Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi

Không chỉ ngon, đạt hiệu quả kinh tế cao mà ổi còn có rất nhiều công dụng như chữa bệnh và làm đẹp. Cây ổi khỏe mạnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, thu hoạch chỉ sau 2 năm đối với trồng cây ghép gốc. Sau đây là kỹ thuật trồng ổi bà con có thể tham khảo:

ky-thuat-trong-cay-oi (1)
Nắm vững kỷ thuật trồng ổi cho vựa mùa bội thu!

Đặc tính cây Ổi

– Ánh sáng : Ổi là loài ưu ánh sáng, nhiều nắng cây sẽ sai quả.

– Nhiệt độ : Cây ổi là cây chịu được nhiệt độ cao.

– Độ ẩm : Là cây ưa độ ẩm.

 

1. Chọn giống:

Các giống ổi được trồng chủ yếu là: Ổi Thái Lan, ổi xù (Bo xù), ổi Bo (Bo tròn, Bo cao thành)…

– Giống và gốc ghép có nguồn gốc rõ ràng, sản xuất tại các cơ sở được nhà nước cấp phép.

– Số lượng cây giống cho 1 sào bắc bộ là 50-54 cây.

 

2. Đất trồng:

– Đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50cm. Đất phù sa đặc biệt tốt cho cây ổi phát triển.

– Đào hố trồng: 50x50x50cm

– Bón lót trước khi trồng mỗi gốc 10-15kg phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm TRICODERMA + 0,5-1kg Supe Lân + 0,1kg Kali trộn đều với lớp đất mặt.

– Đào hố bón lót phân trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

 

3. Cách trồng:

– Tạo một lỗ nhỏ giữa hố đào, xé túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố. Đặt bầu cây giống vào sao cho rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2-3cm. Lấp đất lại và dùng tay nén chặt xung quanh gốc.

– Ủ gốc giữ ấm cho cây trồng bằng rơm rạ hoặc bèo tây…

Thời vụ trồng:

– Ở miền Bắc cây ổi chủ yếu được trồng vào vụ hè ( từ tháng 3-5 ), vụ hè thu ( tháng 8-10 ).

– Miền Nam trồng vào đầu mùa mưa ( tháng 5-6 ).

– Mật độ trồng: hàng cách hàng 2,5 – 3m , cây cách cây 2,5 – 3m. Tương đương 1.400 – 1.500cây/ha.

Bón phân:

– Sau khi trồng 1 tháng bón nhử (1 gốc 0,2-0,3kg NPK 16-16-8 hoặc 13-13-13). Sau đó bón định kỳ 1 tháng 1 lần 0,1-0,2kg/cây NPK 16-16-8 cho đến khi cây cho quả bói.

Phương pháp bón phân:

Hòa phân vào nước tưới xung quanh gốc. Lượng phân, thời điểm bón tùy vào giống ổi sẽ khác nhau. Năng suất lượng quả tăng lên thì lượng phân tăng lên tương ứng.

– Giai đoạn ổi cho quả năm thứ nhất (cuối tháng 4) sau khi cắt tỉa cành cần bón thúc cho cây ra lộc, ra hoa.

Lượng phân: 50kg Supe Lân + 10kg Đạm Ure + 5kg Kali/sào.

– Giai đoạn ra hoa, đậu quả (tháng 5 đến tháng 12) . Định kỳ 2 tháng bón phân 1 lần nuôi quả.

Lượng phân: 5kg NPK/sào.

4. Chăm sóc:

– Cần đặc biệt tưới nước đầy đủ cho cây thời kỳ ra hoa, thời kỳ cây mang trái.

– Cây ổi không ưu nước. Tuyệt đối không để ngập úng, khi gặp mưa lớn phải tháo nước kịp thời.

– Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng và lây lan dịch bệnh.

– Khi quả có đường kính 2-2,5cm cần tiến hành bao trái để phòng sâu bệnh .

ky-thuat-trong-cay-oi (3)
Tuy gốc còn ít tuổi nhưng cành cây quả luôn sai quả!
ky-thuat-trong-cay-oi (2)
Giai đoạn thích nhất là giai đoạn thu hoạch quả ổi!

5. Thu hoạch:

– Cách ly thuốc BVTV và kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch 10-15 ngày

– Thu hoạch tốt nhất là thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối

– Thu hoạch lúc Ổi đạt độ chín sinh lý để bảo quản được lâu và chất lượng quả tốt hơn

– Dụng cụ thu hoạch như dao, kéo phải sắc, bén và được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng

– Quả sau khi cắt phân loại sơ bộ vận chuyển về nhà đóng gói càng sớm càng tốt

– Sản phẩm sau thì hoạch hạn chế tiếp xúc với đất, hạn chế để qua đêm

 

Bài biết liên quan:

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

>>Tăng tỉ lệ đậu trái và giảm rụng quả non trên cây có múi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.