Đăng bởi Để lại phản hồi

Trị dứt điểm bệnh nứt thân xì mủ trên cây có múi

Nứt thân xì mủ là bệnh thường gặp trên cây có múi. Đây là một bệnh nguy hiểm và rất khó trị. Cây bị nhiễm bệnh thường có hiện tượng kém phát triển, suy nhược. Cần phải có giải pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết cây.

Bệnh do nấm Phytophthora gây ra, nấm tồn tại rất nhiều trong tự nhiên nên rất dễ lây lan, đặc biệt là trong mùa mưa ẩm. Để xử lý triệt để bệnh này cần phải nắm rõ chính xác nguyên nhân. Sau đó áp dụng quy trình sinh học để cải thiện môi trường hạn chế nấm bệnh tái phát.

1. Nguyên nhân gây bệnh nứt thân xì mủ

Bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora spp gây ra. Nấm xâm nhập làm xì mủ trên thân, cành và gốc cây thông qua các vết nứt có sẵn. Các vết nứt này là biểu hiện của tình trạng cây bị thiếu hụt canxi.

2. Triệu chứng của bệnh

Trên thân phần gần gốc bị ủng nước, thối nâu, nứt. Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài, sau hóa đen. Một số cây sẽ bị thối phần rễ, vỏ rễ dễ tuột khỏi lõi, rễ có mùi hôi.

Một số cây bị nhiễm bệnh trên lá và cành khiến gân chính của lá bị vàng, cành bị chết ngược. Cây bị chảy nhiều nhựa, tán lá xơ xác.

Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài từ vết nứt trên thân cây
Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài từ vết nứt trên thân cây

3. Tác hại

Bệnh do nấm gây ra nên tốc độ lây lan rất nhanh. Nếu không kiểm soát kịp thời bệnh sẽ trở thành dịch và rất khó chữa trị.

Bệnh làm tổn thương thân cây, ngăn cản quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng lên để nuôi cây. Làm cho cây còi cọc kém phát triển, lâu ngày sẽ dẫn đến chết cây.

Nếu cây bị bệnh trong giai đoạn nuôi trái, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng rụng trái rất nhiều. Làm giảm năng suất, thiệt hại về kinh tế.

4. Cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ triệt để

Bệnh xuất phát từ việc cây thiếu canxi khiến vỏ của thân cây, cành cây và quả bị nứt tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây xì mủ. Cho nên để xử lý triệt để bệnh nứt thân xì mủ chúng ta cần phải tiến hành theo 2 bước như sau:

Bước 1: Lau sạch vết bệnh sau đó sử dụng Vaccin + Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét đều lên vết bệnh để sát trùng vết thương và diệt sạch nấm bệnh trên đó.

Bước 2: Cùng hỗn hợp dung dịch đó pha đều với nước phun phủ toàn cây để đảm bảo diệt sạch mầm bệnh.

Bước 3: Sau khi xử lý vết bệnh, cần bổ sung Canxi cho cây đều đặn 2 tháng/lần để chống tình trạng cây bị nứt thân. Đây là bước xử lý quan trọng mà rất nhiều nhà vườn thường bỏ qua khiến cho bệnh rất nhanh tái phát mà không hiểu nguyên nhân

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp chuyên gia tư vấn.



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Biện pháp xử lý phòng trừ nhện gây hại trên bưởi da xanh

    Nhện đỏ là một loài gây hại trong vườn ảnh hưởng đến nhiều loại cây, đặc biệt là cây bưởi.

    Nhện đỏ chích hút nhựa cây trên lá non, chồi non, nụ hoa, cuống hoa, trái non làm cho cây còi cọc, không lớn được. Lá và hoa sẽ bị khô héo và rụng, trái non thì bị sần sùi, không phát triển được. Và từ đó chất lượng trái sẽ giảm sút, gây thất thu lớn cho nhà vườn. Vậy làm thế nào để phòng trừ nhện đỏ bưởi da xanh, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Biện pháp xử lý nhện gây hại trên bưởi da xanh

    Nhện đỏ rất sợ nước, vì nó không có khả năng bám dính. Đối với nhà vườn thường xuyên bị nhện gây hại. Xử lý Nhện đỏ bằng cách phun bộ giải pháp phòng trừ nhện gây hại. Bộ giải pháp sẽ ký sinh tiêu diệt cả nhện trưởng thành và trứng nhện trên bề mặt lá nên mật độ sẽ giảm rất nhanh; làm dày lá, tăng diệp lục. Bà con nên xịt ướt đẫm cả hai mặt của lá. Sau hai lần phun xịt cách nhau 3-5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

    LƯU Ý: Bà con nên phòng nhện đỏ trước mùa khô. Thời điểm thích hợp nhất là ngay sau khi hoa rụng cánh. Sử dụng phân bón lá kết hợp với nấm xanh nấm trắng phun định kỳ 15 ngày/lần. Tránh phun vào thời điểm sau mưa hoặc sau khi tưới nước.

    Ngoài ra, Tưới nước thẳng lên tán lá thường xuyên, việc đó sẽ giúp rửa trôi nhện đỏ. Đặc biệt, phun nước lên lá vào mùa nắng nóng có thể làm giảm mật độ nhện. Do chúng thích sống ở môi trường khô ráo. Khi phun nước rửa lá cây, môi trường sống của đám nhện bị thay đổi. Trong điều kiện ẩm ướt, chúng sẽ tự bị đảo thải và không còn cơ hội gây hại trên cây trồng . Trước khi cây ra hoa, phun nước rửa lá cây thật kĩ. Cách làm này không chỉ giúp cây quang hợp tốt hơn. Mà còn trừ nhện đỏ, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

    2. Đặc điểm gây hại của nhện đỏ

    Nhện đỏ là loại dịch hại li ti hút nhựa cây. Cơ thể của nhện đỏ có hình bầu dục, trồng như con mạt gà, dài khoảng 0.3-0.4 mm. Nhện trưởng thành có 8 chân, màu nâu đỏ, không có cánh, bò nhanh. Cả nhện trưởng thành và ấu trùng chủ yếu sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những búp lá non cho đến khi lá trở thành bánh tẻ, trên bề mặt nụ hoa, cuống đài hoa và trên vỏ trái non. Khi bị nhiễm nhện đỏ với số lượng lớn, cây có thể bị chết.

    Vòng đời của nhện đỏ
    Vòng đời của nhện đỏ

    Nhện hay xuất hiện ở mặt dưới của lá khi khí hậu khô nóng để chích hút dinh dưỡng của cây. Nhện đỏ xuất hiện trong vườn có kỹ thuật canh tác hạn chế. Mật độ cây dày, tán giao nhau làm giảm sự thông thoáng của vườn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh vườn không thường xuyên cũng tạo cho nhện tồn tại phát triển.

    Nhện đỏ gây hại trên lá
    Nhện đỏ gây hại trên lá

    Thức ăn duy nhất của nhện đỏ là diệp lục trên lá bưới, diệp lục mất đến đâu lá cây bạc màu đến đấy. Những tổn thương hở mà nhện đỏ tạo ra trên lá cây là nơi mà vi khuẩn, vi rút, nấm bệnh dễ dàng xâm lấn và tấn công ở cây. Mất diệp lục tức là cây mất công dụng quang hợp, lá cây không còn tổng hợp được dinh dưỡng nữa. Lá cây rụng, kết quả toàn bộ quá trình sinh trưởng cây bị đảo lộn. Từ đó, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất.

    Nhện đỏ gây hại trên trái
    Nhện đỏ gây hại trên trái

    Lời kết:

    Trước diễn biến phức tạp của thời tiết thì việc phòng trừ nhện đỏ là hết sức quan trọng. Song song với việc sử dụng chế phẩm sinh học, bà con cần có biện pháp để tăng sức đề kháng cho cây, và bảo vệ được các loại thiên địch.

    Trên đây là một số biện pháp phòng trừ nhện đỏ được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hi vọng nó hữu ích cho khu vườn của bạn !



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Vàng lá thối rễ sầu riêng và biện pháp khắc phục triệt để

      Vàng lá thối rê sầu riêng

      Những năm gần đây, Sầu riêng được mở rộng diện tích do nó có giá trị kinh tế cao . Sầu riêng thường được trồng nhiều ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ. Việc mở rộng diện tích khiến cho sâu bệnh lây lan nhanh chóng. Một trong số đó là Vàng lá thối rễ sầu riêng.

      1. Dấu hiệu nhận biết vàng lá thối rễ sầu riêng

      • Biểu hiện trên lá : Vàng lá có thể xảy ra trên một vài nhánh hay trên toàn cây. Triệu chứng xuất hiện trên lá non, sau đó đến các lá già. Khi cây bị bệnh bị lay động mạnh hoặc có gió mạnh làm cho lá vàng bị rụng nhiều, có khi trơ cả cành và cây chết dần.
      Sầu riêng bị vàng lá
      • Biểu hiện ở rễ : Khi xới lớp đất mặt sẽ thấy phần rễ bị thối màu nâu, vỏ rễ dễ bị tuột ra khỏi phần thân. Phần rễ bị tổn thương, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây trở nên còi cọc, xơ xác.
      Sầu riêng bị thối rễ

      2. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng

      Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do các loại nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora và tuyến trùng gây ra. Trong đó Phytophthora palmivora là chủ lực, ngoài ra tuyến trùng gây tổn thương rễ tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm nhanh hơn.

      Đất bị chua, bị phèn:

      Đất chua là đất có pH<5. Đất chua hay pH thấp làm giảm sự hữu ích của các dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây. Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, cây không lấy được dưỡng chất khiến cây sinh trưởng kém. Hệ rễ bị nhiễm độc, làm giảm sức đề kháng là yếu tố thuận lợi để nấm bệnh phát triển gây vàng lá thối rễ.

      Đất sét, ít hữu cơ:

       Đất sét có độ kết dính cao nên khả năng thoáng khí kém, thoát nước chậm. Vì thế, gây nên tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa làm vàng lá thối rễ. Vào mùa khô, đất cứng rắn dạng cục, bề mặt nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất. Khi đất cằn cỗi sẽ khiến rễ cây rất khó có thể đâm sâu hút nước và dinh dưỡng. Chúng càng cố gắng đâm sâu càng bị tổn thương khiến cây suy yếu. Khi cây suy yếu là điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập gây vàng lá thối rễ.

      Đất vườn kém thoát nước vào mùa mưa :

      Nếu vườn có hệ thống thoát nước kém, mực nước trong vườn quá cao sẽ làm chết Vi sinh vật có lợi, khiến cho rễ cây thiếu oxy để hô hấp. Nó làm cho rễ bị phân hủy và khiến chúng không thể cung cấp chất dinh dưỡng và nước thiết yếu cho cây.. Đây chính là cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập gây hại gây ra bệnh vàng lá thối rễ. Nấm Fusarium solani có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối và tấn công dần phần rễ này. Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng. Do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước. Mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng .

      3. Biện pháp phòng ngừa vàng lá thối rễ sầu riêng

      Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng cần phải tiến hành cắt bỏ những cành bị vàng để giảm áp lực cho rễ. Xới đất xung quanh gốc cho tơi, tránh làm đứt rễ. Sau đó tưới kết hợp giữa diệt nấm, tái tạo lại hễ rễ và bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng WAO BOOM. Bà con nên nhớ trong thời gian cây bị vàng lá thối rễ tuyệt đối không được bón NPK. Sau khoảng 20 ngày có thể bón phân bón với liều lượng nhỏ hoặc pha loãng. Sau đó tăng dần lượng bón lên để cây thích nghi dần. Muốn cây phục hồi nhanh hơn thì bón trung vi lượng SAO ĐỎ và phun PHÂN BÓN LÁ A4.

      Sau khi xử lý bệnh trong vườn cần phải lên liếp cao cho cây, có mương thoát nước giữa các cây để tránh ngập úng vào mùa mưa.

      Cần tưới đầy đủ trong mùa khô để cây tránh bị sốc nước. Hạn chế tưới phun lên tán. Nước tưới phải đảm bảo không có nguồn bệnh.

      Để lại thông tin vào form bên dưới nếu bạn cần kỹ thuật viên hỗ trợ xử lý các vấn đề trên cây trồng !



        Đăng bởi Để lại phản hồi

        4 bước phòng trừ bệnh ghẻ loét trên cây có múi

        Ghẻ loét là bệnh khá nguy hiểm trên cây có múi. Phát sinh từ lộc xuân (tháng 3), tăng mạnh khi có lộc hạ (tháng 7 – 8), tiếp tục gây hại ở lộc đông (tháng 10 – 11), sau đó mới giảm dần và ngừng phát triển.

        Thời điểm mà ghẻ loét dễ xuất hiện nhất là giai đoạn lộc cành vừa bước vào ổn định nhưng chưa kịp già. Bệnh xuất phát từ lá non sau đó gây hại cả trái non và trái già làm giảm năng suất đáng kể. Bà con cần hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp phòng trừ tốt ở giai đoạn này. Tránh tình trạng bệnh di căn sâu vào cành rất khó chữa trị và dễ lây lan.

        cách phòng trừ bệnh ghẻ loét
        Ghẻ loét gây hại nặng trên lá

        Vấn đề chính cần được quan tâm nhất của bệnh ghẻ là bộ lá và lượng nấm bệnh, vi khuẩn trong đất. Bộ lá và da quả không đủ dày để chống lại những va đập khi gặp mưa hay gió lớn sẽ tạo ra nhiều vết thương ở lá và quả. Các vết thương này là điều kiện cho khuẩn Xanthomomas campestris pv. Citri (khuẩn gây ghẻ loét) và nấm bệnh dưới đất phát tán lên gây hại. Chúng xâm nhập tạo ra các vết loét màu vàng sáng nhỏ như kim châm, sau đó lan rộng ra thành màu vàng nhạt, có quầng vàng xung quanh.

        phòng trừ bệnh ghẻ loét
        Ghẻ loét gây hại trên quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất

        Cách phòng trừ bệnh ghẻ loét

        Để xử lý phòng trừ bệnh ghẻ loét trên cây có múi ở các đợt lộc cần phải ngăn chặn phần nguyên nhân của vấn đề. Cụ thể bằng 4 bước sau đây:

        Bước 1: Cắt tỉa cành vượt, cành tăm tạo thông thoáng, tránh tình trạng ghẻ loét phát tán, lây lan không thể kiểm soát.

        Bước 2: Sử dụng amino acid + nấm xanh nấm trắng để trừ sâu vẽ bùa khi đọt non nhú bằng hạt gạo. Amino sẽ giúp dưỡng lộc, bổ sung thêm vi lượng nhằm tăng vách tế bào của lá, tăng khả năng quang hợp, giúp lá xanh, nhanh dày hơn. Hạn chế tổn thương bề mặt lá và quả.

        Bước 3: Sử dụng bộ đôi phòng trừ nấm khuẩn là VACCINđồng xanh sunfat phun trước và sau khi cây ra lộc. Đồng xanh CuSO4 là đồng mát nên phun không hại lộc non. Tác dụng làm khô các vết bệnh cũ và diệt hết nấm khuẩn trong vườn tránh lây lan.

        Bước 4: Sử dụng nấm đối kháng tưới gốc để diệt trừ mầm bệnh sẵn có trong đất giúp ngăn ngừa tình trạng lây lan lên cây khi gặp mưa.

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Cách đặc trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

        Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi do nhiều tác nhân gây ra, gồm các loài nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium và tuyến trùng. Trong đó, tác nhân chính là nấm Fusarium solani hoặc có thể do nấm Phytophthora, tuyến trùng tấn công rễ trước tạo nên vết thối. Từ các vết thối này sẽ tạo điều kiện cho nấm Fusarium tấn công gây ra bệnh vàng lá thối rễ.

        Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá thối rễ
        Biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ (lá vàng cả phiến lá và gân lá)

        Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

        Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi là bệnh lây lan rất nhanh. Chúng lây từ nhánh rễ này sang nhánh rễ khác trong cùng một cây và lây từ cây bệnh sang cây khỏe cũng rất nhanh. Nấm Fusarium solani và nấm Phytophthora luôn hiện diện trong đất. Chúng phát tán, sinh sản mạnh khi thời tiết nắng nóng mưa nhiều. Đặc biệt là ở những vùng đất vườn có nhiều sét nên dẻo quánh, dễ bị đọng nước trong mùa mưa tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

        Đất vườn cũ, ít chăm sóc, ít bón phân hữu cơ, đất bị chua, có độ pH thấp (pH<4.5), thiếu vi lượng và vườn lạm dụng phân hóa học ít dùng phân hữu cơ, vườn xử lý ra hoa nghịch vụ bằng biện pháp siết nước khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa cũng rất dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh, từ đó bệnh vàng lá thối rễ cũng rất dễ phát sinh. Khi bệnh phát sinh cần phải xử lý sớm ngay khi phát hiện. Tránh để bệnh kéo dài làm cây suy kiệt và lây lan sang những cây khỏe bên cạnh.

        Cách xử lý bệnh vàng lá thối rễ như sau:

        Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ một cách đơn giản và hiệu quả nhất, chúng ta cần nắm rõ 3 nguyên tắc:

        Nguyên tắc thứ nhất: không bón phân khi cây đang bệnh

        Cây đang bệnh, rễ đang bị thối sẽ không thể hấp thu phân bón. Bón phân giai đoạn này sẽ tốn thêm chi phí và tình trạng bệnh diễn ra càng nặng hơn. Bên cạnh đó lượng phân này sẽ là nguồn dinh dưỡng giúp nấm bệnh phát triển mạnh hơn gây phản tác dụng, tiền mất tật mang.

        Cây bưởi nhiễm bệnh vàng lá thối rễ
        Cây bưởi nhiễm bệnh vàng lá thối rễ

        Nguyên tắc số 2: không dùng thuốc hóa học để chữa bệnh.

        Sở dĩ chúng ta không nên dùng các loại thuốc hóa học để diệt nấm trong đất là vì chúng rất độc hại đối với đất. Thuốc hóa học sẽ diệt luôn cả nấm có lợi, vi sinh vật bản địa và diệt luôn cả giun đất.

        Giun đất là những anh thợ cày, nấm có lợi là anh chuyên phân giải hữu cơ tạo thành khoáng cho cây hấp thu. Hai anh này chết đi thì đất sẽ kém thông thoáng, nghèo nàn về dinh dưỡng, cây phát triển kém, rễ bị mắc kẹt. Tình trạng thối rễ ngày càng nhiều nên rất nguy hiểm.

        Biểu hiện trên rễ của cây bị bệnh vàng lá thối rễ
        Rễ cây bị thối do nấm Fusarium và nấm Phytophtthora tấn công

        Nguyên tắc số 3: diệt nấm trước, kích rễ sau.

        Nguyên nhân chính của bệnh là nấm Fusarium và Phytophthora. Hai loại nấm này gây thối lan từ rễ non sang rễ nhánh rất nhanh rồi lan dần vào rễ cái từ đó làm chết cây. Như vậy, diệt nấm là một việc hết sức quan trọng. Đây là việc quan trọng nhất chứ không phải là kích rễ.

        Kích rễ cũng rất quan trọng nhưng nếu chưa diệt được hết nấm trong đất. Thì các nhánh rễ mới sinh ra sẽ ngay tập tức bị nhiễm bệnh bởi hai đối tượng gây hại này. Rễ mới bị gây hại khiến cho đọt non bị teo nhỏ lại, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, mô lá tiếp tục vàng, bệnh lại tiếp tục tái phát.

        Khi bệnh tái phát hoặc bệnh mới xuất hiện và có nguy cơ lây lan sang các cây bệnh khác. Chúng ta cần xử lý theo trình tự 3 bước như sau:

        QUY TRÌNH 3 BƯỚC ĐẶC TRỊ BỆNH

        3 bước giúp hoàn nguyên cây bị bệnh vàng lá thối rễ sau đúng một liệu trình

        Bước 1: Xử lý vật lý cây bị vàng lá

        • Cắt tỉa cành

        Việc cắt tỉa bớt các cành bị vàng nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ, giảm sự thoát hơi nước, bởi trong tình trạng này rễ không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng nuôi cả cây.

        Tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.

        • Hạ cốt (nếu trồng sâu)

        Trồng sâu là một trong những sai lầm mà rất nhiều nhà vườn trồng cây có múi mắc phải. Tình trạng cây trồng bị lấp phần gốc quá sâu (che lấp phần cổ rễ) khiến quá trình trao đổi oxy và dinh dưỡng trong cây bị ảnh hưởng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cây trồng bị thối rễ.

        Đối với tình trạng này, nhà vườn cần hạ mức đất mặt xuống thấp ngang bằng với phần cổ rễ, sao cho có thể nhìn thấy rõ phần cổ rễ.

        Bước 2: Xử lý nấm bệnh

        Fusarium solani và phytophthora là hai tác nhân chính gây bệnh vàng lá thối rễ. Để cây trồng có thể phục hồi, cần phải diệt sạch những chủng nấm gây bệnh này trước khi chúng phát tán, lây ra ra toàn cây, toàn vườn.

        Bước 3: Kích rễ và phục hồi cây

        Sau khi đã tiêu diệt được toàn bộ nấm bệnh gây hại trong đất, bà con tiến hành tái tạo lại rễ mới cho cây để thay thế rễ cũ đã bị thối. Giúp cây hút được nước, hút dinh dưỡng từ đó ra đọt non mới xanh hơn, mập hơn.

        Khi cây trồng đã ổn định, cây đã có rễ non mới, cần tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phục hồi trở lại.Nên bổ sung các loại dinh dưỡng dễ tan, dễ tiêu như ở giai đoạn đầu để tránh làm xót rễ non.

        Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ triệt để nhà vườn nên sử dụng bộ giải pháp “Chăm sóc đất, bảo vệ rễ – WAO BOOM”.

        • Tiến hành pha bộ giải pháp WAO BOOM với 1000 lít nước. Mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (Lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán).
        • Sau 7 ngày tưới lại lần 2.

        Sau khi tưới WAO BOOM, pH đất sẽ được cải thiện, nấm đối kháng sẽ được kích hoạt để tấn công và tiêu diệt nấm bệnh gây bệnh vàng lá thối rễ.

        Đồng thời các chủng nấm men kích rễ, vi khuẩn, trực khuẩn có lợi sẽ kích thích và tái tạo bộ rễ mới chắc khỏe, mập mạp.

        Sau khoảng 25 – 30 ngày cây sẽ bắt đầu phục hồi.

        Vườn bưởi phục hồi sau 1 tháng xử lý bằng WAO BOOM
        Vườn bưởi phục hồi sau 1 tháng xử lý bằng WAO BOOM

        KẾT QUẢ PHỤC HỒI TRÊN CÂY CÓ MÚI

        kết quả sau khi xử lý bệnh vàng lá thối rễ
        Hình ảnh được gửi về từ anh Võ Tá Quyền ở Đồng Nai
        cây cam bị bệnh vàng lá sau khi được xử lý bằng nấm đối kháng
        Hình ảnh được gửi về từ anh Lộc Văn Sỹ ở Hàm Yên – Tuyên Quang

        NẾU BẠN CẦN TƯ VẤN CHI TIẾT HÃY ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY !



          (Chỉ áp dụng cho các nhà vườn mới phát hiện chưa có giải pháp và nhà vườn bị vàng lá thối rễ nặng, xử lý không dứt điểm được bệnh cần hỗ trợ tư vấn giải pháp)

          Cảm ơn bạn vì đã luôn ủng hộ bài viết từ trang web của chúng tôi. Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào trên cây trồng hoặc một ý kiến góp ý nào xin hãy để lại thông tin và nói cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ tư vấn và ghi nhận ý kiến của bạn từ đó phát triển được cộng đồng này ngày một lớn mạnh hơn.

          Đăng bởi Để lại phản hồi

          Cẩm nang loại bỏ nấm bệnh trên cây có múi theo hướng an toàn

          Cây có múi được xếp vào nhóm cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững trong trồng trọt. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta là điều kiện lý tưởng để cây phát triển. Nhưng song song với sự phát triển đó là sự tấn công của các nấm bệnh trên cây có múi. Sinhhocvietnam.vn đưa ra giải pháp loại bỏ nấm bệnh trên cây có múi nhằm hướng tới sự chủ động cho bà con trong việc canh tác. Sau đây là các bệnh do nấm bệnh trên cây có múi gây ra và cách phòng trị :

          1. Bệnh loét

          bệnh loét trên cây có múi
          bệnh loét trên cây có múi

          Nguyên nhân: Do vi khuẩn. Bệnh gây hại ở lá, trái, cành non, nặng nhất trong mùa mưa. Lúc đầu là một đốm nhỏ sũng nước, màu xanh tối, sau thành nâu nhạt, chung quanh có quầng vàng.

          Phòng trị: Sử dụng VACCIN + CNX – SIÊU ĐỒNG  pha 200 lít nước phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

          2. Ghẻ nhám

          Bệnh ghẻ nhám trên cây có múi

          Nguyên nhân: Do nấm. Trên lá nốt ghẻ thường thấy ở mặt dưới, dạng tròn, nhô lên, màu nâu nhạt, lá bị biến dạng. Trên trái, cành non cũng có vết bệnh tương tự, nhưng thường liên kết nhau thành mảng lớn hoặc nhỏ.

          Phòng trị: Sử dụng VẮC XIN + SIÊU ĐỒNG, pha 200 lít nước phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

          3. Bồ hóng

          bệnh bồ hóng trên cây có múi

          Nguyên nhân: Nấm phủ trên mặt lá thành một lớp bồ hóng đen, có thể là những đốm nhỏ hoặc liên kết thành từng mảng. Bệnh phát triển theo chất thải của côn trùng chích hút.

          Phòng trị: Diệt côn trùng chích hút đồng thời cho phun VACCIN SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

          4. Bệnh da cám do nấm

          bệnh da cám trên cây bưởi

          Nguyên nhân: Do nấm, trong điều kiện nóng ẩm, vết bệnh mới xuất hiện là những đốm nâu có viền vầng sáng vàng hơi lõm vô phiến lá và trái, sau đó làm bề mặt trái bị biến màu rất dễ lẫn lộn với hiện tượng trái bị da lu do nhện gây hại. Bệnh gây hại phổ biến ở giai đoạn trưởng thành và mang trái.

          Phòng trị: VACCIN + CNX – Siêu Đồng pha 200 lít nước phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

          5. Vàng lá gân xanh (Greening)

          Nguyên nhân: Do vi khuẩn. Lá già bị vàng nhưng gân vẫn còn xanh, lá non nhỏ lại, mọc thẳng đứng, khoảng cách giữa các lá ngắn lại. Trái nhỏ, méo mó, ruột trái bị lệch tâm.

          Bệnh vàng lá greening

          Phòng trị: Dùng CNX-RS diệt rầy chống cánh, phun thuốc tăng đề kháng cho cây bằng Phân bón lá sinh học A4

          6. Vàng lá thối rễ

          Bệnh vàng lá thối rễ

          Nguyên nhân: Do nấm Phytophthora, Fusarium gây thối rễ, hủy hoại phần vỏ cây của rễ và gốc sát mặt đất làm cho cây không hấp thu được dinh dưỡng gây ra tình trạng vàng lá và biểu hiện cây chết chậm.

          Phòng trị: Sử dụng bộ giải pháp đặc trị VÀNG LÁ THỐI RỄ pha 800 lít nước, tưới hết phần đất bên dưới tán cây, vì rễ thường phân bổ bằng hoặc rộng hơn tán cây.

          – Với cây từ 1 – 3 năm tuổi, tưới 5 – 7 lít cho mỗi gốc.

          – Với cây từ từ 3 năm tuổi trở lên, tưới 7 – 15 lít cho mỗi gốc.

          7. Thối gốc chảy mũ

          bệnh thối gốc chảy mủ

          Nguyên nhân: Do nấm gây ra. Vỏ cây ở vùng gốc xuất hiện những chỗ bị úng nước, thối nâu, sau đó khô, nứt chảy nhựa hôi. Bên trong mô gỗ cũng bị hóa nâu, thành sọc. Cây bệnh có tán lá vàng úa, sinh trưởng kém, năng suất thấp.

          Phòng trị: Dùng dao cạo sạch các vết thương chảy mũ, sau đó trộn VACCIN + SIÊU ĐỒNG quét lên vết thương. Quét ngày 1 lần đến lúc vết thương khô hẳn.

          8. Đốm đen trái

          Bệnh đốm đen trái

          Biểu hiện: Vết bệnh là những đốm tròn khoảng 2 – 3 mm lõm vô vỏ trái, viền của đốm có màu nâu, tâm đốm màu xám trắng có những chấm bào tử nhỏ màu đen bằng đầu kim. Bệnh thường gây hại khi trái khoảng 2 -3 tháng tuổi.

          – Phòng trị: Sử dụng VACCIN + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun 2 lần.

          9. Thối trái do nấm

          Nguyên nhân: Do nấm gây hại làm khô cành và rụng lá. Bệnh xuất hiện đầu tiên là các vết cháy màu nâu có viền vàng sau đó các vết bệnh phát triển liên kết lại tạo thành vết cháy lớn làm rụng lá. Nấm bệnh lây lan qua trái non làm thối nâu trái.

          Phòng trị: VACCIN + CNX-SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun đẫm thân, cành , lá. Phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

          10. Cháy lá vi khuẩn

          Nguyên nhân: Do vi khuẩn. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện nóng, ẩm độ cao ở cuối mùa mưa. Gây cháy lá và chết cành nghiêm trọng khi cây đang mang trái, làm rụng trái, thất thu năng suất. Bệnh lây lan do côn trùng chích hút.

          Phòng trị: VACCIN + CNX-SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

          11. Rêu hại

          – Nguyên nhân: Sử dụng phân bón lá quá mức, lượng phân dư thừa lâu ngày dưới điều kiện ẩm thấp sẽ phát sinh rêu. Rêu phát triển nặng làm cản quang hợp, giảm sự hấp thu dinh dưỡng mới và cũng là nơi trú ẩn của nhiều mầm bệnh hại.

          – Phòng trị: Phun CNX-SIÊU ĐỒNG  500ml pha 200 lít nước..

          12. Đốm mỡ (Vết dầu)

          Nguyên nhân: Do nấm. Đầu tiên mặt trên lá có các đốm màu vàng sau đó chuyển dần sang màu đen, ở mặt dưới lá nổi lên những mụn dộp hóa nâu đen và có màu giống như nhớt đen. Bệnh nặng trong mùa mưa chủ yếu trên lá sau đó lây lan sang hoa và trái làm trái bị biến dạng, mất màu, giảm phẩm chất, giảm năng suất.

          Phòng trịVACCIN + CNX – SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun đẫm cành, lá. Phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

          13. Tristeza

          Nguyên nhân: Do vius (rầy mềm truyền bệnh). Lá dày, nhỏ, rìa lá hơi vàng và mặt lá sần sùi. Gân lá cong, trong suốt và sưng lên. Trên thân (cành) là những vết lõm làm phần gỗ bên trong bị vặn vẹo làm cây lùn, phát triển kém và lụi tàn dần.

          Phòng trị: Cắt bỏ những cành bệnh, sử dụng 100gr CNX-RS + 30ml Phân bón lá sinh học A4 pha 50 lít nước phun diệt rầy mềm và tăng sức đề kháng cho cây.

          Nấm bệnh trên cây có múi cũng không phải khó khăn trong việc phòng trừ, chỉ cần bà con chú ý kiểm tra vườn thường xuyên và có các giải pháp phù hợp thì vườn sẽ luôn khỏe mạnh, phát triển bền vững.