Ngoài đối mặt với những loại bệnh hại, cà chua còn “thu hút” nhiều loại sâu hại tấn công. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, mẫu mã, phẩm chất của trái. Khiến năng suất vụ mùa giảm nghiêm trọng. Cùng WAO tham khảo một số loại sâu hại cà chua chính và biện pháp phòng trừ:
1. Sâu xanh đục quả
Con trưởng thành có thân dài 18-20mm, có màu nâu nhạt. Ở cánh trước có các đường vân rộng màu xanh thẫm. Chúng thường hoạt động vào ban đêm hoặc chiều tối. Chúng đẻ trứng trên các lá non và hoa. Sau đó nở thành sâu non có màu xanh lá cây, hồng nhạt rồi đến nâu thẫm. Trên thân có sọc đen mờ kéo dài. Sâu thường xuất hiện nhiều giai đoạn cây nở hoa rộ và tạo quả.
Sâu non ăn búp, lá non, nụ hoa rồi sau đó ăn vào quả bằng cách chui từ cuống. Các lá và hoa bị sâu ăn có thể bị gãy. Những quả mới hình thành khi bị sâu tấn công thường bị rụng. Những quả lớn hơn có thể bị thủng và thối. Một con sâu có thể đục hại nhiều quả.
Cách xử lý:
Có thể tiến hành phun trị và phòng bằng chế phẩm sinh học WAO AKA định kỳ10 – 15 ngày/lần.
Đối với tình trạng vườn đã xuất hiện sâu đục quả, nên phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Còn đối với phun phòng, phun định kì 15 ngày 1 lần.
2. Rầy mềm
Gây hại mạnh trong thời tiết khô và ít mưa. Chúng sống tập trung ở đọt non và lá non. Chích hút nhựa làm ngọn và lá non xoăn lại. Cây sinh trưởng kém, làm rụng hoa và đậu quả ít. Chất bài tiết do rầy thải ra tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển và gây hại. Bao phủ đầy ở cây làm giảm khả năng quang hợp. Ngoài ra, nó còn là hung thủ lan truyền virus gây bệnh cho cà chua.
Cách xử lý:
Sử dụng chế phẩm WAO – M19 để phun tiêu diệt rầy mềm cho cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
3. Rầy phấn trắng
Ấu trùng và thành trùng bọ phấn trắng đều gây hại cho cây cà chua bằng cách chích hút nhựa cây làm cây sinh trưởng kém. Dịch tiết ra từ rầy phấn trắng là môi trường cho nấm muội đen phát triển. Cũng là hung thủ lan truyền bệnh Virus gây xoắn lá, xoắn ngọn cho cây cà chua. Con trưởng thành hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát. Toàn thân được bao phủ bằng một lớp phấn trắng, có đôi cánh dài bằng nhau.
Cách xử lý:
Tiến hành phun chế phẩm sinh học WAO – M19 cho cây để tiêu diệt rầy phấn trắng. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Có thể phun phòng định kì 15 ngày 1 lần cho cây.
4. Nhện đỏ
Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, thường phát sinh và gây hại vào mùa khô nóng. Chúng sống tập trung và gây hại ở mặt dưới lá, ăn biểu bì và chích hút dịch khi lá ở giai đoạn lá bánh tẻ. Khi bị chúng hút chích mất diệp lục, lá mất màu xanh, mặt trên có màu vàng loang lổ, mặt dưới có những vết trắng lấm tấm như bụi cám.
Khi mật độ cao, cành non cà chua cũng có thể bị tấn công rồi trở nên khô và chết. Hoa và trái cũng bị hút chích dinh dưỡng làm trái bị vàng và nứt khi lớn, hoa thì thui và rụng.
Cách xử lý:
Đối với những cành, lá bị nặng có thể tiến hành bấm bỏ bớt rồi đem đi tiêu huỷ khỏi vườn.
Sau đó, sử dụng chế phẩm sinh học WAO-M19 để kiểm soát và tiêu diệt nhện đỏ. Tránh hiện tượng sử dụng hoá học dễ khiến chúng nhờn thuốc, kháng thuốc.
5. Sâu xanh da láng
Sâu non có màu xanh lục, có 2 đường sọc vàng nâu chạy dài 2 bên thân. Thân có nhiều đốt. Chúng thường cắn phá, làm thủng lá, gục lá rồi héo. Gây hại mạnh ở điều kiện thời tiết ít mưa, khô hạn. Đặc biệt, chúng kháng thuốc nên khó phòng trị bằng thuốc hoá học.
Cách xử lý:
Sử dụng WAO – AKA phun ướt đẫm cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
Đây là sản phẩm sinh học nên bà con hoàn toàn yên tâm không lo sâu kháng thuốc. Bà con cũng có thể chủ động phun phòng sâu hại cho cây bằng WAO AKA định kỳ 10-15 ngày/lần.
Bà con cần chú ý thăm khám vườn thường xuyên, vệ sinh vườn sạch sẽ để hạn chế tối đa thiệt hại. Ngoài ra, bà con cần chủ động phun phòng sâu hại cà chua để kiểm soát hiệu quả hơn.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách trồng cà chua tạo năng suất hiệu quả
Bệnh héo xanh cây cà chua và biện pháp phòng trị hiệu quả
Cây ớt bị thán thư chữa như thế nào cho hiệu quả?