Đăng bởi Để lại phản hồi

Một số sâu bệnh trên cây ớt và biện pháp phòng trị

Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình. Đây là loại cây khá dễ trồng. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, bà con cần chú ý một số loại sâu bệnh trên cây ớt gây hại cây như sau:

1. Bệnh chết cây con

Nguyên nhân:

Do nấm hại trong đất gây ra như Rhizoctonia solani. Pythium, Fusarium, Phytophthora spp.

Dấu hiệu:

Thường xảy ra giai đoạn cây con, quan sát kỹ thấy phần thân tiếp giáp với mặt đất bị khô lại, rồi thối và có màu nâu đen. Cây bị bệnh thường gãy gục xuống, lá bị rũ, cây còi cọc và chết. Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm và nhiệt độ cao, gieo quá dày hay tưới nước quá nhiều.

Cách xử lý:

Sử dụng WAO BOOM tưới cho cây, vùa tiêu diệt nấm hại trong đất, vừa kích thích bộ rễ phát triển, bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cây.

2. Bệnh đốm lá

Nguyên nhân:

Nấm Cercospora capsici là tác nhân gây ra bệnh đốm trên lá

Dấu hiệu:

Trên lá xuất hiện những vết bệnh có hình dạng là hình tròn. Lúc nhỏ có màu xanh đậm. Lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền nâu. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh thường gây hại chủ yếu trên lá, từ lá bánh tẻ đến lá già và ít gây hại lên trái.

Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiều sương mù.

Cách xử lý:

Bằng cách sử dụng VaccinĐồng phun ướt đẫm cho cây ớt. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

Bệnh đốm lá

3. Bệnh héo xanh, héo tươi

Nguyên nhân:

Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum tấn công gây bệnh.

Dấu hiệu:

Cây bị héo khi trời nắng, có thể là héo vài nhánh, cũng có thể là héo cả cây. Nhưng lá vẫn xanh, đến khi chiều mát hay ban đêm cây lại phục hồi. Tuy nhiên, sau vài ngày lặp đi lặp lại như thế rồi cây chết hẳn. Nhổ cây lên ta thấy phần rễ cây bị thối đen, mềm nhũn. Cắt ngang phần gốc và rễ ta thấy có mùi hôi, lõi màu đen. Nếu nhúng vào cốc ta thấy một dòng màu trắng sữa tuôn ra, đó là dòng vi khuẩn.

Bệnh thường phát triển trên nền đất ẩm ướt, thoát nước kém.

Cách xử lý:

Sử dụng Mocabi kết hợp với Đồng vừa sát khuẩn vừa giúp ngăn chặn nấm khuẩn lây lan.

Bệnh héo xanh

4. Bệnh thán thư

Nguyên nhân:

Do nấm Colletotrichum gloeosporioides

Dấu hiệu:

Đây là căn bệnh xuất hiện phổ biến trên ớt, có thể gây hại ở lá nhưng thường thấy trên trái kể cả trái còn xanh hay đã chín. Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ, sau đó phát triển lớn dần. Nó có hình tròn hoặc bầu dục và xuất hiện nhiều vòng tròn đồng tâm. Quan sát thấy vết bệnh trên trái bị lõm xuống và có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc nâu đen.

Bệnh phát sinh trong điều kiện thời tiết nhiệt độ thấp, đô ẩm cao, mưa nắng thất thường. Nấm tồn tại lâu trong đất, trên cây và trong hạt cây bệnh. Phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa.

Cách xử lý:

Phun bộ đôi Vaccin + Siêu đồng để diệt sạch nấm khuẩn, chặn đứng bệnh hại. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày

Bệnh thán thư

5. Bệnh khảm do virus

Nguyên nhân:

Bệnh do virus gây ra mà tác nhân truyền bệnh là các loại rầy, rệp, tuyến trùng chích hút.

Dấu hiệu:

Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái và trở về sau. Bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.

Bệnh thường làm đọt nhỏ, xoăn lại, lá không phát triển và lóng ngắn. Cây thường trở nên giòn và dễ gãy. Cây trở nên còi cọc, hoa bị vàng, nhỏ và rụng. Cây ít quả, quả nhỏ và vặn vẹo, méo mó . Bị nặng cây có thể bị chết.

Cách xử lý:

Sử dụng MIG 29 phun ướt đẫm cây. Phun 2 lần, cách 3-5 ngày.

Bệnh khảm do virus

6. Bệnh sinh lý

Chúng ta thường phát hiện đít trái ớt có hiện tượng bị thối. Nguyên nhân là do thiếu Canxi. Để hạn chế tình trạng đó, nên bón thúc cho ớt bằng sản phẩm phân bón cao cấp Sao Đỏ để cung cấp canxi cho cây.

7. Sâu ăn lá

Chúng ăn các lá non, cắn trái khiến lá và trái bị rụng. Bà con nên thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện xử lý.

Khi thấy sâu xuất hiện, nếu ít có thể bắt và giết. Hoặc có thể tiêu diệt bằng cách phun chế phẩm sinh học WAO AKA. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

8. Bọ trĩ

Dấu hiệu:

Chúng có kích thước rất nhỏ, màu vàng nhạt. Thường ẩn nấp ở mặt dưới lá non, ngay vùng gân lá. Di chuyển nhanh, linh hoạt và đẻ trứng trong mô lá non. Chúng hút chích nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa làm lá vàng, biến dạng, gây xoăn và sinh trưởng kém.

Chúng phát triển nhanh và mạnh trong điều kiện thời tiết khô, nóng. Vì vòng đời ngắn nên chúng có khả năng kháng thuốc cao. Vì thế, nên xử lý bằng sinh học để hạn chế tình trạng kháng thuốc của bọ trĩ.

Cách xử lý:
Pha Bio Bug rồi tiến hành phun, lần thứ 2 cách lần thứ nhất 3-5 ngày, phun 2 lần.

Bọ trĩ gây hại cây ớt

9. Nhện đỏ

Dấu hiệu:

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, sống tập trung thành bầy đàn. Chúng thường ẩn nấp ở mặt dưới của phiến lá non. Hút chích dịch của mô tế bào làm lá bị mất diệp lục, chuyển dần sang màu vàng loang lổ và phồng rộp lên. Khi mật độ nhện cao có thể làm cho lá bị cháy khô.

Ở trên hoa, chúng hút chích dinh dưỡng làm hoa bị thúi, rụng.

Ở trên trái, làm cho trái bị vàng, sạm và có thể bị nứt khi lớn.

Cách xử lý

Sử dụng WAO – M19 phun ướt đẫm cây. Phun 2 lần, mỗi lần 3-5 ngày nhằm tiêu diệt nhện đỏ gây hại.

Trên đây là tổng hợp những sâu bệnh trên cây ớt thường gặp. Mọi người tham khảo để có những biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả cho vườn nhà mình nhé!

Xem thêm:
Cây ớt bị thán thư chữa như thế nào cho hiệu quả?
MIG 29 – Chuyên trị xoăn ngọn, xoăn lá, héo xanh
Cây ớt bị xoăn lá và biện pháp phòng trị dứt điểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.