Hiện nay chế phẩm sinh học đang dần trở nên quen thuộc với người nông dân. Việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học, bón phân hữu cơ hiện đang là xu hướng. An toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường mà vẫn đạt năng suất cao, sản phẩm chất lượng tốt. Hướng đến một nên nông nghiệp sạch, một nền nông nghiệp bền vững.
- Ứng dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt
1. Vậy chế phẩm sinh học là gì ?
– Chế phẩm sinh học có tên tiếng Anh là Probiotics:
Pro + biotics (biosis) có nghĩa là “Thân thiện” + “sự sống” . Probiotics có nghĩa là dinh dưỡng chứa vi khuẩn hay nấm có ích. Hay còn gọi là “vi khuẩn thân thiện”.
Trước đây để tăng năng suất và giảm sâu bệnh trong trồng trọt, người dân thường sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học. Tuy nhiên việc sử dụng này chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà không đảm bảo thâm canh cây trồng bền vững. Vì các sản phẩm có nguồn gốc từ chất hóa học sẽ làm cho đất đai ngày càng thoái hóa. Dinh dưỡng bị mất cân đối, hệ sinh thái trong đất bị mất cân bằng, vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt. Tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước. Từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường.
Do đó trong nhiều năm trở lại đây, việc nghiên cứu và sản xuất chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ đã và đang được đẩy mạnh để thay thế phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Tăng cường khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học cho cây trồng.
2. Lợi ích của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt:
- Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như cây trồng, môi trường sinh thái.
- Giúp cân bằng dinh dưỡng, vi sinh vật… của hệ sinh thái trong môi trường đất.
- Có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Đồng hóa các chất dinh dưỡng trong đất, giúp cây trồng tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
- Tăng sức đề kháng cho cây trồng giảm thiểu sâu bệnh. Tiêu diệt côn trùng gây hại mà không gây hại đến môi trường như các thuốc BVTV có nguồn gốc từ hóa học.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ khó tiêu, phế phẩm nông nghiệp góp phần làm sạch môi trường.
3. Các nhóm sản phẩm chính của chế phẩm sinh học:
Nhóm ứng dụng cho phòng trừ dịch hại cây trồng:
– Nhóm này thường được gọi là thuốc BVTV sinh học. Có thể tiêu diệt và phòng trừ các sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu có khả năng gây hại cho cây trồng. Đây là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được sử dụng sớm nhất cho cây trồng.
– Ngoài việc có tác dụng tiêu diệt và phòng trừ dịch hại. Các chế phẩm sinh học còn có tác dụng trong việc phục hồi bộ rễ, tăng khả năng ra hoa và đậu quả cho cây trồng. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhóm dùng cho sản xuất:
Bao gồm phân bón hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh, sản phẩm điều hòa sinh trưởng cây trồng.
– Phân hữu cơ sinh học: Là phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ khác nhau. Dưới sự tác động của vi sinh vật các hợp chất hữu cơ sinh học được chuyển hóa thành mùn.
– Phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích không thấp hơn 1 x 106 CFU/gam (ml).
– Phân vi sinh: Là tập hợp một hoặc nhiều nhóm vi sinh vật, chúng được nhân lên từ các chế phẩm vi sinh và tồn tại trong các chất không vô trùng. Phân vi sinh được sản xuất và bón vào đất nhằm mục đích tăng lượng vi sinh vật có ích cho cây trồng. Chứa hàm lượng vi sinh vật có ích rất cao, nguồn dinh dưỡng hữu cơ, vô cơ và vi lượng trong phân thấp.
– Nhóm điều hòa sinh trưởng cây trồng: Gồm các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng.
Nhóm dùng cải tạo đất, xử lý phế phẩm nông nghiệp:
– Là các loại chế phẩm có nguồn gốc sinh học được đưa vào đất để cải tạo lý, hóa tính của đất (kết cấu đất, độ ẩm, hữu cơ, khả năng giữ nước,…) hoặc giải phóng đất khỏi những yếu tố bất lợi khác (kim loại nặng, vi sinh vật, hóa chất độc hại…). Làm cho đất trở nên tốt hơn có thể sử dụng làm đất canh tác cây trồng.
Các tin liên quan:
>>Thông tin các sản phẩm sinh học phục vụ trong nông nghiệp
>>Tìm hiểu thêm về Chế phẩm sinh học
>>Vai trò của phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong nông nghiệp
>>Kỹ thuật sữ dụng phân bón hữu cơ hiệu quả