Đăng bởi Để lại phản hồi

Những tác động của phân bón đến vi sinh vật trong đất

Tác động của phân bón đến vi sinh vật đất

Khi ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất. Phân tác dụng nhanh hay chậm cho cây trồng hấp thu là nhờ hoạt động của vi sinh vật đất . Vi sinh vật phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ. biến dạng vô cơ khó tan thành dễ tan … Ngược lại các loại phân bón cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của chúng trong đất.

Phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, bùn ao sẽ làm tăng số lượng vi sinh vật. Vì bản thân trong đó đã có một số lượng lớn vi sinh vật. Chất hữu cơ làm tăng số lượng vi sinh vật. Phân giải xenluloza, phân giải protein và nguyên sinh động vật. Các loại phân hữu cơ khác nhau tác động đến sự phát triển của vi sinh vật đất ở các mức độ khác nhau. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ C:N (tỷ lệ giữa carbon hữu cơ và nito hữu cơ) của phân bón.

Phân vô cơ cũng có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật đất. Vì nó có các nguyên tố N, P, K, Ca, vi lượng rất cần thiết cho vi sinh vật. Khi bón phối hợp các loại phân vô cơ với phân hữu cơ sẽ làm tăng số lượng vi sinh vật lên từ 3 – 4 lần so với bón phân khoáng đơn thuần. Đặc biệt là các vi khuẩn Azotobacter, vi khuẩn amôn hoá, nitrat hoá, phân giải xenluloza.

Điều kiện sống của vi sinh vật

Đại đa số các loại vi khuẩn có ích đều phát triển mạnh mẽ ở độ ẩm 60 – 80%. Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều ức chế vi sinh vật. Chỉ có nấm mốc và xạ khuẩn là có thể phát triển được ở điều kiện khô.

Những tác động khác

Các loại thuốc hoá học trừ sâu, trừ bệnh, diệt cỏ gây tác động lớn tới vi sinh vật. Cũng như hệ sinh thái đất nói chung. Việc dùng các loại thuốc hoá học làm ô nhiễm môi trường đất. Tiêu diệt phần lớn các loại vi sinh vật và động vật nguyên sinh trong đất.

Sử dụng phân vô cơ trong thời gian dài ít bổ sung hữu cơ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất. Phân vô cơ làm gia tăng độ pH khiến hệ vi sinh vật bị mất cân bằng. Vi sinh vật gây hại sẽ chiếm đa số gây tổn thất đến cây trồng.

Ngoài ra các chế độ tưới nước, làm đất, các chế độ canh tác khác cũng có tác dụng rõ rệt tới hoạt động chúng. Ví dụ như chế độ luân canh cây trồng. Mỗi loại cây trồng đều có một khu hệ vi sinh vật đặc trưng sống trong vùng rễ của nó. Bởi vậy luân canh cây trồng làm cho khu hệ vi sinh vật đất cân đối và phong phú hơn. Người ta thường luân canh các loại cây trồng khác với cây họ đậu để tăng cường hàm lượng đạm cho đất.

Tất cả những biện pháp canh tác nói trên có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển của vi sinh vật trong đất, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sinh học, cụ thể là sự chuyển hoá các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, ảnh hưởng đến quá trình hình thành mùn và kết cấu đất.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Phương pháp xử lý tuyến trùng hiệu quả trên đất trồng rau màu

Tuyến trùng trong đất chủ yếu gồm 2 loại (tuyến trùng nội ký sinh và ngoại ký sinh). Gây hại mạnh trên cây rau màu là tuyến trùng nội ký sinh. Tuyến trùng nội ký sinh chui hẳn vào trong rễ cây rau gây hại làm sưng rễ, làm tắc mạch dẫn dinh dưỡng khiến cây rau bị vàng lá, còi cọc, kém phát triển.

Để tiêu diệt tuyến trùng nội ký sinh gây hại rau màu đồng thời phòng trừ tuyệt đối tuyến trùng và nấm bệnh gây ra các hiện tượng nổi u sần rễ, thối rễ, vàng lá, thối nhũn, xoắn lá, héo lá, vết bả trà trên lá,… cần phải áp dụng biện pháp tổng hợp sau đây:

Bước 1: Xử lý đất sau thu hoạch

  • Sau khi thu hoạch thu dọn sạch sẽ tàn dư vụ trước để loại bỏ bớt tuyến trùng trong đất.
  • Cày ải, phơi đất sau đó bón 100kg vôi bột/1000m2 để làm giảm mật độ tuyến trùng (tuyến trùng gây hại mạnh ở độ sâu từ 5 – 30cm)

Bước 2: Bón lót trước gieo trồng

  • Chuẩn bị phân chuồng được ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma (tuyệt đối không được sử dụng phân chuồng tươi vì trong phân chuồng tươi chứa rất nhiều vi sinh vật gây hại sẽ kết hợp với tuyến trùng gây thối rễ nhanh hơn)
  • Sau khi bón vôi 15 – 20 ngày có thể tiến hành bón lót (thời gian này đủ cách ly để vôi không gây hại đến vi sinh vật có lợi cũng như trichoderma có trong phân chuồng)
  • Tưới trực tiếp Abi-Trichoderma lên toàn bộ phần đất canh tác nếu phân chuồng chưa được ủ bằng nấm đôi kháng Trichoderma.

Bước 3: Xử lý tuyến trùng trước khi gieo trồng

Thường thì công đoạn xử lý đất trước khi trồng cây rau màu sẽ dừng lại sau khi kết thúc bước thứ 2. Nhưng đối với những vườn đã có những biểu hiện của tuyến trùng gây hại nếu muốn giảm thiểu tổn thất do tuyến trùng gây ra cần thực hiện đúng quy trình bước thứ 3 này.

Bước thứ 3 này sử dụng chế phẩm sinh học CNX-TT và nấm đối kháng Chaetomium để diệt sạch nấm khuẩn và tuyến trùng vốn có trong đất (lưu ý không sử dụng bất cứ loại thuốc hóa học nào tưới vò gốc để bảo vệ toàn bộ sinh sinh vật có ích trong đất tránh tình trạng đất nhanh bị thoái hóa).

  • Pha 500ml bộ đôi sản phẩm này với 200 lít nước tưới đều một lượt trên toàn bộ diện tích.
  • Chú ý pha đúng liều lượng 200 lít nước dùng cho 1000m2 để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Sau khi tưới có thể tiến hành gieo trồng ngay.
  • 3 ngày sau khi trồng tưới nhắc lại lần 2 để tăng đề kháng cho cây cũng phòng trừ trường hợp tuyến trùng lây lan từ con giống.
Đăng bởi Để lại phản hồi

PH đất là gì ? Cách xem tính chất của đất trồng thông qua chỉ số pH

Độ pH của đất hay còn gọi là phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH- có trong đất. Chỉ số pH chính là chỉ số đánh giá mức độ chua hay kiềm của một loaị đất. pH = 7 là đất trung tính, pH < 7 đất có tính axit (đất chua), pH > 7 đất có tính kiềm.

Xác định được độ pH sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định tác động vào đất như thế nào là đúng đắn nhất

1. Thời điểm thích hợp để đo pH đất:

  • Bạn có thể kiểm tra pH đất vào mọi thời điểm và trên mọi loại đất, nhưng cần lưu ý ở những thời điểm như sau khi bón phân, bón vôi, bổ sung hữu cơ thì không nên đo vì sẽ có sự sai sót cao.
  • Đối với khu đất mới, chỉ số pH ban đầu giúp bạn định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất trước sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng.
  • Đối với khu đất đang canh tác, nhìn vào chỉ số pH đất để chỉ ra cách tác động vào đất như thế nào cho hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
  • Một số biểu hiện trên cây trồng là gợi ý phải kiểm tra pH đất ngay như: Cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển,…
  • Kiểm tra pH có thể đo bằng 2 cách: sử dụng máy đo pH hoặc giấy quỳ.

2. Tính chất của đất thông qua chỉ số pH:

Chỉ số pH đất từ 3,0 – 5,0

  • Loại đất có tính axit cao (đất rất chua).
  • Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali (K), Phốt pho (P), Bo (B), Molipden (Mo.),… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.
  • Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng,…

Biện pháp tác động: Nhất thiết phải bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất, nâng độ pH lên cao hơn.

Chỉ số pH đất từ 5,1 – 6,0

  • Đất có tính axit (đất hơi chua).

Biện pháp tác động: Bổ sung vôi nếu muốn trồng các loại cây trồng khác nhất là cây trồng ưa vôi như cây họ đậu.

Chỉ số pH đất từ 6,1 – 7

  • Đất axit trung bình (đất trung bình).
  • Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi.
  • Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..
  • Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.

Biện pháp tác động: Với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm, xong lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.

Chỉ số pH đất từ 7,1 – 8

  • Đất có tính hơi kiềm.
  • Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu.
  • Trong môi trường đất kiềm các nguyên tố Mangan (Mn), Sắt (Fe)…sẽ bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.
  • Tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ trên họ rau thập tự giảm trên loại đất này.

Biện pháp tác động: Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, ….

3. Kết luận:

Từ thực tế sản xuất cho thấy pH đất trồng không chỉ tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây mà còn là 1 yếu tố tác động không nhỏ đến khả năng phát sinh, phát triển các dịch bệnh trên cây trồng nông nghiệp.

Việc kiểm tra, kiểm soát pH đất là thao tác quan trọng trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp. Xác định đúng độ pH đất là cơ sở để lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp hoặc ngược lại chỉ số độ pH đất chỉ ra cho bạn phải tác động ra sao trên khu đất mình đang canh tác.

Bài viết liên quan:

>>PH đất quá thấp gây khó dễ cho cây có múi như thế nào?

Đăng bởi Để lại phản hồi

Quy trình rút ngắn thời gian cải tạo đất cho vườn cây ăn trái

Cải tạo đất qua từng mùa vụ giúp vườn cây ăn trái năng suất hơn, ít nấm bệnh hơn. Ít chi phí phân bón đầu vào, lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm đi rất đáng kể. Cải tạo đất giúp cho hệ thống vi sinh vật có lợi gia tăng làm đất tơi xốp và dễ hòa tan phân bón hóa học. Quá trình cải tạo đất thường được diễn ra hằng năm bằng những cách như bón lót sau thu hoạch, bón vôi, bón vi sinh, phơi ải đất,…

Theo thống kê hiện nay đang có rất nhiều diện tích đất trồng cây ăn trái trên cả nước bị thoái hóa. Đất thoái hóa khiến cho dịch bệnh vàng lá thối rễ, tuyến trùng và một số bệnh do nấm bệnh trong đất gây ra ngày một gia tăng. Hậu quả từ việc đất thoái hóa ảnh hưởng đến cây trồng rất nghiêm trọng thế nhưng hầu hết bà con vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Thói quen bệnh đến đâu chữa đến đấy của bà con làm cho tuổi thọ và sức khỏe cây sa sút rất nhanh. Việc cải tạo đất có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng chống bệnh tật cho cây trồng. Đất khỏe thì cây khỏe và ít sâu bệnh, đất khỏe dinh dưỡng nhiều, dễ hòa tan sẽ giúp cây trồng đạt được năng suất tốt nhất.

Cải tạo đất truyền thống:

  • Bón lót sau thu hoạch 20 tấn phân chuồng/ha/năm đối với những cây kinh doanh. Việc bón phân này nhằm trả lại cho đất lượng mùn hữu cơ, giúp đất tơi xốp và tích trữ được nhiều dinh dưỡng hơn. Nếu bón không đầy đủ thì chỉ sau một vài năm đất sẽ thoái hóa, khả năng giữ dinh dưỡng kém, bón phân hóa học vào rất dễ bị rửa trôi,…
  • Cuốc đất phơi ải, bón vôi sau thu hoạch để gia tăng độ pH cho đất. Nếu có vôi dolomite nên bón 4- 5 tấn/ha, vôi CaO bón từ 1 – 2 tấn/ha. Việc này rất cần thiết vì trong quá trình chúng ta sử dụng NPK, bản thân trong phân bón có pH rất thấp sẽ kéo pH xuống. Bón không đủ lượng vôi sẽ khiến cho việc bón phân hóa học hiệu quả kém rõ rệt, pH < 4 lượng phân bón không thể hòa tan sẽ > 70%.

Ngoài ra đối với những vườn thoái hóa nghiêm trọng khiến cây còi cọc, để có thể cải tạo đất nhanh hơn cần phải giải độc đất liên tục bằng K-humate trước mỗi lần bón phân, bổ sung vi sinh ngay sau đó để phân giải các chất dinh dưỡng giúp cây trồng hấp thụ được tối đa lượng phân bón.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Làm thế nào để cây trồng ít bị nhiễm sâu bệnh???

Bạn biết rằng, sự phát triển của cây trồng trong mỗi khu vườn được quyết định bởi các yếu tố ẩn sâu dưới lòng đất, và cây trồng sẽ ít nhiễm bệnh hơn khi chúng thực sự “KHỎE MẠNH”

Chọn giống khỏe, sạch bệnh cho một khởi đầu hoàn hảo

Cây trồng “KHỎE MẠNH” là cây trồng xuất phát từ một nguồn giống khỏe, được trồng trên một nền đất khỏe, có một bộ rễ khỏe, được cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc một cách hợp lý

Công thức cây trồng “KHỎE MẠNH”:

Giống khỏe – Đất khỏe – Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc thích hợp

Giống khỏe:

Giống khỏe là giống có tỉ lệ nảy mầm cao, độ ẩm hạt đảm bảo, độ thuần đặc trưng cao, không có mầm mống sâu bệnh

Để có giống khỏe:

– Nếu mua giống: khuyến cáo bà con nông dân mua giống của những công ty có địa chỉ rõ ràng, trên bao bì ghi rõ thông tin tên loài, tên giống, nơi sản xuất, tỉ lệ nảy mầm, độ ẩm hạt đảm bảo, độ thuần đặc trưng,…

– Nếu tự để giống: chọn quả để giống tốt, quả lấy của cây sạch bệnh, đủ độ già, bảo quản đúng kỹ thuật

Lưu ý: Giống phải được xử lý trước khi trồng

Đất khỏe:

Đất khỏe là đất sạch nguồn, thích hợp với từng loại cây trồng và được làm đúng phương pháp

Làm đất, cải tạo, xử lý đất yếu tố quyết định năng suất cây trồng

Kỹ thuật chăm bón phù hợp:

Chăm sóc cây trồng hợp lý giúp hạn chế sâu bệnh

Thời kỳ vườn ươm: chọn đất khỏe, chủ động nước tưới, chủ động che chắn khi gặp thời tiếp bất thường,… Cây con khi lấy ra trồng phải mập, đúng tuổi, không có nguồn sâu bệnh.

Trồng cây đúng phương pháp, đúng mật độ. Bón phân cân đối, làm cỏ kịp thời, chế độ nước tưới phù hợp…

Đăng bởi Để lại phản hồi

Lợi ích của việc cải tạo đất trong canh tác nông nghiệp

“Giữ nguồn đất khỏe vì một hành tinh tốt đẹp hơn” Tầng đất mặt, chỉ vài chục cm hỗ trợ lương thực cho cả trái đất này

Chỉ một vài chục cm đất, nhưng một vài chục cm đất ấy hỗ trợ lương thực cho cả trái đất rộng lớn này.

Nông dân luôn là những người quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng tài nguyên đất. Hơn ai hết, họ hiểu tầm quan trọng mang tính sống còn của sức khỏe đất trồng và vai trò của đất trong việc mang lại những mùa vàng bội thu cũng như một hành tinh tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Nông dân cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của đất đai. Trong khi sức khỏe của đất đã và đang tiếp tục bị biến đổi và ngày càng suy thoái trong vài thập kỷ qua.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CẢI TẠO ĐẤT

Vì sao cần cải tạo đất?

Cải tạo đất cũng là cải tạo sự sống, hệ sinh thái cho đất. Nhờ đó năng suất cây trồng sẽ tăng dần nhờ được bồi đắp lại một lượng lớn chất hữu cơ. Bổ sung chất hữu cơ cũng cần phải trở nên liên tục, đặc biệt là những vùng đất thoái hóa.

Lợi ích của việc canh tác được các nhà khoa học nông nghiệp khuyến cáo từ lâu. Những tài liệu cũng chỉ ra rằng đất giàu mùn cho năng suất, chất lượng của cây trồng rất cao. Ngoài ra sâu bệnh hại cũng giảm thiểu đi rất nhiều, nhờ sự cân bằng vốn có của hệ sinh thái đất.

– Cải tạo đất bằng cách trồng xen cây trồng che phủ mặt đất hạn chế xói mòn. Tăng hàm lượng dinh dưỡng và chất hữu cơ, loại bỏ các loại khí nhà kính như cácbon điôxít trong khí quyển.

– Đối với những mảnh đất đang gặp vấn đề về độ nén đất quá cao, gây khó khăn cho việc phát triển bộ rễ cây trồng thì các loại củ như củ cải phục vụ mục đích làm đất có thể giúp làm tơi đất. Đồng thời tăng cường bảo vệ chống xói mòn, tăng khả năng duy trì độ ẩm của đất.

– Một số nông dân khác sử dụng các loài cây họ đậu để cố định đạm. Theo đó vi khuẩn tự nhiên trong đất, gọi là vi khuẩn nốt rễ (rhizobia), hấp thu ni-tơ (đạm) từ không khí và cố định tại rễ của các loài cây họ đâu này. Sau khi bị phân hủy nitơ và các chất dinh dưỡng khác sẽ sẵn sàng cung cấp cho cây trồng chính trong vụ mùa sau.

– Ngoài ra để giúp cải tạo đất nhanh hơn có thể bằng cách bổ sung các vi sinh vật có lợi có khả năng cải tạo, tái tạo đất. Các sản phẩm sinh học có tác dụng cân bằng độ pH thích hợp với từng loại cây trồng. Bổ sung phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh để tăng độ mùn cho đất.

Cải tạo đất – Giải pháp cho những mảnh đất khỏe mạnh và một hành tinh tốt đẹp hơn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách cải tạo đất giúp giải cứu đất nông nghiệp bạc màu

Tập quán canh tác độc canh, thói quen không dùng phân chuồng, phân hữu cơ để bồi bổ cho đất dẫn đến tình trạng đất ngày càng thoái hóa, bạc màu. Chúng ta bón phân hóa học vì nó gọn nhẹ và có hiệu quả nhanh. Nhưng đâu biết rằng sức khỏe của đất đang ngày một yếu vì phân hóa học. Năng suất cây trồng ngày một kém trong khi lượng phân phải bón ngày càng tăng

Những loại đất xấu, thoái hóa, bạc màu thường có những nhược điểm như bị mất tầng đất canh tác, nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất hữu cơ, khô hạn, ngập úng, chua hoá, mặn hoá… Vậy để có thể tiếp tục canh tác trên những vùng đất như vậy mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế bà con cần phải cải tạo đất bằng các biện pháp như luân canh, thâm canh hợp lý, phân bón, thuỷ lợi…

Sau đây là những biện pháp để cải tạo đất thoái hóa, bạc màu:

1. Che phủ đất bằng cỏ:

Đây là biện pháp giúp hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất, chống gió rét. Giúp phân phối đều nước không gây úng thối cho cây trồng. Tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất hoạt động tốt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Giúp cho hệ rễ cây trồng phát triển tốt.

2. Biện pháp làm đất:

– Đất bạc màu thường khô và cứng do đó cần hạn chế xới xáo để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào thời kỳ khô hạn. Chỉ nên kết hợp xới xáo khi bón phân, tưới nước.

– Nếu trồng lúa trên đất bạc màu thì không nên xếp ải dễ làm đất mất thêm nước, hệ vi sinh vật còn sót lại trong đất sẽ bị chết, đất càng trở nên chai cứng hơn

– Trồng màu thì lên luống cao kết hợp tưới nước theo rãnh là biện pháp cải tạo đất bạc màu tối ưu nhất.

3. Thuỷ lợi:

Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo lại đất bạc màu. Việc tưới tiêu nước chủ động, khoa học bằng một hệ thống kênh mương hoàn chỉnh nhằm cải thiện :

– Cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện được các đặc tính lý hoá trong đất

– Làm cho đất tơi xốp hơn, tăng khả năng kết dính trong đất, giữ nước tốt hơn

– Giúp hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn. Tạo điều kiện giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

4. Biện pháp hữu cơ:

– Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đa dạng hóa cây trồng tăng năng suất. Góp phần cải tạo đất bằng cách trả lại đất phần bã hữu cơ.

– Tăng cường bón lóp bằng các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh… để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Phân hữu cơ phải được ủ hoai mục bằng nấm TRICODEMA để không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại cho cây trồng. Ngoài ra có thể sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, than bùn… để SX phân hữu cơ vi sinh dùng làm chất cải tạo đất rất tốt.

Một số công thức trồng trọt có thể áp dụng trên đất bạc màu như:

– Công thức 2 vụ: gồm 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu như ngô khoai, lạc, đậu đỗ trồng xen với rau

– Công thức 3 vụ: gồm 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu hè thu và 1 vụ rau đông xuân

– Trồng xen canh cây trồng chính với các loại cây họ đậu. (như lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu trạch…) Chúng có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất rất tốt.

Cải tạo đất trồng là việc cấp bách, vì không thể cải tạo trong ngày một ngày hai nên bà con cần đặc biệt chú ý canh tác, làm đất, tưới tiêu, che phủ mặt đất theo đúng quy trình. Đặc biệt là bổ sung được đầy đủ lượng phân hữu cơ cho đất. Chúc bà con thành công !

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tầm quan trọng của đất đối với cây trồng, “Đất Sống – Cây khỏe”

Nhắc đến việc chăm sóc cây trồng thì trước khi nói về phân bón, cần nói về đất. Vì đất là nền để cây mọc, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây.

Đất còn là “một vật thể sống”, là môi trường thuận lợi cho các sinh vật và vi sinh vật sinh sôi, nảy nở. Trong quá trình sống, chúng tạo mùn cho đất. Hiểu biết về đất thì bón phân sẽ hợp lý, từ đó giúp cây trồng đạt năng suất cao hơn.

1. Tính chất của đất.

  • Đất được cấu thành từ: Chất rắn (Khoáng chất và mùn), nước và không khí
  • Đất tốt là đất có tỷ lệ : 40% chất rắn, 30% nước và 30% không khí
  • Đất tốt là đất có khả năng giữ nước cao và hút nước nhanh, có khả năng giữ chất dinh dưỡng cao, pH trung tính 5,5 đến 7,5

Sức khỏe và độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào hoạt động của Vi Sinh Vật (VSV) trong đất. Các quá trình phân huỷ và khoáng hoá của VSV đất làm cho Đất Sống, giúp cho đất có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.

2. Chức năng của đất đối với cây trồng.

Chức năng của đất là làm nền cho cây mọc. Chúng giữ gìn, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, nước và không khí cho cây,  tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.

Đất tốt sẽ thực hiện được cả ba chức năng trên. Đất tốt có kết cấu tốt, có độ ẩm tối ưu, giàu chất dinh dưỡng và hoạt động sinh học cao.

3. Các tầng đất.

Có 2 tầng đất tổng quát :

Đất mặt: Là tầng đất trên cùng, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú. Đất mặt chứa mùn, là lớp đất có năng suất cao. Trồng trọt hoàn toàn phụ thuộc vào đất mặt. Không có đất mặt, cây sẽ không mọc được.

Đất cái: Là tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.

4. Thành phần của đất.

a. phần rắn: Gồm thành phần vô cơ và hữu cơ

– Chất vô cơ : chiếm từ 92-98% khối lượng phần rắn, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho,kali….

– Chất hữu cơ : gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật,thực vật, vi sinh vật đã chết. Dưới tác động của vi sinh vật,xác động,thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng. Các sản phẩm phân hủy này là thức ăn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. Mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt, đất nhiều mùn là đất tốt

Chỉ chiếm 5-10% trong đất, nhưng chất hữu cơ lại đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Nó kết hợp các hạt đất lại với nhau thành những hạt xốp có lỗ nhỏ giúp cho không khí và nước có thể thấm vào đất. Giữ ẩm tốt (độ ẩm lên tới 90%) và có thể hấp thu và lưu trữ dưỡng chất. Quan trọng nhất, nó chính là một loại thức ăn dành cho các vi sinh vật và các sinh vật khác trong đất.

b. phần khí:

Một loại đất tốt chứa khoảng 25-30% không khí. Côn trùng, ấu trùng và sinh học đất cần nhiều không khí để sống. Không khí trong đất cũng là nguồn ni tơ khí quyển quan trọng cho cây trồng.

c. nước:

có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng, Đất tốt để trồng thường chứa 25-30% nước

d. sinh học đất

– Các vi sinh vật đất bao gồm vi khuẩn và  nấm, động vật nguyên sinh và giun, ve, bọ và các sinh vật nhỏ khác có trong loại đất tốt.

– Các vi sinh vật này rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Chúng giúp chuyển hóa các chất hữu cơ và khoáng chất đất thành các loại vitamin, hoóc môn, hợp chất kháng bênh và dưỡng chất cần cho sự phát triển của cây.

5. Ưu,nhược điểm và cách cải tạo một số loại đất.

a. đất cát:

Thô, hạt cát rời rạc, sờ cảm thấy có sạn, không nhớt nhầy. 80-100% cát, 0-10% mùn, 0-10% sét với các hạt cát kích thước từ mịn (0,05mm) đến thô (2mm)

Ưu điểm:

  • Thoát nước dễ,thấm nước nhanh.
  • Đất thoáng khí,vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh

Khuyết điểm:

– Khi khô thì rời rạc, khi ướt thì đất dính bí chặt
– Giữ nước, giữ phân kém, dễ bị khô hạn
– Vi sinh vật khó phát triển, cỏ mọc nhanh
– Nghèo chất mùn do chất hữu cơ bị phân giải nhanh

Cải Tạo:

  • Bón phân chia làm nhiều lần, vùi sâu tránh thất thoát phân
  • Cày sâu lật sét,bón bùn ao, tưới nước phù sa, bón phân hữu cơ để tăng lượng sét

Các loại cây có thể trồng:

  • Các loại cây có củ:khoai mỳ ,khoai lang,lạc,khoai tây,….
  • Các cây ăn quả :dừa ,cam chanh,…

b. Đất sét:

Dính và dẻo khi ướt, khi khô thành cục rất cứng. 0-45% cát, 0-45% mùn, 50-100% sét, với các hạt sét mịn kích thước < 0,002mm và hạt mùn kích thước 0.002-0.05mm

Ưu điểm:

  • Giữ nước nhiều, nhiệt độ thay đổi chậm hơn nhiệt độ không khí.
  • Mùn nhiều hơn cát
  • Ổn định nhiệt độ hơn cát
  • Chứa nhiều keo nên dinh dưỡng hấp thu lớn,giữ nước,giữ phân tốt
  • Chất hữu cơ phân giải chậm nên tích lũy nhiều hơn đất cát.
  • Mùn và đất thường kết hợp với nhau tạo nên một phức hợp bền vững

Nhược điểm

  • Hạt nhỏ nên rất khó thấm nước, cây trồng dễ bị úng
  • Không khí khó lưu thông
  • Làm đất tốn công
  • Khi bị hạn đất nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất

Cải tạo:

  • Bón phân hữu cơ và vôi, phân xanh, phân chuồng,…
  • Đất quá sét có thể bón cát hay tưới nước phù sa thô
  • Không thích hợp trồng cây lấy củ

c. Đất thịt:

Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì ngã về phía đất cát, nếu là đất thịt nặng thì ngã về phía đất sét. Nông dân thích chọn đất thịt nhẹ và trung bình vì chế độ nước và khi phối hợp điều hòa thuận lợi cho quá trình sinh vật và hóa học phát triển trong đất

  • Thành phần: 25-50% cát, 30-50% mùn, 10-30% sét
  • Tính chất: có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.
  • Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất.
  • Thích hợp cho đa số các loại cây trồng.