Hiện nay, các vùng trồng Sầu Riêng ở khu vực Tây Nguyên đang bị tình trạng chung, đó là rụng lá, nhện và nấm bệnh gây hại nặng. Vậy nguyên nhân là do đâu? Và làm cách nào để có thể hạn chế được tình trạng rụng lá, nhện và nấm bệnh gây hại như vậy?
1. Nguyên nhân
Năm nay các vùng trồng Sầu Riêng ở khu vực Tây Nguyên đang gặp tình trạng chung, đó là thời tiết năm nay lạnh hơn các năm trước và hiện tại đang bước vào mùa khô. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao dẫn đến tình trạng cây bị sốc nhiệt và nấm bệnh cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển gây hại nặng hơn. Hàng loạt diện tích sầu riêng chỉ sau một đêm cây lá đang xanh tốt bỗng héo quắt. Do ảnh hưởng của sương muối, đây là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát triển khiến những vùng trồng sầu riêng bị cháy hết lá, rụng lá, là mầm mống của bệnh thán thư, cháy lá, đốm lá. Điều này làm giảm khả năng quang hợp của cây, khiến cho cây sinh trưởng kém.
Bên cạnh đó, Tây Nguyên đang trong mùa khô hạn và độ ẩm thấp tạo điều kiện Nhện Đỏ phát triển mạnh và gây rụng lá. Nhện thường ăn biểu bì mặt dưới lá, tạo thành những chấm trắng li ti. Bệnh nặng sẽ làm lá khô và rụng, làm giảm khả năng quang hợp. Đặc biệt sầu riêng hiện nay đang trong giai đoạn làm bông. Nên nếu gặp nhện đỏ tấn công sẽ ảnh hưởng đến khả năng đậu trái. Cây bị suy yếu, thiếu dinh dưỡng dẫn đến rụng bông và trái non.
Ngoài ra, lá già sức đề kháng, chống chịu kém nên gặp thời tiết lạnh khiến lá bị rụng. Khi lượng lá bị giảm, kéo theo khả năng quang hợp của cây bị giảm. Khiến cho cây bị suy yếu, kém phát triển. Trường hợp nặng, có thể bị chết cây.
2. Cách khắc phục đối với các cây đã và đang bị rụng lá, nhện, nấm bệnh
Trường hợp nếu cây chưa cắt nước làm bông bà con tăng cường tưới nước cho cây trồng vào sáng sớm để giảm hại khi có sương muối.
Bà con sử dụng Siêu đồng kết hợp Vaccin để sát khuẩn rửa sạch rong rêu, mảng bám và tiêu diệt nấm hại. Sử dụng CNX-RS để tiêu diệt nhện đỏ. Phun ướt đều hai mặt lá và 5 ngày sau phun lại lần hai.
Nhện hay nấm bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Đây là bộ phận quan trọng của cây trồng nơi tổng hợp các chất dinh dưỡng. Do đó, khi lá bị hại sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển. Cho nên công tác phục hồi cây sau khi nhện gây hại thì rất quan trọng có thể kéo dài đến vài tháng. Ngoài việc tăng thêm lượng phân bón gốc bà con cần bổ sung tối đa các trung vi lượng bằng phân bón hữu cơ cao cấp. Như phân bón Sao đỏ, Phân bón lá kết hợp với các lần phun thuốc trị nhện. Nhằm phục hồi nhanh màu xanh lại cho lá.
3. Biện pháp phòng trừ cho các vườn chưa bị rụng lá, nhện, nấm bệnh gây hại
Bà con nên chú ý cung cấp đủ nước, tưới nước định kỳ cho cây hơn nhằm hạn chế tỷ lệ rụng lá.
Nếu hôm trước nắng gắt, tối lạnh sâu, sáng có rất nhiều sương thì khả năng có sương muối sẽ khá cao, bà con nên tưới nước cho cây tưới lên cả lá để rửa. Ngoài ra, bà con cần kết hợp thêm thuốc phòng trừ nấm để hạn chế nấm bệnh cho cây.
Vườn nào đang rụng lá mà cây đang nhú đọt hoặc chuẩn bị đi đọt. Cần chú ý phun phòng trừ rầy và để bảo vệ cơi lá tốt hơn nhé. Nếu vừa rụng lá chân mà vừa rụng lá non do rầy chích nữa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cây.
Mùa khô là điều kiện thuận lợi giúp nhện đỏ phát triển và gây hại nặng. Đặc biệt các vườn đang cắt nước làm bông thì cần phải càng chú ý hơn.
Bà con nên quan sát và thăm vườn thường xuyên. Khi thấy dấu hiện cây bị nấm bệnh thì nên phun phòng trừ ngay tránh tình trạng nấm bệnh phát triển nhanh và gây hại mạnh.
Đặc biệt để chống lạnh, hạn chế cây bị stress, đồng thời tăng sức đề kháng tốt cho cây, giúp cây xanh, dày lá hơn. Bà con bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi, tăng cường phân bón hữu cơ để giúp cây có sức chống chịu tốt. Bằng việc sử dụng bộ giải pháp Wao Bom vừa diệt nấm, vừa kích rễ, vừa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.
Lưu ý: Nhà vườn nào đang chuẩn bị vào giai đoạn làm bông. Cần phải hết sức lưu ý phải giữ được bộ lá khoẻ thì cây mới đủ sức làm bông và mang trái cho vụ sắp tới.
Với diễn biến thời tiết hết sức phức tạp. Bà con nên thường xuyên nắm bắt tình hình thời tiết cũng như cảnh báo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Kết hợp với các biện pháp trên để cây trồng phát triển một cách toàn diện.