Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng cây sầu riêng

Từ miền trung trở vào phía nam ở các vùng đất thịt, đất đỏ bazan (Tây Nguyên), đất phù sa (ĐBSCL) là những nơi thích hợp nhất để trồng cây sầu riêng. Ở phía bắc cũng có thể trồng nhưng do điều kiện khí hậu không thích hợp nên cây sầu riêng thường phát triển không ổn định, kém phát triển hơn. Trồng cây sầu riêng không khó nhưng cần lưu ý một số điểm sau đây:

Chăm sóc cây sầu riêng

Để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt đất trồng phải đảm bào thoát nước tốt, đất không ngập úng hoặc nhiễm mặn. Kết cấu đất phải tơi xốp, giàu mùn hữu cơ, tầng đất canh tác ít nhất phải được 1m. PH đất từ 5 – 6 là thích hợp nhất. Nếu là đất phù sa cần phải đắp mô đào mương để hạn chế ngập úng.

Cây sầu riêng cần 2 mùa mưa nắng rõ rệt để có thể cho năng suất cao. Nắng nóng không quá dài và lượng mưa từ 1500 – 2000mm/năm là có thể trồng sầu riêng.

Là cây thân gỗ, tán rộng nên cây sầu riêng cần độ thông thoáng và nhiều ánh sáng để có thể tự do phát triển. Nên trồng cây sầu riêng với mật độ thưa và trồng cây che phũ xung quanh vườn để tránh gió làm gãy cành cũng như tăng tỉ lệ đậu quả cho cây sầu riêng.

Chuẩn bị đất trồng sầu riêng:

Quy hoạch khoảng cách trồng sầu riêng:

Trồng theo hình ô cờ 8 x 8m hoặc 8 x 10m đối với vườn độc canh cây sầu riêng. Trồng xen sầu riêng với vườn cà phê, ca cao cần khoảng cách 9 x 9m hoặc 9 x 12m để cây có không gian phát triển tốt.

Đào hố trồng – bón lót:

Đào hố trồng 60 x 60 x 60cm, nếu có điều kiện nên đào bằng máy múc để cho đất xốp nhất có thể.

Phân bón lót: Phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma 25 – 30kg, lân bột + NPK 0,5 – 0,7kg trộn đều với đất mặt lấp đầy hố. Tưới nước đều đặn 15 – 30 ngày trước khi trồng. Nếu cần xử lý vôi thì nên xử lý trước khi bón lót 1 tháng để vôi không giết chết vi sinh trong phân chuồng.

Thời vụ trồng:

Cây sầu riêng có thể trồng vào các thời điểm quanh năm nếu đáp ứng được nguồn nước tưới. Thời điểm thích hợp nhất trong năm là đầu mùa mưa. Tránh trồng vào thời điểm mưa nhiều dễ gây ra hiện tượng nghẹt rễ khiến cho cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển kém.

Kỹ thuật trồng sầu riêng:

Sau khi chuẩn bị đất trồng được 15 – 30 ngày chúng ta sẽ thể tiến hành đặt cây con xuống hố.

Trước khi đặt cây tiến hành đào một hố nhỏ bằng kích thước bầu, chiều sâu bằng 1/3 bầu. Đặt bầu xuống và vun đất  2/3 bầu còn lại. Cách trồng này có thể chống được nấm Phytophthora xâm nhập cổ rễ vào mùa mưa. Khi trồng cần nhẹ tay cắt bỏ lớp nilon bầu ươm, tránh làm vỡ bầu. Chú ý rễ trong bầu nếu thấy cong hoặc xoắn cần thay thế bằng cây con khác tốt hơn.

Sau khi trồng xong cần tưới nước giữ ẩm cho cây thường xuyên. Dùng lưới đen che chắn ánh sáng 2 hướng mặt trời mọc và lặn để tạo ánh sáng phù hợp cho cây sầu riêng con phát triển, tránh trường hợp cây bị sốc nhiệt.

Lưu ý: sau khi trồng cần dùng cọc cắm chéo 60 độ so với mặt đất để cố định cây tránh đổ ngã.

Chăm sóc sau khi trồng:

Bón phân: Trong 1 năm đầu tiên chỉ nên bón bổ sung phân chuồng hoai mục. Bón đều xung quanh tán cây, tránh không bón vào gốc để hạn chế nấm bệnh xâm nhập gốc.

Tưới nước: Cây con cần được tưới nước đầy đủ để giảm tỉ lệ cây chết cây. Tưới nước giúp cây khỏe và nhanh cho trái. Mùa khô 7 – 10 ngày tưới nước 1 lần, cần thiết nên tủ gốc để giữ ẩm tốt cho đất. Vào mùa mưa cần chú ý vấn đề tiêu nước.

Làm cỏ: Thường xuyên dọn cỏ thông thoáng, đặc biệt là phần gốc. Tránh cỏ dại rậm rạp dễ phát sinh các bệnh nấm và côn trùng ẩn nấp tấn công cây.

Tỉa cành, tạo tán: Trong năm thứ hai, thứ ba khi cây chưa cho trái cần tỉa bỏ những cành bị che khuất, cành yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất. Chỉ để 1 ngọn với các cành ngang khỏe mạnh phân bố đều trên thân chính. Quét sơn hoặc nước vôi trong cho các vết cắt có đường kính lớn hơn 1cm.

Lưu ý: Tỉa cành xong mới tiến hành bón phân.

Xem thêm: >> Phòng trừ nấm Phyhtopthora gây bệnh trên cây sầu riêng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.