Đăng bởi Để lại phản hồi

Rầy nâu- đối tượng cần đặc biệt quan tâm trong vụ Đông – Xuân.

Hiện tại ĐBSCLvụ lúa Đông Xuân 2018-2019 đã xuống giống cơ bản trên 971.000 ha với nhiều giai đoạn song song từ mạ đến trổ – chín. Với thực tế canh tác liên tục nhiều vụ lúa trong năm, đa dạng về trà lúa thì hệ sinh thái đồng ruộng cũng dần mất đi sự cân bằng, khiến dịch hại diễn biến ngày một phức tạp hơn.Đặc biệt là rầy nâu.

Một trong số đó chính là rầy nâu. Bà con cần hết sức thận trọng và phải chủ động tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhằm đối phó với loại dịch hại này để năng suất vụ mùa không bị ảnh hưởng.

Rầy nâu là loại côn trùng chích hút, thường sống tập trung dưới gốc lúa, có thể xuất hiện và tấn công trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt là đòng – trổ. Chúng luôn được các nhà chuyên môn và bà con nông dân xem là đối tượng nguy hiểm vì không dễ để phòng trị. Tác hại trực tiếp của rầy nâu là việc chích hút nhựa làm cây lúa suy kiệt, khi chích vào lúa, chúng sẽ để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng gây cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng. Chúng không chỉ chích hút mà còn tiết nước bọt làm phân hủy mô cây, khiến cây lúa dần khô héo do tắc nghẽn quá trình vận chuyển nhựa cây.

Ngoài ra, những nơi rầy đẻ trứng và cắn phá còn là môi trường phù hợp cho sự tấn công và phát triển của các đối tượng cơ hội như nấm và vi khuẩn. Nếu rầy gây hại nặng thì sẽ gây cháy rầy làm ruộng lúa khô héo. Hiện tượng cháy rầy đầu tiên có thể diễn ra ở một diện tích nhỏ chỉ khoảng vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ lan rộng rất nhanh chỉ trong vòng 1 – 2 tuần.

Bên cạnh đó, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn lúa cỏ. Đây là các loại bệnh rất nguy hiểm vì tính đến thời điểm hiện tại vẫn không có thuốc trị. Với khả năng di chuyển thì rầy nâu sẽ truyền virus gây bệnh từ ruộng nhiễm sang ruộng khỏe. Do đó, khi rầy nâu bộc phát sẽ là một nỗi lo rất lớn của bà con.

Để hạn chế sự thất thoát do rầy nâu gây hại bà con cần áp dụng đúng biện pháp trừ rầy và trang bị cho cây lúa một sức sống khỏe mạnh ngay từ đầu để có thể vượt qua áp lực bệnh hại khi chúng tấn công. Sau khi kết thúc mùa vụ và trước khi xuống giống tiếp tục bà con nhất định phải vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày, trục thật kỹ, dọn sạch mương dẫn nước, dọn sạch xác bã thực vật đặc biệt là lúa chét để rầy không có cơ hội lưu trú tại ruộng.Nên chọn giống xác nhận phù hợp với đặc điểm canh tác của vùng vì giống xác nhận sẽ đảm bảo cho bà con về độ sạch cũng như tỷ lệ nảy mầm, song song đó là gieo sạ với mật độ phù hợp vào khoảng 100-120 kg giống/ha hoặc 70-80kg nếu sạ hàng để vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo sự thông thoáng cho đồng ruộng.

Đặc biệt, bà con cần gieo sạ đồng loạt và tập trung theo chỉ đạo của cơ quan BVTV địa phương để né rầy. Đây là một giải pháp luôn được ưu tiên trong công tác phòng trừ rầy nâu, đã được nhiều nơi áp dụng với hiệu quả mang lại là rất cao. Ngoài ra, bà con nên bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa, tránh thừa dinh dưỡng vì sẽ thu hút dịch hại, thăm và theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nhằm phòng trị kịp thời. Bà con cũng cần bảo vệ và tăng cường hoạt động của các loài thiên địch ký sinh, giữ sự cân bằng sinh thái bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn đầu của cây lúa. Tuy nhiên, nếu bà con phát hiện rầy nâu đã tấn công đến mức độ trên 3 con/tép thì ngay lúc này cần phải nhanh chóng hạ áp lực gây hại bằng thuốc trừ rầy theo nguyên tắc 4 đúng.

Những bài đọc bạn có thể quan tâm :

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỊ NHỆN ĐỎ TRÊN CÂY ỚT

nhện đỏ trước mùa khô, cách lấy lại 3 phần năng suất trên cây có múi

Nguồn: nongngiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Khắc phục triệt để bệnh mốc sương trên cây cà chua

Bệnh mốc sương hay còn gọi là bệnh sương mai gây hại rất mạnh trên cây cà chua. Chúng gây hại trên cả thân lá và quả làm cho lá tím tái và teo tóp lại. Vết bệnh được phủ lớp nấm màu trắng như sương, mỏng và dễ lan rộng làm cho toàn bộ lá bị khô cháy. Bệnh cũng làm cho quả chuyển màu xám xanh, trái bị bệnh sượng không thể chín. Bệnh nặng sẽ làm cho cả quả, thân, cành đều bị thối thâm đen.

1. Nguyên nhân gây bệnh mốc sương

Bệnh mốc sương do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh mốc sương có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng thường gây hại mạnh vào vụ Đông Xuân, khi mà nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Đặc biệt, nếu xuất hiện sương mù nhiều thì bệnh sẽ gây hại nặng nề.

Tàn dư cây cỏ, rác thải vụ trước không được vệ sinh sạch sẽ trước khi xuống giống. Đất trồng chưa được xử lý sạch nấm bệnh.

Giống trồng đã nhiễm bệnh, giống kém chất lượng, không có khả năng kích kháng nấm bệnh.

Bón phân chưa cân đối, bón ít vi lượng nhưng lại quá nhiều đạ làm cho cây quá rậm rạp trong thời gian sinh trưởng.

Tưới tiêu không hợp lý khiến vườn luôn trong tình trạng ẩm thấp.

2. Triệu chứng bệnh mốc sương trên cây cà chua

Trên lá: Vết bệnh thường xuất hiện ở mép lá, là những đốm nhỏ màu xanh nhạt, hơi ướt. Vết bệnh lớn dần lan vào phía trong phiến lá, màu nâu, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá. Ở mặt dưới lá, vết bệnh có một lớp mốc trắng như sương (phân sinh bào tử). Bệnh nhẹ lá hơi bị cháy, bệnh nặng có thể làm toàn bộ phiến lá bị cháy khô.

 

Triệu chứng mốc sương trên thân cành cà chua
Triệu chứng mốc sương trên thân cành cà chua

Trên thân cành: có những đoạn dài màu nâu đen trên thân, lâu dần vết bệnh sẽ bị thối ướt. Chỗ bị bệnh thân thường teo tóp và dễ bị gãy, trên bề mặt có một lớp trắng bao phủ. Bệnh tác động xấu cản trở hoạt động sinh lý bên trong thân, làm cây yếu rồi chết dần.

Triệu chứng mốc sương trên trái cà chua
Triệu chứng mốc sương trên trái cà chua

Trên quả: Bệnh thường xuất hiện ở mặt trên của quả, trên quả có những đốm màu xanh xám, có vẻ ướt; vết bệnh lớn dần, chuyển sang màu trắng đục sau đó chuyển sang màu nâu, hơi lõm; quả nhăn nheo, có viền rõ và bên trong có thể bị thối. Bệnh nhẹ quả hơi nám và cứng, bệnh nặng quả không phát triển được, sau đó bị rụng.

3. Cách khắc phục

Điều trị bệnh sương mai thường có hiệu quả cao nhất trong giai đoạn cây mới bị dưới 5%. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhằm giải quyết kịp thời.

Khi đó, bà con sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun xịt ướt đẫm thân cành lá giúp tiêu diệt nấm bệnh và tăng đề kháng cho cây, giúp ngăn chặn nấm xâm hại gây bệnh. Bà con phun xịt 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày.

Đồng thời, bà con sử dụng WAO BOOM tưới ướt đẫm từng gốc để tiêu diệt nấm Phytopthora gây hại. Sau 7 ngày tưới nhắc lại lần 2 để đảm bảo hoàn toàn sạch nấm bệnh trong vườn.

4. Cách phòng trừ tổng hợp

Sử dụng giống cây khỏe mạnh:

Bệnh mốc sương có nguồn gốc chủ yếu từ giống, vì vậy bà con cần chọn giống kháng bệnh tốt.

Luân canh cây trồng:

Khi luân canh ngoài việc cải tạo và bồi dưỡng đất thì việc thay đổi ký chủ cũng làm cho nấm bệnh bị ức chế và không thể phát sinh phát triển.

Chọn thời điểm trồng:

Bệnh có khả năng xuất hiện mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, giai đoạn thời tiết nóng kèm theo độ ẩm thấp khiến cho nâm bệnh khó phát sinh gây hại. Đây là điều kiện ức chế với nhiều loại nấm bệnh, cho nên bà con cần sắp xếp kế hoạch sản xuất một cách hợp lý.

Vệ sinh vườn:

Tàn dư thực vật quanh vườn là nơi trú ngụ của nấm bệnh mốc sương, vậy nên bà con cần thường xuyên dọn dẹp, giúp vườn thông thoáng và nhận được nhiều ánh sáng.

Xử lý đất:

Đất trồng càn được phơi ải trong vòng 1 tuần. Bổ sung thêm phân chuồng ủ hoai và chế phẩm sinh học để tiêu diệt nấm bệnh tồn tại trong đât, giúp đất tơi xốp, giàu mùn. Bà con cso thể tham khảo bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM.

Cắt tỉa cành lá:

Trong suốt quá trình và sinh trưởng của cây, cần lưu ý giai đoạn trưởng thành khi cành lá phát triển đan xen vào nhau. Đây là điều kiện làm cho nấm bệnh phát triển gây hại. Vậy nên, bà con cần cắt tỉa thường xuyên, cắt tỉa phần cành lá thừa, không còn khả năng quang hợp để tạo môi trường thoáng khí cho vườn.

Tưới nước, bón phân hợp lý:

  • Nếu có thể bà con nên áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Hạn chế tưới thẳng lên mặt lá vào buổi sáng sớm và chiều tối có sương. Nếu tưới rảnh cần thoát nước tốt, lên luống cao, hạn chế tối đa ngập úng trong vườn cây.
  • Bón phân cân đối để cây trồng có sức đề kháng tốt. Nên ưu tiên sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, hạn chế bón thừa đạm.

Bệnh mốc sương tuy không gây chết hàng loạt nhưng có tác động xấu làm rụng lá, làm cho cây trồng còi cọc, giảm năng suất và chất lượng. Vậy nên, bà con cần thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sóm để có hướng giải quyết kịp thời.

Đọc thêm:

Yêu cầu tư vấn

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị ngộ độc hữu cơ trên cây lúa

1. TRIỆU CHỨNG

– Ngộ độc hữu cơ:

Thường xảy ra khi cây lúa từ 15-25 ngày tuổi, lá lúa bị vàng đỏ từ chóp lá lan xuống phía dưới, trên lá có nhiều vết màu nâu đỏ, có thể xen lẫn với triệu chứng đốm nâu, nếu quan sát kỹ sẽ thấy cây lúa bị lùn hơn và chồi cũng phát triển kém hơn cây lúa mạnh cùng lứa tuổi. Bứng bụi lúa lên rửa sạch sẽ thấy bộ rễ bị thối đen cả và ngửi thấy mùi hôi thúi.

ngo-doc-huu-co-tren-cay-lua
Hình ảnh : Lúa bị ngộ độc hữu cơ

2. NGUYÊN NHÂN

– Đất tích chứa nhiều chất hữu cơ, mà trong năm nếu không có thời gian cày ải phơi đất cho các chất hữu cơ này được biến hóa. Cộng thêm với rơm rạ của vụ lúa trước được trục nhận xuống. Trong điều kiện ngập nước, rơm rạ này cũng như chất hữu cơ có sẵn trong đất sẽ được phân hủy (mục rã ra) trong điều kiện không có không khí. Quá trình phân hủy này sẽ sinh ra các acid hữu cơ. Nếu nước trong ruộng không được lưu thông, các acid hữu cơ này sẽ đọng lại và thường tập trung xuống những chỗ trũng với nồng độ ngày càng cao và sẽ làm thối bộ rễ của các bụi lúa. Vì rễ lúa bị thối nên sẽ không hút được chất dinh dưỡng, cây lúa bị suy yếu và chết lụi dần nếu không được cải thiện. Đối với lúa sạ, triệu chứng đỏ lá chỉ xuất hiện vào khoảng 20 ngày sau khi sạ trở về sau, mặc dù rễ lúa đã bị thối từ trước. Đó là do trong 15 ngày đầu, mạ non sống nhờ vào chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt lúa giống. Từ ngày thứ 16 trở đi thì cây mạ sống nhờ vào bộ rễ của mình. Lúc bấy giờ, vì bộ rễ bị thối nên mạ bị thiếu dinh dưỡng và thể hiện triệu chứng trên.

3. ĐẶC TRỊ BỆNH : CHẾ PHẨM SINH HỌC “PHÂN HỦY GỐC RẠ”

Không nên để cho cây lúa bị ngộ độc hữu cơ và sắt rồi mới trị, mà cần có biện pháp phòng tránh. Biện pháp phòng trị ngộ độc hữu cơ được tiến hành như sau:

– Sau khi thu họach lúa nên cày ải, để rơm rạ được phân hủy ít nhất 1 tháng, và chỉ sạ lúa sau khi cho đất ngập từ 2 đến 3 tuần.

– Trong trường hợp không cày ải được vì phải gieo sạ lại ngay sau khi thu hoạch, chúng ta cần sử dụng chế phẩm “PHÂN HỦY GỐC RẠ” để phân hủy gốc rạ ngay tại ruộng. Chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng chế phẩm, gốc rạ trở thành phân hữu cơ giúp bà con giảm được 30 – 50% lượng phân bón hóa học.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tại sao bắp ngô bị khuyết hạt

Trong thời gian qua, tình trạng ngô lai khi thu hoạch lại chỉ thu được ngô không hạt, hoặc đóng hạt ít,ngô bị khuyết hạt, ngô “trọc đầu” v.v… xảy ra ở nhiều nơi từ Nam chí Bắc.

tai-sao-bap-ngo-bi-khuyet-hat (2)
Bắp ngô đầy đủ hạt

Nguyên nhân:
– Nếu mua phải giống giả, tư thương nào đó lấy ngô thương phẩm trộn với giống thật hoặc dùng 100% ngô thương phẩm đem tẩm màu, đóng bao có mẫu mã thì chắc chắn là khi đem trồng đến thu hoạch chỉ cho ngô không hạt hoặc cây có, cây không, trái ra hạt ít.
– Do tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu và chế độ chăm sóc. Ngô là cây truyền phấn khác hoa, phấn hoa đực trên cờ phải rơi xuống vòi nhụy (râu) thì mới kết hạt được. Bình thường công việc này do gió đảm nhiệm, nếu giai đoạn trổ cờ phun râu gặp thời tiết không thuận lợi như gió to làm phấn hoa bay đi rất xa, không bay xuống nhụy (râu) để thụ phấn; gặp trời mưa liên tục thì hoa đực không nở để phát tán phấn hoa bình thường được, nếu phấn có phát tán thì cũng bị hút nước trương ra làm vỡ hay vón cục, mất sức sống. Trong điều kiện nắng nóng, khô hạn, hoa đực (cờ) trổ và phát tán phấn hoa sớm khi hoa cái chưa kịp phun râu dẫn đến trỗ không trùng khớp, tạo ra ngô trọc đầu, khuyết hạt. Mặt khác, ở ruộng ngô thời kỳ trổ cờ, phun râu mà thời tiết nắng nóng, gió nam thổi mạnh, ruộng khô nước (không có nước tưới), việc chăm sóc gặp khó khăn thì hiện tượng ngô kết hạt ít hoặc không đều là khó tránh khỏi.
Để khắc phục hiện tượng trên ta cần phải:
– Trồng ngô đúng thời vụ, chất lượng giống tốt.
– Bón phân đầy đủ, đúng quy trình kỹ thuật.
– Tưới tiêu chủ động nước
– Giúp ngô thụ phấn nhân tạo bằng cách dùng phễu thụ phấn hoa (rung, hứng phấn hoa vào phễu) sau đó dùng dụng cụ thụ phấn hoặc bút lông, bàn chải rắc phấn hoa lên râu ngô.