I. NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH
1. Chuẩn bị gốc ghép:
- Nên chọn giống gốc ghép đã được xác nhận, có thể gieo từ hạt hoặc giâm cành.
- Chon giống gốc ghép tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai. Khả năng tiếp hợp của gốc ghép với mắt ghép, tình hình dịch bệnh,…
- Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả khuyến cáo nên sử dụng giống chanh Volkamer, Poncirus, Ctrangar (các loại chanh mọc hạt), bưởi chua làm gốc ghép là tốt nhất.
2. Chọn cành ghép cần chú ý:
- Tuổi cành 3-4 tháng.
- Chọn và cắt cành trên mọi phía của tán cây.
- Số cành cần sử dụng cần được chia đồng đều trên lô.
- Một cành ghép lấy tối đa 10 mắt.
3. Chuẩn bị trước khi ghép:
- Ngừng bón phân trên cây lấy mắt ghép trước khi ghép15 ngày.
- Mắt ghép được thu trên cành có gỗ tròn hoặc gỗ có tiết diện tam giác, tuổi từ 3-4 tháng. Chọn những mắt có cuống lá to, mầm lá trương phồng.
- Mắt ghép được lấy từ cây có năng suất ổn định 3-5 năm (7-8 năm tuổi). Sinh trưởng phát triển cho quả tốt, chất lượng và sạch sâu bệnh.
- Chọn cành giữa tán, sinh trưởng phát triển khỏe, cành tương ứng với gốc ghép.
- Vận chuyển đi xa phải bảo quản cành trong thùng xốp có lớp vải sạch ẩm ở phía dưới đáy.
- Mắt ghép phải được lấy từ các cây S1, chỉ dùng mắt thức (mắt đã nổi rõ), không lấy mắt ghép trên cành còn non (cành phải được 3 tháng tuổi trở lên).
- Vị trí ghép cách mặt bầu 25-30cm.
4. Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ :
- Trên gốc ghép (kích thước 0,8-1cm), cách mặt đất 25-30cm chọn vị trí không có cành hoặc mầm ngũ. Tiến hành mở vết ghép có dạng hình lưỡi cắt từ trên xuống, cắt xiết vào phía trong vết ghép dài khoảng 1,5-2cm.
- Trên cành ghép : Dùng dao sắc cắt nghiêng vào phần gỗ một đường dài 2,5cm theo hướng từ gốc cành lên ngọn cành. Đường dao thứ 2 cắt đứt miếng mắt ghép ra khỏi cành.
- Quấn mắt ghép : Dùng bằng dây nilon hoặc giấy parafin có độ co giản mạnh, quấn từ giữa mắt ghép quấn xuống đến cuối đường thẳng của mắt ghép, rồi quấn lên ngược lên kín cả mối ghép rồi cố định lại. Chú ý : sau khi ghép tiến hành cắt bớt ngọn hạn chế sự phát triển, để tập trung cho sự tiếp hợp.
- Sau ghép 12 ngày mở dây quấn mối ghép. Tránh để vỏ gốc ghép bị thương tổn do dao rạch khi mở dây.
II. NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH
1. Quy trình thực hiện công việc:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và giá thể bó bầu : Dao kéo, dây, giá thể
Bước 2: Lựa chọn đúng cây mẹ cành để khoanh vỏ
- Lựa chọn đúng cây mẹ đầu dòng đã cho quả và năng suất ổn định nhiều năm (từ năm thứ 6-7 trở đi)
- Lựa chọn cành bánh tẻ giữa tán, đường kính cành chiết 1- 1,5 cm.
Bước 3: Cắt khoanh vỏ cành chiết, vệ sinh vết cắt, xử lý chất kích thích ra rễ
- Dùng dao khoanh và bóc vỏ độ dài khoanh vỏ bằng 2 lần ĐK cành, làm sạch tượng tầng
- Làm vệ sinh vết cắt khoanh vỏ
- Bôi chất kích ra rễ lên vùng ra rễ của cành chiết được lấy trên các cây.
Bước 4: Bọc đất bầu lại
- Đất bó bầu đảm bảo đủ ẩm, dinh dưỡng và tơi xốp
- Bọc phần khoanh võ trước sau đó bọc ra phần vỏ, phía trên bọc nhiều hơn phía dưới.
Bước 5: Bó bầu, dùng bao nilon hoặc vải bọc kín phần đất bầu sau đó dùng dây nilon buộc chặt 2 đầu lại.
2. Giâm cành sau chiết :
- Cắt bớt lá non và mầm non trước khi giâm. Nhằm hạn chế sự mất cân bằng nước ở cây đang ươm.
- Khi cành chiết mới cắt chưa kịp phục hồi, ổn định, nếu đem trồng ngay cành chiết có thể bị chết hoặc phát triển chậm. Để cành chiết có điều kiện thích nghi với môi trường độc lập và phát triển tốt cần ươm cành chiết một thời gian từ 2 – 3 tuần rồi đem trồng.
- Giâm lại trong nhà ươm vào bao ni lon, xử lý nấm bệnh, nhúng những cành sau khi cắt vào dung dịch thuốc bệnh Benomyl, Ridomil, Champion, Aliette, …
- Môi trường ươm: Tro trấu + xơ dừa + đất, theo tỉ lệ 2:2:1 kết hợp thuốc trừ sâu bệnh và phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm tricoderma. Hỗn hợp được trộn đều cho vào bao nilon làm bầu ươm có đục lổ sẵn.