Đăng bởi Để lại phản hồi

Những bệnh trên cây sen thường gặp nhà vườn cần lưu ý!

Ở Việt Nam, sen được biết đến là một loại cây vừa mang giá trị kinh tế vừa mang giá trị tinh thần. Những năm gần đây, diện tích trồng sen đang ngày càng được mở rộng bởi lợi nhuận từ sen mang lại khá cao. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác thường xuất hiện những bệnh trên cây sen gây ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng, khiến năng suất mùa vụ sụt giảm. Điển hình là một số bệnh dưới đây:

1.Bệnh thán thư

Triệu chứng:

Thán thư tấn công hầu hết các bộ phận trên cây sen từ lá, thân, bông hay đài sen. Ở trên lá, vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ có màu nâu nhạt ở dưới lá. Sau đó chuyển màu nâu đậm với viền màu đỏ hay màu vàng bao quanh. Trên vết bệnh có những đường tròn đồng tâm hình xoắn ốc. Bệnh nặng khiến lá thối hỏng và khô rụng.

Ở trên thân và bông, vết bệnh có màu nâu xám, lõm vào trong. Bệnh nặng làm thân teo lại rồi khô.

Tác nhân:

Nấm Colletotrichum là tác nhân gây bệnh, chúng tồn tại trong đất, hạt giống hay tàn dư cây bệnh. Lây lan, phát tán nhờ côn trùng, gió và mưa. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thích hợp cho nấm phát sinh và gây hại.

Cách xử lý:

Thu gom và tiêu huỷ những cây bị bệnh để tránh lây lan. Sau đó rút cạn nước rồi sử dụng Vaccin kết hợp Siêu Đồng phun 3 lần liên tiếp. Mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

2. Bệnh thối thân

Triệu chứng:

Ban đầu cả lá bị vàng úa, sau đó khô đi rất nhanh. Thân và đỉnh sinh trưởng bị thối đen, bầy nhầy và có mùi hôi. Nhưng rễ vẫn phát triển bình thường.

Tác nhân:

Thối thân do nấm Phythophthorasp gây ra và có khả năng lây lan mạnh.

Cách xử lý:

Vệ sinh, thu gom những cây bị bệnh đi tiêu huỷ. Sau đó phun kết hợp dung dịch Vaccin với Siêu đồng 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

Thân bị thối nhưng củ, rễ vẫn phát triển bình thường

3. Bệnh thối củ, rễ

Nấm Fusarium sp. và Pythium sp. là 2 loại nấm gây bệnh thối củ, rễ trên cây sen. Hai loại nấm này đều tồn tại rất lâu trong đất. Thường phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết nhiệt độ cao và ít mưa. Nấm tác động khiến củ và rễ sen bị thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của sen. Bệnh nặng có thể dẫn đến chết cây.

Cách xử lý:

Tháo cạn nước và sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM . Nhằm tiêu diệt nấm bệnh gây hại trong đất, đồng thời bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây.

Lưu ý: Trong thời gian sen bị nhiễm bệnh nên ngừng bón tất cả các loại phân. Tháo cạn nước trong hồ rồi tiến hành xử lý bệnh. Sau khi phun cần tiến hành kiểm tra, nếu thấy bệnh ngừng phát triển thì cho nước vào hồ, ruộng để chăm sóc và phục hồi cây.

Củ, rễ bị thối khiến cây chết hàng loạt

4. Sâu xanh

Nó có tên khoa học là Diaphania indica

Loại sâu này thường xuất hiện và gây hại cho cây sen vào mùa nắng. Chủ yếu là ăn lá non đến trưởng thành. Lúc đầu lá sen chỉ bị ăn vài lỗ, nhưng khi sâu càng lớn, chúng càng tấn công mạnh. Lúc này, bề mặt lá thủng, chỉ còn trơ gân. Không những thế, nó còn đục cả bông sen và đài sen. Chúng gây hại ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, khiến năng suất và phẩm chất của ngó sen bị giảm đáng kể.

Cách xử lý:

Sử dụng WAO AKA phun ướt đẫm các bộ phận thân, lá, bông, đài của cây. Phun càng sớm hiệu quả càng cao nên bà con lưu ý. Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Kết hợp với Amino giúp xanh lá, dày lá hạn chế sâu bệnh gây hại.

5. Bọ trĩ

Tên khoa học là Scirtothirips dorsalis. Chúng có kích thước rất nhỏ, vòng đời ngắn nên mật độ đông.

Chúng xuất hiện và gây hại trong suốt mùa vụ và phát triển mạnh trong mùa nắng. Gây hại ở tất cả các bộ phận non của cây sen nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Khi bị bọ trĩ gây hại, lá biến thành màu vàng, sau đó đậm hơn và có thể chuyển thành màu nâu. Mép lá cuốn cong lại, hình dạng quăn queo. Ở trên lá, nó gây hại cả trên lá già lẫn lá non và tấn công cả trên hoa khi hoa đã nở.

Cây bị bọ trĩ gây hại làm thân, lá tàn rụi. Năng suất cũng như chất lượng hạt giảm sút nghiêm trọng.

Ruộng sen nhiễm bọ trĩ nặng sẽ nhanh tàn lụi và tích bệnh lại cho những mùa tiếp sau.

Cách xử lý:

Phun kết hợp BIO BUGAmino ướt đẫm hai mặt lá. Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Lưu ý, bà con nên phun phòng thời điểm sen ra lá non rộ để chuẩn bị ra hoa.

Xem thêm:

Ủ phân cá – chi tiết cách ủ cá làm phân bón

WAO Detox – Giải độc đất, phòng chống ngộ độc hữu cơ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.