Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con

Sầu riêng là một loại cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng tại các nước Đông Nam Á. Do nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cao hơn . Ngoài những giá trị về dinh dưỡng như chứa nhiều protein, chất béo vitamin A, sắt…Quả sầu còn có hương vị đặc trưng rất khó quên. Cây sầu riêng mang lại giá trị kinh tế cao nên được bà con nông dân quan tâm. Vì vậy, cây được chăm sóc trong điều kiện sinh trưởng, đúng kỹ thuật và chặt chẽ từ khi cây còn non.

1. Điều kiện ngoại cảnh

Khí hậu: Sầu riêng là giống cây ưa khí hậu nóng ẩm nhiệt độ không quá cao, hoặc quá thấp vào khoảng (24 đến 30°C), nhiệt độ quá thấp cây con sẽ ngừng sinh trưởng. Mùa khô phải được giữ ẩm, mùa mưa phải giữ ráo.

Đất: Cây sầu riêng và trái sầu riêng cần rất nhiều dinh dưỡng, nên chúng thích hợp được trồng ở những vùng đất màu mỡ, thoát nước tốt, tơi xốp và có pH trung bình khoảng 5-6. Đặc biệt nên trồng cây sầu riêng ở những vùng đất bằng phẳng, không quá dốc.

2. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng con

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng con không khó nhưng cần phải có thời gian và công sức . Ở giai đoạn đầu từ 1 đến 3 năm cây phát triển tương đối chậm. Cần chăm sóc kỹ để giữ cho cây khoẻ mạnh. Cây mới trồng nên chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển. Dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt sâu bệnh gây hại, quá trình chăm sóc không tốt sẽ bị còi cọc và chậm phát triển, nặng sẽ gây chết cây. Bà con cần lưu ý cách chăm sóc cây sầu riêng con sau đây.

Bà con nên dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín dưới gốc 10 đến 12cm để chống xói mòn khi tưới cây. Cây nên tưới hàng ngày, sau 2 tháng thì ít hơn. Thiếu nước cây sẽ bị héo ngọn chậm phát triển, còn mùa mưa thì chú ý đến thoát nước tránh ngập úng để giảm sự phát triển của một số loại nấm gây hại.

2.1. Chọn giống sầu riêng cho vườn trồng

Nhằm tạo được khả năng thụ phấn chéo cho vườn sầu riêng giai đoạn ra hoa tạo quả, từ ban đầu khi chọn giống bà con có thể chọn lựa nhiều giống khác nhau để kết hợp, tuy nhiên nên chọn một giống chủ lực rồi kết hợp thêm giống khác để tăng hiệu quả. Ngoài ra việc chọn nhiều giống khác nhau khi bước vào thời điểm nở hoa, vườn sẽ tạo thành nhiều đợt nở hoa khác nhau, cây thụ phấn được nhiều hơn và năng suất cũng tăng.

Một số loại sầu riêng hiện đang được trồng nhiều trên thị trường như sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre, sầu riêng Ri6, sầu riêng Monthong, sầu riêng khổ qua xanh, sầu riêng hạt lép Đồng Nai, sầu riêng cơm vàng hạt lép…

2.2. Khoảng cách trồng

Sầu riêng là một trong những loại cây ăn quả ưa sáng, thân gỗ mọc thẳng và bộ tán rộng nên luôn cần được trồng thưa để có thể phát triển hết bộ tán của mình. Khoảng cách thích hợp để trồng là từ 8-12m/cây với mật độ trồng sầu riêng là 120 cây/ha. Với khoảng cách trồng hợp lý sẽ giúp vườn sầu riêng thông thoáng, mầm bệnh khó ẩn náu, vệ sinh dễ dàng, trường hợp có mưa bão các cành cũng không va đập vào nhau.

2.3. Chuẩn bị đất trồng

Đây là giai đoạn sẽ chuyển cây sầu riêng con từ bầu đất xuống vườn trồng, khả năng hấp thụ và tìm kiếm chất dinh dưỡng của rễ sầu riêng con khi vừa chuyển đổi môi trường sống vẫn còn hạn chế. Do đó bà con nên chuẩn bị đất trồng như sau:

  • Trước 15-30 ngày dùng phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma 2-3kg/hố trộn với đất cho vào hố lấp lại, sẵn sàng dinh dưỡng để cây con có thể sử dụng ngay.
  • Sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM tưới lên đất giúp phòng trừ nấm bệnh có trong đất.
  • Kích thước hố trồng sầu riêng thường được thiết kế là 60x60x60cm.

Lưu ý: Bà con không nên dùng phân chuồng chưa qua xử lý bón trực tiếp cho cây trồng, phân chưa ủ hoai sẽ chứa rất nhiều vi sinh vật gây hại, làm đất nhiễm độc và chai cứng khiến cây dễ bị nhiễm bệnh.

2.4. Đưa cây sầu riêng con xuống đất

Để đưa cây từ ụ vào đất, bà con dùng tay bóp chặt bầu rồi tiến hành cắt phần đáy bầu sau đó rạch nhẹ nhàng phần thân túi bầu, tránh việc bầu đất bị vỡ, kiểm tra cây giống có bị cong rễ hoặc xoắn rễ hay không để thay thế những cây có bô rễ thẳng và khỏe mạnh.

Trồng cây chắn gió:

Bộ rễ của cây con mới trồng chưa kịp bám hết vào đất nên việc trồng cây chắn gió hạn chế ngăn ngừa cây bị đổ nghiêng ngả.

Làm cỏ:

Bà con nên làm sạch cỏ dưới gốc cây sầu riêng con và giai đoạn này cỏ dại phát triển rất mạnh. Bà con hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ.

Tạo bóng râm:

Cây mới trồng rất cần bóng râm, bà con có thể lấy lá dừa, lá cọ, cành khô để che mát cho cây nhưng không che quá 50% ánh sáng. Sau khi qua mùa khô thì loại bỏ để cây phát triển theo hướng ánh sáng.

Trồng xen canh:

Sầu riêng là cây lâu năm khi mới trồng thì đất trống nhiều bà còn có thể trồng xen canh với các họ đậu để vừa cải tạo đất và tạo độ ẩm.

3. Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng con

Phân hữu cơ dạng nước:

Sau khi trồng xong cho tiến hành phun phân bón lá định kỳ 3 lần 1 tháng và kéo dài 6 tháng. 6 tháng tiếp theo thì 2 lần 1 tháng và cây được 1 tuổi thì 1 tháng 1 lần. Cây sầu riêng con rễ còn yếu bà con không nên lạm dụng phân vô cơ sẽ xảy ra hiện tượng cháy lá héo ngọn. Phát triển cây theo xu hướng nông nghiệp bền vững sử dụng phân hữu cơ sinh học dạng nước dễ hấp thụ và an toàn khi sử dụng.

Phân hữu cơ dạng bột:

Khi chăm sóc cây sầu riêng mới trồng bà con nên sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh kết hợp phân lân trong giai đoạn bón lót. Vi sinh có lợi hoạt động trong phân hữu cơ sẽ tạo dinh dưỡng cho cây con thông qua việc tổng hợp chất hữu cơ từ đất nước và không khí.

Tóm lại: Bà con trồng cây sầu riêng con từ 1 đến 6 tháng đầu, đặc biệt chú ý đến ánh sáng độ ẩm và dinh dưỡng cho cây. Để phát triển tốt và ăn sâu rễ vào đất tránh các hiện tượng cây con rụng lá do thiếu chất và chết đi.

Đăng ký nhận tư vấn: “Xử lý sâu bệnh trên cây Sầu riêng” từ WAO (miễn phí)


    Đọc thêm: Kỹ thuật trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.