- Dinh dưỡng 1 tấn bưởi lấy đi từ đất (kg/tấn quả)
1. Đặc điểm sử dụng phân bón của cây có múi
Một tấn quả cây có múi lấy đi từ đất:
- Đạm: 1 – 1,7kg
- Lân: 0,3 – 0,5kg
- Kali: 2 – 3kg
- Magiê Oxít (MgO): 0.2 – 0.35kg
- Canxi Oxit (CaO): 0.6 – 1kg
- Lưu huỳnh (S): 70 – 150g
- Ngoài ra 1 tấn quả còn lấy đi một số lượng các nguyên tố vi lượng như: 2-3g sắt; 0,4-0,8g Mn; 0,7-1,4g Zn; 0,3-0,6g Cu; 0,5-3g B
Những số liệu trên về lượng dinh dưỡng mà 1 tấn quả cam, quýt, bưởi lấy đi cho thấy:
Cây có múi cần rất nhiều đạm và Kali:
- Cây cần rất nhiều đạm (N) để hình thành nên quả. Trong khi lượng lân cần cho việc này chỉ bằng khoảng 1/3 lượng đạm và chỉ cần thiết ở giai sau thu hoạch. Đầu mỗi vụ cần 1 ít lân để phát triển và ổn định hệ rễ.
- Lượng kali trong quả là vấn đề gây bất ngờ cho bà con nông dân. Trong khi hầu hết nhà vườn ít quan tâm đến việc dùng kali so với việc dùng đạm và lân, thì hàm lượng kali trong quả lại đứng ở vị trí hàng đầu trong 3 loại phân đa lượng này. Hàm lượng kali trong quả cây có múi cao hơn gần gấp 2 lần so với đạm. (2.000-3.000g K2O so với 1.000-1.700g N/tấn quả).
Như vậy nếu quy trình bón phân thường xuyên với lượng kali thấp hơn đạm sẽ làm cho cây thiếu kali ngày càng trầm trọng. Chất lượng quả sẽ sụt giảm, độ ngọt và độ cứng đều không đạt. Không hấp dẫn người tiêu dùng.
Tiếp theo là Canxi:
- Một điểm cần chú ý tiếp theo là hàng năm quả lấy đi từ đất một lượng canxi khá lớn. Bằng khoảng 2/3 lượng đạm. Nên nếu chế độ bón phân không có canxi sẽ làm cho sự thiếu hụt canxi ngày càng tăng cao. Thiếu canxi làm chua hóa đất, các tế bào cây trở nên yếu, quả mềm, kém ngọt và dễ hư thối, khó bảo quản và cất trữ.
Vi lượng:
- Ngoài ra ta cũng cần phải bổ sung một lượng magie và lưu huỳnh vừa phải để cân đối cho các cấu trúc và quá trình sinh lý cần thiết trong cây. Trong các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, cây có múi sử dụng rất nhiều sắt (Fe) và Bo (B), một lượng khá lớn kẽm.
Nguyên tắc sử dụng phân bón:
- Cần chú ý đảm bảo nền dinh dưỡng trung lượng và vi lượng tốt. Bón đầy đủ lượng phân hữu cơ hàng năm trước khi sử dụng đúng các loại phân đa lượng NPK sẽ đảm bảo cho cây trồng một năng lực sống, sinh trưởng và cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
2. Sử dụng phân bón hiệu quả cho cây có múi
Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB):
- Cần chuẩn bị một kho dinh dưỡng dưới gốc thật tốt cho cây giai đoạn này. Đào hố khử chua bằng vôi hoặc lân nung chảy sau đó bón lót một lượng hữu cơ đủ lớn. Phân hữu cơ trộn đều với đất sẽ tạo môi trường thích hợp cho bộ rễ phát triển tốt sau này.
- Thời gian này cây cần bón phân NPK có thành phần đạm và lân cao, kali vừa phải vì đây là thời gian cây sinh trưởng ra cành và lá mà chưa cho quả. Ngoài viêc bón phân NPK ta phải chú ý bổ sung phân hữu cơ hàng năm và bón vôi khi cần thiết để tạo môi trường cho sự phát huy hiệu quả của phân NPK.
Lượng bón các sản phẩm NPK:
16-16-8+TE, 20-20-15+TE, 30-10-10+TE, với liều lượng 0,5-2kg/cây/lần bón. Chia thành 3-4 lần bón trong năm.
Bước sang thời kỳ kinh doanh:
- Thời kỳ này cây vừa phải tiếp tục lớn lên vừa phải ra hoa kết quả nên cần một lượng dinh dưỡng lớn hơn nhiều. Tỷ lệ các loại dinh dưỡng cũng khác thời kỳ KTCB. Cần được bổ sung phân hữu cơ hàng năm cùng với vôi để điều chỉnh pH đất và cung cấp canxi cho cây.
- Loại phân NPK dùng cho thời kỳ này được chia làm 4 giai đoạn để bón: giai đoạn sau thu hoạch, ra cành, ra lá, tỷ lệ NPK cũng tương tự như ở thời kỳ KTCB nhưng sang giai đoạn ra hoa, nuôi trái và trước thu hoạch, ta cần hạ thấp tỷ lệ phân lân (do bộ rễ đã phát triển, ổn định) nhưng lại phải tăng tỷ lệ kali lên cao tương đượng hoặc cao hơn tỷ lệ đạm. Tuy nhiên, theo như nhu cầu dinh dưỡng của quả mà ta đã nói ở trên, thì một tỷ lệ kali cao hơn đạm là cần thiết cho thời kỳ quả về lâu về dài.
Các sản phẩm phù hợp trong giai đoạn này:
NPK 12-12-18+TE, 15-5-27+TE. Đặc biệt, sản phẩm NPK 12-12-18+TE sử dụng Kali Sunphat giúp cây có múi tránh bị chai sượng và múi to hơn, thơm và ngọt hơn.
Bài viết liên quan:
>>Nhận biết dinh dưỡng cây trồng qua sắc tố của lá