Đăng bởi Để lại phản hồi

Thời điểm nào nên bón kali cho cây trồng?

Kali là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu đối với cây trồng. Nó cần thiết cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn cây trồng sẽ có nhu cầu về kali khác nhau.

Vậy nên bổ sung kali cho cây vào thời điểm nào?

1. Trước, trong thời điểm bón phân

Kali giúp tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây. Điều hòa các chất dinh dưỡng, tăng khả năng hút đạm và lân tốt hơn. Vì vậy kali thường được bón trước hoặc bón cùng thời điểm với các loại phân bón khác để tăng khả năng hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng của cây trồng.

2. Thời điểm làm hoa

Kali giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh; tạo điều kiện thuận lợi cho cây đẻ nhánh, phân cành, lá. Kali giúp làm tăng quá trình phân hóa mầm hoa, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả. Đối với các loại cây ăn quả, cây cần nhiều kali trong giai đoạn làm hoa, nuôi trái. Vì vậy trước thời điểm làm hoa cần tiến hành bón kali để tăng khả năng ra hoa đậu quả.

3. Thời tiết bất lợi, khô hạn

Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây, giúp cây cứng cáp, chắc khỏe, ít đổ ngã.

Kali giúp tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng. Giúp cây giữ nước tốt hơn; tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng. Bên cạnh đó kali giúp tăng cường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào.

Vì vậy Kali thường được bổ sung cho cây trồng trước các đợt thời tiết bất lợi, sâu bệnh.

4. Giai đoạn tạo ngọt cho quả.

Kali góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản thông qua quá trình tăng tích lũy đường; vitamin trong quả. Giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm ngon hấp dẫn hơn, kéo dài thời gian bảo quản nông sản. Vì vậy kali thường được sử dụng bón cho cây trước thời điểm thu hoạch từ 1-2 tháng. Đặc biệt trong giai đoạn này việc sử dụng các loại kali hữu cơ như k-humate sẽ giúp quả có vị ngọt thanh tự nhiên, không bị ngọt gắt, mỏng vỏ, mọng trái.

Bên cạnh việc bón kali vào đúng thời điểm thì việc lựa chọn loại kali phù hợp sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Ngày nay, theo xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững, việc sử dụng các nguồn kali hữu cơ từ tự nhiên thường được ưu tiên để thay thế các nguồn kali tổng hợp; vừa giúp bảo vệ môi trường, tận dụng được những tài nguyên sẵn có, tiết kiệm chi phí, vừa giúp tìm lại được hương vị tự nhiên cho nông sản.

Đọc tiếp:

Đăng bởi Để lại phản hồi

3 Nguyên tắc để tiêu diệt triệt để ruồi vàng đục trái

Ruồi vàng đục trái gây hại hiện đang là mối quan tâm lớn đối với các nhà vườn. Chúng gây hại mạnh trên cam, bưởi, dưa, bầu, bí. Đặc biệt là khi mùa quả chín, sẽ càng thu hút nhiều ruồi vàng về vườn hơn. Chúng tấn công làm cho quả thối rụng hàng loạt, nhà vườn tổn thất nghiêm trọng. Để phòng và trị dứt điểm ruồi vàng gây hại nhà vườn cần đảm bảo 3 nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Diệt sạch ruồi vàng từ trong trứng

Ruồi vàng trưởng thành đẻ trứng vào trong quả. Vòng đời của nó thường kéo dài từ 1 – 3 tháng. Sau khi trứng nở, ấu trùng (giòi) sẽ ăn hết thịt quả; làm cho quả bị thối nhũn và rụng hàng loạt.

Để kiểm soát triệt để ruồi vàng nguyên tắc đầu tiên nhà vườn cần thực hiện đó là tiêu diệt trứng, ấu trùng của ruồi vàng. Tiêu diệt trứng, ấu trùng giúp chấm dứt vòng đời của ruồi vàng; trứng không có cơ hội nở và gây hại; hạn chế ruồi vàng sinh sôi nảy nở trong vườn.

Nhà vườn nên sử dụng kết hợp các chủng vi sinh vật có lợi như nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn bacillus để làm ung trứng và ấu trùng của ruồi vàng. Việc sử dụng các chủng vi sinh trên giúp kiểm soát hiệu quả đến 95%.

Nguyên tắc 2: Làm tê liệt khướu giác ruồi trưởng thành

Ruồi trưởng thành dùng khướu giác(mũi) để tìm quả và đẻ trứng vào bên trong. Để kiểm soát ruồi vàng hiệu quả nguyên tắc thứ 2 nhà vườn cần thực hiện đó là làm tê liệt(loạn) khướu giác của ruồi trưởng thành; khiến chúng không tìm thấy nơi đẻ trứng. Khắc tinh của ruồi vàng chính là giấm gỗ và các loại tinh dầu thực vật đặc biệt là tinh dầu quế.

Nguyên tắc 3: Phá bỏ môi trường sống, xua đuổi ruồi trưởng thành ra khỏi vườn.

Giấm gỗ, tinh dầu quế và các loại tinh dầu thảo mộc ngoài tác dụng làm tê liệt khướu giác của ruồi vàng; nó còn có tác dụng phá bỏ môi trường sống, xua đuổi ruồi trưởng thành ra khỏi vườn. Các loại tinh dầu này làm ức chế, gây căng thẳng, ngột ngạt, khó chịu cho ruồi vàng. Vì vậy chúng có tác dụng xua đuổi ruồi vàng ra khỏi vườn, làm giảm mật độ ruồi vàng trong vườn và dần dần biến mất.

Trên đây là 3 nguyên tắc nhà vườn cần áp dụng để kiểm soát tiêu diệt ruồi vàng hiệu quả.

Nếu nhà vườn đang bị ruồi vàng gây hại và cần giải pháp xử lý ngay có thể sử dụng Chế phẩm sinh học Fily.

Fily – Chuyên đặc trị ruồi vàng, làm ung trứng và ấu trùng

Sản phẩm sinh học, an toàn, không độc hại, không cần thời gian cách ly.

Lưu ý: nhà vườn nên tiến hành thu dọn quả thối rụng do ruồi chích ra khỏi vườn.

Đọc tiếp:

Cách phòng ruồi vàng cho vườn cam trước mùa thu hoạch

Đăng bởi Để lại phản hồi

Ủ phân chuồng nhanh hoai mục bằng nấm trichoderma

Phân chuồng là loại phân bón phổ biến được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Phân chuồng thường được sử dụng sau khi ủ hoai mục để hạn chế nấm bệnh, cỏ dại có trong phân. Sử dụng nấm Trichoderma để ủ phân chuồng vừa giúp rút ngắn thời gian phân hủy; vừa tiêu diệt hiệu quả nguồn gốc nấm khuẩn.

Dưới đây là cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục bằng nấm trichoderma đơn giản, nhanh chóng.

Đọc tiếp >> Ủ phân cá không mùi hôi đơn giản tại nhà

Đặt mua WAO Trichoderma tại đây:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Ủ phân cá không mùi hôi đơn giản tại nhà

Phân cá rất tốt đối với cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái, rau màu. Nó chứa nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất và vi sinh vật có lợi. Sau khi trải qua quá trình ủ, các hợp chất này biến đổi thành các chất dinh dưỡng mà cây trồng dễ dàng hấp thụ.

Đọc tiếp >> Quy trình ủ, chế biến đậu tương thành phân bón hữu cơ

Đặt mua men ủ cá tại đây:

Đăng bởi 1 phản hồi

Tại sao nên nuôi kiến vàng trong vườn cây ăn trái !

Kiến vàng từ lâu đã được xếp vào hàng loài thiên địch lợi hại của ruộng đồng, vườn tược. Cứ xét qua tác dụng diệt sâu bọ có hại của kiến vàng cũng đủ nhận ra điều này. Ở Trung Quốc, vườn cam có kiến vàng có số trái rụng do bọ xít xanh rất ít, còn ít hơn khi dùng thuốc hóa học. Ở châu Phi, kiến vàng không cho hai loại bọ xít hại dừa trên các vườn dừa phát triển. Nhiều nước, cây ca cao có kiến vàng sẽ không bị chuột phá. Trên xoài sâu ăn lá đừng hòng còn sống sót khi có kiến vàng cư trú. Đây là những nghiên cứu nghiêm túc cũng như xét qua thực tế tại nông thôn nhiều nước và được các nhà khoa học công nhận.

Kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, thuộc bộ cánh màng hymenoptera, họ formicidae, có màu vàng nhạt. Chúng làm tổ trong những lá cây được xếp chụm lại và gắn dính với nhau bởi tơ của ấu trùng kiến nên chúng còn có tên khác là kiến thợ dệt (weaver ant). Chúng phân bổ ở châu Á và châu Úc. Tại VN, do bụng kiến màu vàng nên được gọi là kiến… vàng. Tổ kiến vàng thường bao gồm kiến thợ lớn, kiến thợ nhỏ, kiến đực và kiến chúa. Kiến vàng hiện diện quanh năm trong vườn cây ăn trái với mật độ rất lớn, tuy nhiên số lượng vẫn có sự dao động theo những thời điểm trong năm, tổ kiến vàng xuất hiện nhiều nhất vào đầu mùa mưa.

Vai trò của kiến vàng trong nông nghiệp 

Phát triển và nuôi dưỡng kiến vàng trong vườn cây ăn trái là một giải pháp sinh học thông minh thay thế thuốc trừ sâu và bảo vệ môi trường, tạo dựng thói quen sản xuất lành mạnh, hợp với xu thế nông nghiệp thuận tự nhiên. Nhờ vào đặc tính sẵn có của kiến vàng mà việc diệt trừ sâu hại trên cây ăn trái đã trở nên thật đơn giản.

Kiến vàng là sinh vật “hiếu chiến”

Kiến vàng vốn đã được đánh giá là loài thiên địch lợi hại của ruộng vườn bởi khả năng khống chế, tiêu diệt côn trùng gây hại. Chúng tổ chức tấn công theo bầy đàn. 

Loài kiến vàng có đặc tính khống chế rất hiệu quả và là nỗi ám ảnh của nhiều loài côn trùng thuộc nhóm bọ xít, rầy mềm, rệp sáp, các loại sâu ăn lá, sâu đục thân cành và các loại sâu đục vỏ trái,…

Kiến vàng giải quyết gọn rầy chổng cánh, là loài côn trùng trung gian truyền bệnh greening – bệnh vàng lá gân xanh trên cây ăn quả có múi như cam, bưởi. Bệnh greening làm lá có hiện tượng vàng các mô, gân nổi xanh, trái nhỏ, vẹo, nhiều hạt lép, phát triển không bình thường.

Kiến vàng còn “xơi” cả sâu vẽ bùa. Ong, ruồi ký sinh trên mình sâu vẽ bùa thường sinh sôi nảy nở mạnh mẽ nhưng nếu có kiến vàng, chúng sẽ chẳng mang ý nghĩa gì mà chỉ đơn thuần là bữa ăn cho kiến vàng ngấu nghiến và “nhâm nhi”.

Đặc biệt, một loài dịch hại lông lá đáng sợ khác ở vườn cây ăn trái là nhện, nhất là nhện vàng, nhưng nhện vàng lại rất “kinh hãi” kiến vàng. Nhiều nhà vườn trồng cây có múi khi bắt đầu nuôi kiến vàng trong vườn thì nhận thấy lượng nhện đã giảm đi rõ rệt. Có thể chúng đã di cư hoặc đã bị kiến vàng tàn sát… Tuy nhiên, kiến vàng không ăn được những loại sâu có lông, có gai. 

Kiến vàng hiếu chiến đến mức sẵn sàng giao chiến với con người nếu chúng ta động đến môi trường sống của nó, vết cắn gây ra sát thương nhẹ nhưng tê tái vì bị nhiễm dịch acid gọi là acid formic từ kiến vàng tiết ra. Ai trong chúng ta chắc cũng đã từng trải qua cảm giác kiến vàng cắn hay thậm chí tệ hơn là đạp nhầm ổ kiến…

Cách thức nuôi thả kiến vàng trong vườn cây ăn trái

Kiến vàng thích sinh sống ở những vườn cây ăn trái có múi, cây xoài, mận, ổi, đào,… và nhiều cây thân gỗ khác.

Ở một số vùng cây ăn trái lớn, nông dân đã đem tổ kiến vàng về buộc trên cây trong vườn cam quýt, bắc cầu cho kiến leo từ cây nọ sang cây kia. Bạn nên thu thập các ổ kiến lá còn xanh, có độ to trung bình từ 20cm trở lên, cấu tạo bởi 2 lớp lá, vì thường các tổ này dễ có Kiến chúa hơn.

Kiến hôi là loại kiến đen làm cam quýt sượng và mất nước. Kiến hôi sẽ đánh nhau với kiến vàng nên phải diệt kiến hôi trước khi thả kiến vàng. Kiến vàng thậm chí xung khắc với kiến vàng cũ có trong khu vực, chúng sẵn sàng chiến đấu với chính đồng loại của chúng nếu điều đó là cần thiết. Kiến vàng tàn sát lẫn nhau và khi giao chiến, chúng tiết ra chất acid formic làm cho cành cây bị rám vỏ sau đó khô đi và bị chết, nên phải diệt kiến cũ trước khi thả kiến mới. Nếu không diệt được hết kiến cũ thì phải thả kiến mới từ trên xuống để kiến mới đàn áp kiến cũ xuống dưới gốc cây.

Để có thể giải quyết việc kiến cắn xé lẫn nhau, khi thu thập tổ kiến, nên thu thập các tổ cùng một cây và để vào cùng một túi để các tổ kiến này cùng một nhóm. Kiến chúa, kiến đực và kiến thợ đều có mật số cao nhất từ tháng 7 đến tháng 10, đây cũng là thời điểm thích hợp để thu thập tổ kiến. Thả ít nhất 2 tổ đặt vào các chảng ba, chảng tư của cây.

Vào mùa khô, mùa lạnh kiến thường bỏ đi vì thiếu thức ăn, vì thế phải cho kiến vàng ăn thêm bằng cách treo ruột gà, vịt, đầu cá… lên cây. Nhưng đừng cho ăn thường xuyên, chỉ nên cho ăn vài ba tháng một lần vì khi ăn nhiều chúng sẽ sinh thói làm biếng và không chịu đi săn. Về điểm này, chúng thật giống con người.

Để kiến có thể phát triển và tản đều khắp vườn, cần tạo đường dẫn cho kiến di chuyển từ cây này sang cây khác để săn mồi và làm tổ bằng cách giăng dây hay gác cây từ cây này sang cây kia để chúng men theo đó mà mở rộng phạm vi xâm lấn.

Kiến vàng thích nghi được trên tất cả các loại vườn: độc canh, xen canh và vườn tạp. Tuy nhiên, ở các vườn cây như mận, xoài, cóc hay bình bát, quao, gòn trên bờ mương xung quanh vườn thì mật số kiến vàng nhiều hơn.

Kiến vàng cực kỳ nhạy cảm với thuốc trừ sâu, vì thế nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học. Để nuôi dưỡng kiến vàng có hiệu quả cần chú ý mật độ kiến phải đủ, phát tán đều trong vườn và ổn định quanh năm.

Nguồn: https://traceverified.com/

Tìm hiểu thêm: Thiên địch – chiến binh thầm lặng bảo vệ cây trồng của chúng ta

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tác dụng của phân bón trong trồng trọt

Phân bón trong trồng trọt là khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Nếu như cuộc sống của con người ngoài việc cần không gian để hít thở, thì cần phải bổ sung thức ăn, nước uống và cả tri thức để có thể duy trì sự sống và phát triển bản thân. Cây trồng cũng vậy, ngoài những yếu tố thiên nhiên thì nó cần được con người bổ sung các loại thức ăn để cây có thể phát triển một cách bền vững nhất, vậy:

Phân bón là gì?

Phân bón có tác dụng như thế nào đối với đời sống cây trồng?

1. Phân bón là gì?

Phân bón là những chất, hợp chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm thức ăn cho cây trồng. Chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao.

Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.

Trong phân bón có chứa những chất dinh dưỡng như đạm (N), lân (P), kali (K).

Một số loại phân bón thường dùng

Phân bón được chia làm 3 nhóm: 

  • Phân bón hữu cơ
  • Phân bón hóa học
  • Phân bón vi sinh

Phân bón hữu cơ:

Là các loại phân được tạo từ các chất có nguồn gốc tự nhiên (không qua chế biến công nghiệp): Bột photphoric, phân xanh, phân chuồng hoai mục,…

Phân bón hóa học:

Là các loại phân bón đã được qua chế biến công nghiệp. Như: Phân ure, phân lân nung chảy, phân hỗn hợp NPK…

Phân bón vi sinh:

Là các loại phân bón được áp dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất phân. Trong phân có đưa vi sinh vật vào phân để cải thiện hệ vi sinh vật đất nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời giải quyết một số vấn đề như: Cung cấp kháng sinh phòng ngừa sâu bệnh, kích thích sự phát triển của cây trồng. Tuỳ theo loại vi sinh vật mà tạo ra các loại phân vi sinh khác nhau: Phân vi sinh cố định đạm cộng sinh, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh cố định đạm tự do.

Lưu ý: Ngoài các loại phân bón kể trên, để cải tạo đất chua người ta thường dùng vôi.

2. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt

Tác dụng của phân bón đối với cây trồng

Phân bón đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong trồng trọt. Phân bón giúp:

  • Giúp cây cối tươi tốt, khỏe mạnh.
  • Làm tăng độ phì nhiêu của đất
  • Tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
  • Cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng
  • Bón phân hợp lý, cân đối sẽ giúp năng suất cây trồng tăng cao, phát triển tốt, hạn chế sâu bênh hại, nâng cao chất lượng nông sản..

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây.

Tìm hiểu về các loại phân bón trong trồng trọt tại đây

3. Tác động của phân bón đến môi trường

Ngoài những tác dụng của phân bón đối với trồng trọt, việc sử dụng phân bón cũng tác động không nhỏ đến môi trường.

  • Bón phân quá nhiều sẽ gây dư thừa phân bón trong đất, nhất là phân bón vô cơ. Các chất độc có trong các loại phân bón sẽ theo nguồn nước thấm sâu vào đất, khiến đất trở nên chai cứng, gây ô nhiễm đất, nguồn nước.
  • Do công nghệ chế biến thô sơ, các chất thải ra môi trường không được xử lý đảm bảo gây nên mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, đất, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.
  • Ngày nay lượng phân bón quá lớn được bón trong trồng trọt gây ảnh hưởng lớn đến giá trị, chất lượng cây trồng, gây hại cho người sử dụng.
  • Lượng phân bón thất thoát bị nước rửa trôi, dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Một lượng nhỏ bay hơi gây ô nhiễm không khí.

Việc sử dụng phân bón quá liều lượng, bón phân không hợp lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến với con người, môi trường. Bà con nên biết cách sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp nhiều loại phân lại với nhau, sử dụng với liều lượng phù hợp tránh gây ra hiện tượng thất thoát, gây ô nhiễm và tốn kinh phí.

Việt Nam đang chuyển mình hướng tới một nền Nông nghiệp bền vững vì nhận ra được tác hại của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ hay phân bón vi sinh thì giấc mơ nông sản Việt vươn tầm thế giới sẽ là giấc mơ không còn xa nữa.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Nấm bệnh trong đất và nguyên nhân khiến cây bị thối rễ

Trong đất tồn tại rất nhiều loại nấm khuẩn gây hại đến cây trồng. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là 2 loại nấm Phytophthora và nấm Fusarium.

1. Nấm Phytophthora và Nấm Fusarium là gì?

Nấm Phytophthora được biết đến là loài chuyên phá hoại thực vật. Là loại nấm khá phổ biến của lớp Oomycetes thuộc họ Pythiacea, bộ Pernoporales. Sợi nấm không màu, không vách ngăn, đơn bào, kích thước không đều, túi bào tử có hình trứng và hình quả chanh, trên đầu có nuốm hoặc không có nuốm, không màu, trong suốt. Bào tử hình cầu hoặc hình thận có hai lông roi, di chuyển rất nhanh trong nước, nhiệt độ thích hợp để nấm sinh trưởng và phát triển từ 25 – 30oC.

Nấm Fusarium là chi lớn nhất trong Tuberculariaceae, chúng hoại sinh hoặc ký sinh trên nhiều cây trồng, cây ăn trái và rau. Nó là nguyên nhân chính làm héo rũ cây chủ. Hệ sợi nấm lan toả khắp mô mạch và lấp kín mạch gỗ. Sự lấp mạch gỗ sẽ cản trở quá trình chuyển vận nước làm héo cây, Fusarium cũng sản xuất một số chất độc tiết vào mạch dẫn cây chủ cũng có thể gây héo rũ, nhiều loài thực vật bị Fusarium tấn công. Fusarium có hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm thường không màu, chuyển màu nâu khi già. Hệ sợi nấm sản sinh độc tố tiết vào hệ mạch gây héo cây chủ.

2. Phytophthora và Fusarium gây hại gì cho cây?

Phytophthora và Fusarium là hai tác nhân chính gây ra bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi.

Cơ chế hoạt động của nấm Phytophthora và Fusarium

Khi nấm Fusarium solani tương tác với tuyến trùng, tuyến trùng tấn công làm rễ tổn thương sau đó nấm Fusarium mới tấn công vào.
Cũng có thể do nấm Phytophthora tấn công rễ trước tạo nên vết thối sau đó nấm Fusarium tấn công vào sau gây ra bệnh vàng lá thối rễ.
Khi cây bị ngập úng trong thời gian dài, rễ sẽ sản sinh ra các chất độc gây hại trực tiếp lớp vỏ cây. Tạo ra các vết thương cơ giới để nấm xâm nhập vào gây hại cho cây trồng.

Điều kiện phát triển bệnh:

Nguyên nhân do tuyến trùng, rệp sáp đất và nhện hại rễ tạo ra các vết thương trên bộ rễ, làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hợp nấm (Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia) xâm nhập và gây hại.

Đất vườn có thành phần sét, không được bổ sung phân hữu cơ nên dẻo quánh trong khi thừa nước khiến vườn bị oi nước trong mùa mưa và chai cứng trong mùa nắng.

Khi đất bị khô nứt trong mùa nắng làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thống rễ và tạo điều kiện cho các loại dịch hại trong đất tấn công.

Đất vườn cũ, vườn thiếu chăm sóc, không được phù sa bồi đắp, đất bị chua, có độ pH thấp dưới 5.0, thiếu vi lượng bệnh dễ xuất hiện và xảy ra trầm trọng hơn.

Vườn lạm dụng phân hóa học, ít dùng phân hữu cơ, không bón vôi cho đất cũng là điều kiện giúp bệnh phát triển và gây hại nặng. Vườn xử lý ra hoa (nghịch vụ) bằng biện pháp xiết nước khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh.

Triệu chứng:

Trên lá: Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước, sau đó đến lá trên.

Trên rễ: Nhánh cây bị bệnh hướng nào, thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

3. Biện pháp phòng trị bệnh do Phytopthora và Fusarium gây hại

Biện pháp canh tác:

Làm rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa để tránh ngập úng cục bộ.

Nên rải vôi trước khi trồng để loại trừ mầm bệnh có trong đất. Hàng năm nên cung cấp thêm vôi xung quanh gốc, quét vôi vào gốc cây trên 50cm vào cuối mùa nắng.

Chọn cây giống sạch bệnh. Tỉa cành, tạo tán cho cây ngay khi cây còn nhỏ. Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh.

Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Biện pháp sinh học:

Để có thể phòng chống nấm Phytophthora một cách bền vững chúng ta cần phải cân bằng được hệ vi sinh vật trong đất. Khi Phytophthora đang gây hại chứng tỏ chúng đang bị mất cân bằng. Cần bổ sung các chủng nấm đối kháng mạnh như ChaetomiumTrichoderma định kỳ vào đất để diệt trừ. Khi bổ sung nấm đối kháng cần đảm bảo pH không quá thấp, bổ sung chất hữu cơ để nấm có thể hoạt động một cách tốt nhất. Để phòng bệnh, bổ sung định kỳ 3 – 6 tháng.

Giảm áp lực lên rễ bằng cách cắt tỉa bớt cành vàng. Cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.

Cải tạo phần đất xung quanh tán để loại bỏ bớt mầm bệnh cũng như tạo độ tơi xốp cho đất giúp phục hồi rễ dễ dàng hơn.

Sử dụng các loại chế phẩm sinh học diệt trừ nấm và kích thích tái tạo lại bộ rễ đã được bà con tin tin dùng như: bộ giải pháp Wao Boom.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bón phân đúng cách và chế độ dinh dưỡng thúc trái từ A – Z

Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên để áp dụng hiệu quả bà con cần có kỹ thuật sử dụng phân bón phù hợp với từng loại đất, từng loại cây trồng.

1. Mục đích của việc bón phân cho cây trồng là gì?

Cây trồng được bón phân vì hầu hết các nguồn đất không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển một cách toàn diện. Việc bón phân sẽ giúp cây có đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu theo đúng yêu cầu của từng loại cây trồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển phù hợp với từng điều kiện cụ thể về khí hậu, đất đai, nước tưới và sâu bệnh hại; Bón phân để giúp cây phát triển tốt và cho hoa kết quả như mong đợi.

Với đất canh tác sử dụng phân bón nhằm duy trì, cải thiện và nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ cho đất. Cải tạo đất đai ngày càng tốt lên, đảm bảo cây trồng nói riêng và nền nông nghiệp nói chung phát triển một cách bền vững.

2. Nguyên tắc sử dụng phân bón

Thứ nhất, Đúng phân:

Dựa theo yêu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn, từng loại cây trồng, đặc điểm của đất đai để lựa chọn những loại phân thích hợp, tránh thiếu hụt hay dư thừa phân bón. Ví dụ như giai đoạn nuôi trái cây cần phân bón chứa nhiều kali để tích lũy các chất hữu cơ như tinh bột, protein về hạt, củ, quả. Các loại đất nghèo mùn, đất chai cứng, bạc màu cần bón các loại phân hữu cơ vi sinh để bổ sung mùn, các chất hữu cơ, các vi sinh vật có tác dụng trong việc cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

Thứ hai, Sử dụng phân bón đúng thời điểm, đúng lúc:

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng gồm nhiều giai đoạn, và mỗi giai đoạn lại yêu cầu sử dụng các loại phân bón khác nhau.

Cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng trong suốt tất cả các giai đoạn, trong suốt chu kỳ sống của mình. Vì thế, để phân bón phát huy hiệu lực cao nhất, cần chia phân bón ra nhiều lần bón, bón đúng lúc mà cây cần. Nếu bón dư thừa cây không hấp thu hết, phân bón sẽ bị rửa trôi, bốc hơi gây lãng phí hoặc ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Thứ ba, Sử dụng phân bón đúng lượng:

Đối với cây trồng phân bón không được thiếu cũng không được thừa, chỉ cần đủ mới phát huy được hiệu quả tốt nhất.

Thứ tư, Sử dụng phân bón đúng phương pháp đúng cách:

Tùy thuộc vào loại phân mà có những kỹ thuật sử dụng khác nhau. Có loại chuyên dùng cho bón lót, có loại chuyên cho bón thúc, có loại rải trên mặt đất, có loại vùi sâu xuống đất.

Thứ năm, Sử dụng phân bón đúng thời tiết:

Thời tiết có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng phân bón. Trời mưa nhiều phân bón có thể bị rửa trôi gây thất thoát phân bón, cây không sử dụng được. Thời tiết nắng nóng phân bón có thể bị bốc hơi do xảy ra các phản ứng hóa học gây thất thoát phân bón.

3. Quy trình bón phân cung cấp dinh dưỡng thúc trái

Trong 3 tháng đầu nuôi trái, để chống rụng sinh lý, giúp trái lớn nhanh, tránh được hiện tượng trái to – vỏ dày, tránh được hiện tượng cây bung đọt làm khô múi. Bà con cần phải bón phân đúng liều lượng và có một chế độ dinh dưỡng bổ sung kịp thời dinh dưỡng thúc trái .

Bón thúc là sử dụng phân bón trong khi cây đang sinh trưởng, phát triển với mục đích cung cấp đủ và kịp thời các dưỡng chất cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao.

Bón thúc lần 1 và lần 2 liều lượng bón khuyến cáo như sau:

  • NPK 2-1-2 100g/gốc, nếu bón 16-16-8 thì nên kết hợp thêm Kali sunfat (K2SO4), liều lượng khoảng 20g/gốc.
  • Canxi nitrat CaNO3: 10g/gốc.

Cách bón: đảo đều sau đó rải đều xung quanh tán cây, cách gốc tối thiểu 80cm – 1m sau đó tưới ẩm nước. Lần thứ 2 bón cách lần 1 đúng 1 tháng.

Lưu ý: trước khi bón, nghỉ tưới nước 1 – 2 ngày.

Chế độ dinh dưỡng thúc trái bổ sung

Giai đoạn nuôi trái là giai đoạn đặc biệt quan trọng, vậy nên để dưỡng trái tốt, giúp
vận chuyển dinh dưỡng về trái nhanh, nhiều hơn, giúp trái lớn nhanh, nặng ký, bóng đẹp, chống suy kiệt cây cần bổ sung cho cây một số chất dinh dưỡng sau:

Tham khảo thêm một số quy trình xử lý phân bón cần thiết

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách ủ chuối làm phân bón kali bón và phun cho cây trồng

1. Nguyên liệu:

+ 1 lít chế phẩm men vi sinh ủ chuối + 40 lít nước.

+ 50kg Chuối xay nhỏ hoặc băm nhỏ cho vào phi.

2. Cách ủ

Cho Chế phẩm men vi sinh và chuối và các phụ phẩm hoa quả vào phuy nhựa 200 lít. Đảo đều rồi đậy kín, ủ ở nơi khô ráo thoáng mát.

Chuối băm nhỏ hoặc xay nhỏ trộn đều với hỗn hợp

Trong quá trình ủ, khối ủ sẽ sinh khí rất mạnh. Vì thế, trước khi ủ bà con nên thiết kế một van thông khí.

Khoảng 2 tuần sau, mở nắp ra bổ sung thêm Chế phẩm vi sinh và lượng nước vừa đủ vào trong phuy chứa. Sao cho thể tích dung dịch chiếm 70-80% phuy chứa và tiếp tục đảo đều.

Thời gian ủ giao động từ 5-7 tuần, tuỳ vào điều kiện khí hậu. Dịch chiết từ phân ủ chuối có mùi thơm của sản phẩm lên men. Nước lên men có màu cánh gián.

3. Tác dụng của phân ủ chuối

– Nguồn kali và phốt pho tự nhiên cho cây trồng:

Kali và photpho là 2 nguyên tố hóa học đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Vỏ chuối là nguồn cung Kali, phốt pho dồi dào và đặc biệt là sau quá trình lên men thì các hợp chất này mang đến tác dụng hiệu quả hơn. Trong quá trình canh tác, người trồng cây luôn phải chú ý và kiểm soát lượng vi chất kali và phốt pho ở mức vừa đủ để cây đảm bảo đủ chất.

Việc dư thừa hoặc thiếu các chất này sẽ khiến cho quá trình sinh trưởng của cây bị yếu với các biểu hiện vàng lá, úng rễ, xuất hiện các đốm nâu trên lá cây.

– Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng:

Với các loại phân bón công nghiệp hoặc các loại phân bón từ động vật, thường có các tạp chất gây ảnh hưởng đến các loại vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Các loại vi sinh vật có lợi có tác dụng kích hoạt các loại chất dinh dưỡng. Cũng như dẫn truyền để nuôi cây tốt hơn.

Tuy nhiên, hệ vi sinh vật này chỉ có trong hỗn hợp phân bón ủ từ vỏ chuối có sử dụng Men vi sinh. Đây là một chế phẩm sinh học được sử dụng trong nông nghiệp để kích thích quá trình lên men khi ủ phân bón. Việc kết hợp giữa men vi sinhvỏ chuối không chỉ đẩy nhanh quá trình tạo phân bón. Mà còn tăng cường hiệu quả khi sử dụng cho cây trồng.

– Phân ủ chuối giúp đuổi côn trùng có hại cho cây trồng:

Chế phẩm từ vỏ chuối không những là phân bón giàu dinh dưỡng. Mà còn giúp xua đuổi côn trùng có hại cho cây trồng. Mùi hương phân bón từ vỏ chuối sẽ khiến cho những loài động vật như ruồi giấm, kiến, muỗi phải tránh xa cây trồng của bạn.

Với phương pháp này bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề côn trùng phá hoại cây trồng trong vườn. Mà còn giúp tiết kiệm chi phí bón phân cũng như tránh được các tác dụng phụ từ chất hóa học so với sử dụng phân bón công nghiệp.

4. Cách sử dụng phân ủ chuối


Do phân ủ chuối có độ kali hữu cơ cao nên cần hoà với nước ra để sử dụng. Tưới gốc hoặc phun : Pha với tỷ lệ 1:100. Phun qua lá: Pha với tỷ lệ 1:200
Sử dụng tưới hoặc phun vào sáng hoặc chiều tối, tránh ánh mặt trời trực tiếp để đem lại hiệu quả cao nhất.

Lưu ý: Nên sử dụng nhiều trong giai đoạn tạo quả và tăng độ ngọt cho hoa quả.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bí quyết chăm sóc cây cảnh đón Tết Nguyên Đán

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán. Người người nhà nhà đang tất bật sắm sửa cho dịp lễ tết. Từ xưa đến nay, chơi hoa là thú vui tao nhã không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đây cũng một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhưng làm cách nào để chúng ta có thể chăm sóc cây cảnh được xanh tươi mơn mởn để đón Tết ? Mời mọi người cùng đọc bài viết dưới đây.

Bí quyết chăm sóc cây cảnh để có những chậu cây rực rỡ khắp khu vườn vào ngày Tết.

1. Cắt tỉa thường xuyên:

Đây là việc đầu tiên cần làm cho quá trình chăm sóc cây cảnh ngày tết. Cắt tỉa bỏ lá úa, cành khô để cành luôn được trông xanh mượt. Việc tỉa bớt những cành nhỏ, héo làm cho cây thông thoáng hơn, tạo điều kiện để dinh dưỡng của cây được tập trung nuôi những cành khác mạnh khỏe hơn, cũng như hạn chế được sâu bệnh hại trên cây.

2. Trồng cây nơi có nhiều ánh sáng:

Trồng cây nới có nhiều ánh sáng sẽ giúp cây phát triển tốt. Bạn nên đặt chậu cảnh ở những nới thoáng mát và đón được nhiều ánh sáng mặt trời để cây có thể quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và đẹp vào dịp tết sắp tới.

3. Thay đất cho chậu:

Trồng cây trong chậu một thời gian, đất sẽ bị chai và không còn nhiều dinh dưỡng do đó chúng ta nên thay đất cho chậu. Bạn nên chọn loại đất, giá thể trồng tơi xốp, thông thoáng khí. Nếu trồng trong chậu, nên lót bên dưới chút đất bột xơ dừa rồi đến đất thịt. Sau đó, phủ tiếp một lớp đất xơ dừa ở trên cùng. Như thế, chậu cây vừa sạch sẽ, vừa không úng nước. Bạn có thể bổ sung thêm phân bón sinh  học Trichoderma, K-humic vào giá thể trồng mới cho quá trình cải tạo đất, giá thể luôn được thông thoáng, tơi xốp. Đồng thời kích rễ, tiết kiệm được thời gian cho việc thay đất trồng cho chậu.

4. Bón phân bổ sung chất dinh dưỡng:

Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng là điều cần thiết để cây có thể tươi xanh vào dịp tết, những cũng không nên lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học, cây dễ bị ngộ độc, héo rồi dẫn đến chết cây. Đối với cây trồng trong chậu nên bổ sung phân bón hữu cơ, để cây có thể hấp thu chất dinh dưỡng cân đối và chậm rãi. Sử dụng phân sao đỏ để bổ sung cho cây là hoàn toàn phù hợp, phân sao đỏ là phân hữu cơ vi sinh 100% nguyên chất có thể bón trực tiếp cho cây mà hoàn toàn không gây nóng cây.

Ngoài ra trong phân có nguồn vi sinh vật lớn và đa dạng giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng khó tan của phân hóa học bón trước đó sang dạng dễ hấp thu để cây có thể toàn bộ chất dinh dưỡng mà chúng ta bổ sung cho cây. Tốt nhất, nên bón một hoặc hai lần/tháng. Tưới đẫm nước sau khi bón để hoà tan đều trong đất, giúp rễ dễ dàng hấp thu. Sau khi bón, nên để chậu nơi thông thoáng. Nếu làm trong vườn, nên bón vào buổi sáng, tránh lúc trưa nắng gắt.

5. Chăm sóc cây cảnh bằng việc Tưới nước cho cây:

Việc cung cấp độ ẩm cho cây là điều cần thiết để chậu cây cảnh có thể tươi xanh vào dịp tết nguyên đán này, do đó cần chú ý đến nguồn nước tưới cho cây đảm bảo giá thể luôn đủ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.