Đăng bởi Để lại phản hồi

Nguyên nhân và giải pháp đặc trị cháy lá chết ngọn sầu riêng

Cháy lá chết ngọn sầu riêng là một bệnh hại xuất hiện thường xuyên ở cả giai đoạn vườn ươm lẫn giai đoạn cây ra hoa đậu trái. Cháy lá chết ngọn sầu riêng có khả năng lây lan nhanh và khiến cây ngừng sinh trưởng. Trong giai đoạn cây con bệnh có thể làm cây chết. Cần phải kiểm tra dấu hiệu phát bệnh và tìm ra cách phòng trừ hiệu quả. Đảm bảo cho cây giống được sinh trưởng và phát triển tốt nhất giúp vườn cây cho năng suất ổn định.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28 độC. Nấm phát triển kém ở 35 độC và ngưng phát triển ở 100 độC.

Ở lá khi đưa các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao sẽ làm mỏng lá do lá có xu hướng hút nước nhiều hơn. Ở thời điểm cây non lá yếu thường dễ bị nấm bệnh tấn công.

Bộ rễ kém phát triển, bị tổn thương do gặp điều kiện nhiệt độ cao, rễ không kịp hút nước để cung cấp cho quá trình thoát hơi nước của lá làm cho lá bị cháy.

Đất nghèo hữu cơ, độ pH thấp, khả năng giữ nước kém.

2. Triệu chứng của bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng

Khi bị nấm tấn công, các phần non của lá sẽ xuất hiện những vết bệnh nhỏ và bỏng nước, lá có màu xanh đậm hơn.

Sau khi bệnh phát triển nặng sẽ xuất hiện những mảng vết bệnh khô có màu nâu sáng, bên ngoài viền có màu nâu tối.

Sầu riêng bị cháy lá chết ngọn
Sầu riêng bị cháy lá chết ngọn

Những cây con bị nặng thường bị rụng hết lá khiến cây chỉ còn cành trơ trụi. Cây không thể tiếp tục quang hợp lên làm cho đọt cây non và đọt cây tháp bị thối đen.

Những cây sầu riêng lớn trên lá thường có dấu hiệu phát bệnh sớm, bệnh thường phát sinh ở những cành nhiều lá. Ban đầu chỉ là những vết bệnh nhỏ dần dần làm cho cành và nhánh cây bị nhỏ lại. Các lá bệnh thường kết dính theo chùm lại với nhau như tổ kiến, khi bị nặng lá thường rụng.

3. Các biện pháp phòng trừ

3.1. Biện pháp trị bệnh

Khi vườn bị bệnh bà con tiến hành cắt tỉa cành bị bệnh, sau đó sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun xịt ướt đẫm ngọn, lá cây.

Nếu bệnh phát triển mạnh thì có thể phun lại sau 5-7 ngày.

Chú ý khi phun thuốc: Cần phun được tới tận ngọn cây. Phun khi cây đã ráo sương, ráo nước sau mưa hoặc phun vào buổi chiều mát.

3.2. Biện pháp phòng bệnh

Bố trí vườn ươm với mật độ vừa phải, không nên xếp quá dày, chế độ tưới tiêu hợp lý, không nên tưới quá nhiều.

Bà con tăng cường sử dụng phân chuồng ủ hoai mục với nấm WAO Trichoderma để cải tạo độ tơi xốp ban đầu, tạo nguồn thức ăn cho vi sinh vật hoạt động. Bổ sung chất hữu cơ để thực hiện chức năng cải tạo đất, tăng độ phì cho đất.

Bổ sung nấm cộng sinh bằng việc sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ nhằm hỗ trợ bộ rễ, tăng lượng vi sinh vật có ích để phân giải chất hữu cơ, cố định đạm, phân giải lân. Đồng thời bổ sung vi sinh vật đối kháng để hạn chế vi sinh vật có hại nhằm giảm dịch hại cho cây trồng. Cung cấp đầy đủ khoáng chất có gốc hữu cơ để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Vệ sinh vườn thường xuyên để giảm mật số mầm bệnh.

Tìm hiểu thêm: Sâu bệnh cây sầu riêng, cách trị sâu bệnh cho cây sầu riêng

Để lại thông tin vào Form dưới nếu vườn bạn đang gặp vấn đề cần hỗ trợ !



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.