Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho cây Phật Thủ

Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam cây phật thủ được trồng khá phổ biến, chúng sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh nên được người dân ưa chuộng và nhân trồng rộng rãi.

Quy trình trồng cây phật thủ

1. Mô tả giống:

Tên: Phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var. sarcodactylis. Là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật nên đc đặt là cây phật thủ.

Giá trị kinh tế: Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Gần đây loại quả này thường được người Việt bày trên mâm ngũ quả. Nhờ vậy giá bán phật thủ lên cao, đem lại giá trị kinh tế lớn cho những vùng trồng loài cây này.

Đặc điểm: là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 – 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phật thủ

Thời vụ trồng:

Phật thủ có thể trồng quanh năm. 2 vụ chính là đông xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ thu đông trồng từ tháng 8 – 10.

Mật độ trồng:

– Hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m.

– Đào hố 0,6×0,6×0,6m.

– Đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5 – 0,6m, rộng 0,8-1m.

– Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3 -0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiêng <5% không vun mô.

Đất trồng:

Trộn 1kg vôi bột + 10 -15kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 10-15kg tro trấu hoai (hoặc bã dừa, bã đậu) + 1kg Super lân.

Cách trồng:

Đào hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.

Phân bón:

a. Bón lót

– Trước khi trồng bón lót phân chuồng + phân hữu cơ hoai mục ( khoảng 20 kg/hố trồng ).

– Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng.

– Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Những tuần đầu có thể tưới từ 2-3 lần/ ngày. Sau đó cứ 1 tuần đến 10 ngày tưới 1 lần

– Chú ý luôn giữ sạch cỏ dại.

b. Bón thúc

– Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần.

– Có thể bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng để bổ sung lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng cho cây

– Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loãng tỷ lệ khoảng từ 1 – 5 để tưới cho cây.

– Bón thúc từ năm thứ 2 là 10 – 50g phân urea/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã.

Chống rét:

– Phật thủ chịu rét kém, nhiệt độ thích hợp là 22–26 độC.

– Tưới nước nên căn cứ theo mùa, khi nhiệt độ thấp 3-4 ngày tưới một lần. Mùa hè nhiệt độ cao ngày tưới 1 lần.

– Loại cây này dễ bị rụng lá, nếu lá rụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự quang hợp, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả, phải kịp thời tỉa bớt các chồi ngọn để giữ lá, giữ được lá là giữ được quả. Mùa thu chỉ giữ lại ít ngọn để năm sau cho quả.

– Vào mùa đông, không nên để gió lạnh thổi vào cây, phải khống chế lượng nước tưới, giữ cho đất ẩm vừa.

Tỉa cành tạo tán:

Hạn chế cành vượt, cắt bỏ cành già và sâu bệnh giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối.

Bổ sung đất cho cây:

Vào thời kỳ bón thúc cho cây cần cho thêm đất mới vào tán cây ( dày 2-3cm ). Kết hợp việc bón thêm phân hữu cơ hoai mục cho cây.

3. phòng trừ sâu bệnh hại:

– Các loài thường gặp như Sâu vẽ bùa (gây hại thời kỳ lá non), Rầy chổng cánh (Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Grening), Rầy mềm (Chích hút nhựa trên chồi non, lá non), Nhện đỏ…

Biện pháp : 100gr CNX_RS + 50ml SIÊU ĐỒNG pha 50 lít nước phun đẫm thân cành lá.

– Bệnh loét, ghẻ (Thường gây hại nặng vào mùa mưa).

Biện pháp : sử dụng ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước để trị bệnh, pha 400 lít nước để phòng bệnh.

– Bệnh thối gốc – chảy nhựa (Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ).

Biện pháp : Cạo sạch vết thương trên thân cây, sau đó trộn đều ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG quét lên bề mặt vết thương nhiều lần cho đến khi vết thương khô hẳn (nếu có thể ngày quét 1 lần).

– Bênh vàng lá thối rễ ( Do Nấm Phytophthora, Fusarium xâm nhập gây thối rễ).

Biện pháp : sữ dụng bộ sản phẩm đặc trị VÀNG LÁ THỐI RỄ pha 200 lít nước, tưới đều phần đất dưới tán cây vì rễ cây thường phân bố theo hình chiếu của tán.

– Bệnh vàng lá gân xanh (Greening): Triệu chứng cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi, vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh. Để hạn chế bệnh có thể trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.

 

 

Chú ý : Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.