vấn đề năng suất cây trồng.Đất vườn thoái hóa, kém năng suất là kết quả của những chuỗi ngày dài canh tác cùng với hóa chất. Thuốc trừ sâu, cỏ, hóa chất trừ bệnh ngấm dần và làm mất đi sự sống vốn có trong đất. Đất đã không còn được màu mỡ như trước đây. Tất cả mọi chi phí đang tăng lên trong khi đó chất lượng nông sản đang ngày càng giảm sút.
Để có được nông sản chất lượng hơn, năng suất hơn với một chi phí ổn định đòi hỏi “nông dân” phải đổi mới trong tư duy canh tác. Một biện pháp canh tác bền vững hơn cần được hình thành để có thể vượt qua nghịch cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa” và tiến tới sản xuất nông sản chất lượng cao. Và để làm được điều này, các nông dân tiên tiến đã và đang rất quan tâm đến vấn đề cải tạo đất.
Các bước cải tạo đất vườn kém năng suất
Việc cải tạo, làm sạch
đất chính là điều kiện bắt buộc để có canh tác thuận tự nhiên. “Cải tạo đất” là
khái niệm luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ
từng bước của công việc cải tạo đất. Phải làm như thế nào để có thể giúp đất
“sống” lại và màu mỡ hơn. Cải tạo đất theo đúng chuẩn của tự nhiên bao gồm 3
bước: nuôi giữ thảm cỏ, bổ sung chất hữu cơ và nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đất.
Bước 1: Nuôi giữ lại thảm cỏ
Mục đích của việc nuôi giữ lại thảm cỏ là để che phủ, giữ ẩm. Bên cạnh đó giúp điều hòa lượng nước, không khí trong đất. Độ ẩm, lượng nước cũng như không khí vừa đủ tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong đất hồi sinh.
Giữ lại thảm cỏ để cải tạo đất vườn
Mục đích nữa của việc để cỏ là tạo thêm một lớp mùn hữu cơ cho đất sau mỗi lần cắt cỏ. Điều này sẽ giúp đất ngày càng trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn.
Đối với đất kém hiệu quả trong quá trình canh tác (đất thoái hóa). Cần bổ sung vào đất hai loại vật chất hữu cơ. Một loại tạo sự thông thoáng và tơi xốp cho đất (phân chuồng). Một loại cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho đất như phân gà, phân cá, phân trùn quế,…
Có thể bổ sung riêng từng loại hoặc bổ sung cùng lúc cả hai dạng vật chất hữu cơ này. Nhưng lưu ý phải đảm bảo độ ẩm, không khí và mức độ hoạt động của vi sinh vật trong đất trước và sau khi bón phân. Trước khi bón, nền đất không được quá khô hoặc quá ướt. Vì điều này sẽ làm chậm quá trình phân giải cũng như gây bệnh cho cây trồng.
Phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma
Cách tốt nhất để hạn chế được điều này đó là nuôi dưỡng, đa canh các loại cỏ dại. Sau đó cắt tỉa để tạo nên một lớp mùn hữu cơ trong vườn (bước 1). Nên cắt tỉa tối thiểu 2 – 3 lần/năm. Nếu cỏ không làm cản trở đến các công việc thường ngày thì nên để cỏ thật nhiều, sau đó cắt tỉa sẽ thu được càng nhiều vật chất hữu cơ. Việc bổ sung phân hữu cơ sẽ đạt hiệu quả cao gấp từ 3 – 5 lần khi có thảm cỏ.
Bước 3: Thúc đẩy quá trình phát triển của vi sinh vật
Vi sinh vật bản địa vẫn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự bền vững của canh tác thuận tự nhiên. Trước khi vi sinh vật bản địa có thể hồi sinh trở lại trên đất của chúng ta. Chúng ta phải cân bằng lại trật tự hệ vi sinh vật trong đất hiện tại trước. Bằng cách bổ sung thêm các chủng vi sinh có khả năng: phân giải hữu cơ (1), phân giải lân khó tan (2), cố định ni tơ trong không khí (3), đối kháng các loại nấm bệnh trong đất (4).
Tùy điều kiện mà ta có thể bổ sung 1 hay cả 4 loại vi sinh này cùng một lúc. Nhưng vì đất đã canh tác sử dụng hóa chất lâu năm nên lượng vi sinh vật có ích tồn tại trong đó còn rất ít, bệnh tật trên cây đã xẩy ra thường xuyên. Nên tốt nhất là bổ sung cả 4 chủng loại để có thể cải tạo đất một cách nhanh nhất.
Cải tạo đất vườn kém năng suất sẽ đạt hiệu quả cao nếu bà con kết hợp được 3 bước trên với nhau.
Ðất sẽ có phản ứng chua khi trong đất có chứa nhiều cation H+ và Al3+, mức độ chua đất phụ thuộc vào nồng độ của chúng. Nồng độ các cation này trong đất càng cao thì đất càng chua. Cation H+ và Al3+ có thể được hình thành tự nhiên do quá trình phong hoá đá mẹ, quá trình hình thành và phát triển của đất hoặc do tác động của hoạt động bón phân.
Có 3 yếu tố chính chi phối, tác động dẫn đến chua đất:
Yếu tố khí hậu
Các đặc trưng của khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ, đặc biệt là lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phong hóa đá, sự chuyển hóa và di chuyển vật chất. Sự di chuyển vật chất này kéo theo một loạt các chất dễ tan có trong đất, đặc biệt là các ion kim loại kiềm và kiềm thổ như Na+, K+, Mg2+, Ca2+ làm cho đất hóa chua.
Yếu tố sinh vật
Trong quá trình hoạt động, vi sinh vật, rễ cây cũng như các loài sinh vật khác trong đất không ngừng giải phóng ra CO2, khí này hòa tan trong nước tạo thành axit H2CO3. Tuy độ phân ly của axit này không cao nhưng nó là cũng là một trong những nguồn sinh H+ chủ yếu trong đất.
Mặt khác, trong quá trình vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (đặc biệt trong điều kiện yếm khí) sẽ sinh ra nhiều axit hữu cơ làm đất bị hóa chua.
Bởi vậy đất quanh năm ngập nước, đất lầy thụt và phần lớn đất than bùn đều bị chua. Ðặc biệt, nếu tàn tích sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh (S) như xác các cây sú, vẹt, đước khi bị phân hủy trong điều kiện yếm khí, trải qua một quá trình biến đổi phức tạp sẽ sinh ra H2S. Khi có điều kiện oxy hóa, H2S chuyển thành H2SO4 làm đất rất chua.
Yếu tố con người
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng đã hút một lượng lớn các chất kiềm trong đất như Na+, K+, Ca2+, Mg2+,… để hình thành thân, cành, lá,…
Ðối với thực vật tự nhiên thì lượng các chất kiềm này sẽ được trả lại cho đất trong các dạng xác thực vật. Nhưng với đất canh tác thì một lượng lớn các chất kiềm bị lấy đi không hoàn lại cho đất dưới dạng các sản phẩm nông nghiệp. Ðây là một nguyên nhân làm giảm các chất kiềm trong đất canh tác và làm đất dần bị hóa chua.
Do thành phần hóa học, đa số phân bón hiện nay sẽ dần dần làm cho đất hóa chua. Khi bón những loại phân như (NH4)2SO4, NH4Cl, KCl vào đất các cation NH4 + , K+ sẽ được keo đất và cây trồng hấp thụ để lại gốc SO4 2- và Cl- . Các gốc axit này sẽ tạo HCl và H2SO4 làm cho đất bị chua.
Những phân có thể làm đất bị hóa chua bằng cơ chế này được gọi chung là các phân chua sinh lý. Một số loại phân như super lân trong thành phần thường chứa một lượng nhất định axit dư nên khi bón nhiều vào đất cũng có thể làm cao thêm.
Ðối với những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ thì vấn đề tưới nước dư thừa cũng là một trong những nguyên nhân làm đất bị rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ và dần dần hóa chua.
Việc làm đất cho các vụ mùa ngắn ngày đã và đang góp phần làm cho đất bị thoái hóa, các loại rau màu, cây ngắn ngày, phương pháp canh tác thông thường là sau mỗi vụ thu hoạch cây trồng, người nông dân thường phải thực hiện việc làm đất ( đặc biệt khi sắp vào mùa mưa ) . Mục đích của làm đất là phá cho đất vỡ ra làm cho đất được thông khí, phá vỡ lớp đất bị nén chặt, giúp cho phân bón được trộn vòa đất và diệt cỏ dại. Sau vụ thu hoạch mang hết tàn dư trong vườn mang đi vứt hoặc đốt bỏ và họ tiếp tục làm đất theo phương pháp cày xới liên tục có thể dẫn đến tăng năng suất trong thời gian ngắn, nhưng lại làm giảm chất lượng đất trong trung và dài hạn.
Đối với các đất trồng lâu năm, đất thường ít bị xới nên chất
hữu cơ trong đất mặc dù có giảm nhưng chậm hơn so với làm màu ( cây ngắn ngày
). Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng việc cày xới liên tục, đặc biệt là làm đất “ quá
kỹ – quá tơi “ cấu trúc đất cũng sẽ suy giảm nhanh chóng.
Có thể lý giải ảnh hưởng của làm đất đến đất bị thoái hóa
Đầu tiên,
nó khuấy trộn đất làm đất tiếp xúc với không khí và oxi hóa đi nguồn cacbon
trong đất ( hữu cơ )
Thứ 2, cày xới đất thường xuyên sẽ làm phá hủy đi hệ
sợi của nấm rễ Mycorrhizae, vốn là vi sinh
Vật đảm trách quá trịnh cộng sinh rất quan trọng cho sức sống
của cây, và giúp tăng cường sự tiết dịch chứa cabon lỏng. Hệ sợi này là những mạng
lưới tinh vi thẩm thấu qua đất để mang nước và chất dinh dưỡng tới rễ của cây.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng sinh khối của nấm được gia
tăng khi canh tác đất giảm đi.
Thứ 3, những
khối “ kết cấu đất “ phức tạp được tạo ra nhờ chất kết dính từ vi sinh vật để bảo
vệ các quá trình chuyển hóa học quan trọng như cố định đạm và ổn định Cacbon sẽ
bị phá hủy bởi quá trình canh tác đất.
Thứ 4, canh tác đất thường xuyên sẽ phá vỡ các khoảng
không bên trong đất, đây là nơi rất quan trọng để cung cấp nước và không khí
cho vi sinh vật sống sót.
Cày xới đất
trong mùa khô sẽ làm giảm khả năng giữ ẩm của đất ( đất bị khô nhanh chóng ). Nguy
cơ sói mòn trong mùa mưa, lớn nhất là thời kỳ từ 1 đến 5 năm sau khi khai
hoang, đặc biệt là khi đất bị xới xáo vào đầu mùa mưa. Mưa sẽ cuốn trôi các chất
mùn quý giá và lớp keo đất và các kim loại, lâu dần đất sẽ bị chua hóa.
Vì vậy đất nông nghiệp nếu canh
tác theo cách này về lâu dài sẽ giảm chất lượng của đất. Tình trạng suy thoái cấu
trúc này sẽ dẫn đến hình thành các lớp cứng và nén chặt làm cho đất bị sói mòn.
Quá trình này là đáng kể tại các vùng khí hậu nhiệt đới nhưng đồng thời cũng xảy
ra khắp mọi nơi khắp thế giới
Tóm lại, kết cấu đất suy thoái, mất mát các chất hữu cơ, xói mòn và giảm đa dạng sinh học đó là tất cả những gì sẽ xảy ra nếu canh tác theo phương pháp cày xới liên tục.
xem thêm các bài viết về cải thiện độ phì nhiêu cho đất theo các link dưới đây :
Điều kiện nhiệt đới ( nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi ) ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật đất, quyết định đến độ phì nhiêu đất . Trong đất khỏe mạnh các vi sinh vật sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong đất diễn ra mạnh mẽ và triệt để do sự đông đảo của các chủng vi sinh vât. do điều kiện thuận lợi cho sự khoáng hóa chất hữu cơ ( chất hữu cơ hóa chất khoáng ) nên hàm lượng chất hữu cơ trong các loại đất ở Việt Nam không cao. Trong khi đó lượng hữu cơ bổ sung cho đất quá ít. Dẫn tới giảm lượng hữu cơ trong đất.
Hiện nay đồi núi đang canh tác thường có hàm lượng hữu cơ khoảng từ 1.0 đến 1.5% . riêng đất bazan có thể 3% song đều xếp vào loại nghèo chất hữu cơ vì đó là hữu cơ không hoạt động. Canh tác nương rẫy thường làm giảm nhanh hàm lượng hữu cơ trong đất, vì thế sau vài vụ canh tác phải bỏ hóa hóc để phục hồi độ phì cho đất bằng thảm cỏ tự nhiên.
Có thể cho rằng
khi thiếu thức ăn trong đất vi sinh đã phá hủy các hợp chất hữu cơ để lấy dinh
dưỡng nuôi cơ thể làm cho hàm lượng mùn giảm xuống không còn đủ liên kết các hạt
đất lại với nhau, đất mất khả năng đệm, khả năng giữ dinh dưỡng.
Ngoài ra, chất hữu cơ còn bị mất đi do sói mòn rửa trôi trong trong mùa mưa, bị “ đốt cháy “ do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong mùa khô ( nắng )