Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỷ thuật xử lý Bệnh Nấm Cuống Hại Nho

Hiện nay, bệnh nấm cuống nho đang phát sinh gây hại phổ biến trên vùng nho Ninh Thuận. Nhiều vườn nho bị hư hại nặng, thiệt hại lớn đến năng suất.

ky-thuat-xu-ly-benh-nam-cuong-hai-nho (3)
Các nhà khoa học đang xuống hiện trường kiểm tra vườn nho

1. Nhận dạng:

Bệnh nấm cuống hay còn gọi là bệnh thối cuống trên trái nho đúng như tên gọi. Bệnh này chủ yếu gây hại trên cuống trái, từ khi bắt đầu ra hoa đến khi trái lớn và chín. Bệnh hầu như không gây hại trên lá và trái như các bệnh sương mai, phấn trắng. Quan sát trên cuống chùm hoa hoặc cuống chùm trái sẽ thấy những vết màu nâu, lúc đầu hơi ướt, về sau làm khô teo một đoạn cuống, gây tắc mạch dẫn nước và dinh dưỡng. Tuỳ theo vết bệnh xuất hiện ở cuống lớn hay cuống nhánh, cuống nhỏ mà làm héo từng phần hay toàn bộ chùm hoa, chùm trái, làm giảm năng suất đáng kể. Ngoài ra, nấm bệnh còn tiếp tục phá hại cuống trái nho trong quá trình bảo quản và vận chuyển làm rụng và thối trái.

2. Tác nhân gây bệnh:

Bệnh này do một loại nấm  có tên khoa học là Diplodia gây ra. Nấm này cũng là tác nhân gây bệnh khô đọt và thối cuống trái xoài rất phổ biến. Nấm tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh vụ trước.
ky-thuat-xu-ly-benh-nam-cuong-hai-nho (2)
Nông dân đang kiểm tra tình trạng vườn nho

3. Điều kiện nấm phát sinh, phát triển:

a. Thời tiết khí hậu ở vùng trồng nho Ninh Thuận nói chung quanh năm đều thích hợp cho nấm cuống phát sinh. Tuy vậy bệnh thường phát sinh nhiều trong các tháng mùa mưa, ẩm độ không khí cao hoặc vào những ngày có sương mù nhiều. Do nấm bệnh gây hại trên cuống trái nên trong suốt quá trình từ  khi cây nho ra hoa đến khi trái chín đều có thể gặp.
b. Giống: Theo một số kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế  của bà con nông dân trồng nho ở Ninh Thuận trong các giống nho trồng phổ biến hiện nay có giống Nho xanh NH-01-48 và giống Nho đỏ Cardinal bị nhiễm bệnh tương đối nặng, các giống Black Queen, giống nho tím truyền thống có biểu hiện ít bị nhiễm hơn.
c. Giàn nho: Ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của bệnh là điều kiện khí hậu trong vườn nho. Ở Ninh Thuận bà con thường làm giàn nho theo kiểu mái nhà, kiểu này cho năng suất cao nhưng làm cho vườn kém thông thoáng, ít ánh nắng và ẩm độ cao, là những điều kiện rất thích hợp cho nấm bệnh phát triển. Lá nho rơi rụng nhiều trong vườn cũng là nguồn tồn tại và lan truyền nấm bệnh quan trọng. Ngoài ra mật độ trồng và cách bón phân không thích hợp làm cho vườn nho quá um tùm rậm rạp cũng làm cho bệnh nặng thêm. Đây là những vấn đề cần chú ý để áp dụng trong việc phòng trừ bệnh.
ky-thuat-xu-ly-benh-nam-cuong-hai-nho (1)
vườn nho chín đều khi sử dụng chế phẩm sinh học (ảnh minh hoạ)

4. Biện pháp phòng trừ :

a. Trồng giống nho có năng suất và chất lượng cao nhưng cũng phải có khả năng kháng bệnh.
b. Bón phân, tỉa cành tạo tán và vệ sinh vườn thông thoáng  để hạn chế nguồn nấm bệnh trên thực vật tồn dư có thể lây nhiễm trở lại trên cây.
c. Khi cây nho bắt đầu nhú hoa cho đến khi trái lớn nên phun thuốc phòng  trừ  nấm 2-3 lần/vụ. Các loại thuốc trừ nấm bệnh có hiệu quả cao với nấm bệnh này là : Thio-M 70WP, Thio-M 500SC, Saizol 5SC, Copforce Blue 51WP, Bendazol 50WP. Sử dụng luân phiên các loại trên theo hướng dẫn trên bao bì.
d. Các loại thuốc này ít độc hại với người, song khi phun thuốc cũng cần áp dụng các biện pháp an toàn và đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn để không ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.