Trong cuộc sống, mỗi một loại cây đều có màu sắc riêng, hương vị riêng. Cam là một loại cây ăn trái được nhiều người yêu thích vì nó ngon, giàu vitamin và rất nhiều công dụng. Ngoài ra nó còn làm nên thương hiệu cho ngành nông sản Việt Nam. Tuy nhiên do trồng tràn lan, và khí hậu biến đổi thất thường làm cho phẩm chất giá trị quả cam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bài viết dưới đây sẽ phần nào đó giúp bà con hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quả cam.
1. Trái cam bị chua
Cam có nhiều loại, mỗi loại cam đều có những đặc tính riêng.
Do quá trình chăm sóc, lượng phân bón dinh dưỡng mất cân đối. Bón thừa đạm, thiếu kali.
Do vườn gặp thời tiết mưa kéo dài, vườn trồng quá dày, cây không đủ ánh sáng.
2. Trái cam bị khô múi ảnh hưởng đến phẩm chất giá trị quả cam
Cam bị khô cứng đầu múi do mất cân bằng dinh dưỡng, một số vườn được bón phân đầy đủ nhưng không phù hợp với môi trường đất, vì thế bộ rễ cây không hấp thụ được nên có bón bao nhiêu dinh dưỡng cũng không hiệu quả.
3. Trái cam bị da cám
Cam bị sạm là do Nhện, bọ trĩ, nấm
Nhện đỏ là loài gây hại phổ biến nhất trong các loại. Cả con trưởng thành và ấu trùng đều tập trung trên bề mặt của bỏ trái non, cạp, hút dịch của vỏ trái làm cho những túi tinh dầu ở đây vỡ ra, gây ra da cám trên trái.
Bọ trĩ chích hút phần vỏ cuống gần trái non, làm cho khi trái lớn bị sẹo xung quanh cuống.
Nấm và vi khuẩn chủ yếu là vi khuẩn Xanhthomas campesstric pv. Citri, ban đầu chúng gây ra vết bệnh chỉ là những chấm nâu nhỏ, sau đó mọc nhô cao lên, sần sùi và kết dính lại, làm xấu mẫu mã. Còn nấm Elsioe fawcetti thì gây ra ghẻ nhám trên vỏ trái.
4. Trái cam bị nứt trái
Do sâu bệnh làm sức đề kháng cây yếu:
Sâu vẽ bùa ăn lá và đọt non, rầy rệp, nhện đỏ và các loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây nên. Sự xuất hiện của sâu, bệnh làm cho sức đề kháng của suy yếu khiến khả năng vận chuyển dinh dưỡng trong cây bị giảm sút. Từ đó gây mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến tình trạng bị nứt từ đít trái trở lên. Sau một thời gian trái sẽ bị rụng.
Do bón phân không đầy đủ và mất cân đối:
Khi dinh dưỡng không đủ hoặc mất cân đối sẽ làm cho các tế bào vỏ trái nhanh già. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở các vườn ít chăm sóc, thiếu Canxi và tưới tiêu không tốt.
Do thiếu Bo gây rối loạn dinh dưỡng:
Trong điều kiện mưa nhiều Bo dễ dàng bị rửa trôi. Khi thiếu Bo các thành tế bào thực vật sẽ phân chia nhiều ra. Và có xu hướng sưng lên dẫn đến các tế bào vỏ trái suy yếu. Tế bào vỏ suy yếu tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng nứt trái. Do bón nhiều phân đạm, ít bón vôi và phân chuồng, phân hữu cơ.
5. Biện pháp tổng hợp
- Tưới nước
Tưới nước đầy đủ không để cây thiếu nước rồi sau đó tưới lại hoặc thiếu nước lại gặp mưa đột ngột. Đánh rãnh thoát nước trong mùa mưa và lúc triều cường.
- Tỉa cành
Sau thu hoạch cần loại bỏ cành đã mang trái, cành sâu bệnh, cành tăm, cành trong tán không có khả năng mang trái,… Đồng thời cần loại bỏ những cành vượt trong thời kỳ cây mang trái nhằm hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và tránh sâu bệnh hại.
- Phân bón
Bón cân đối các yếu tố đa – trung – vi lượng. Chú ý bón phân chuồng, phân hữu cơ và các chế phẩm Trichoderma. Nếu đất chua cần bổ sung vôi bột từ 1 – 1,5kg/gốc/năm. Tùy theo tuổi cây, vào thời kỳ sinh trưởng mà nhà vườn có thể tùy chọn loại phân phù hợp. Chia làm nhiều lần bón và bón cân đối tùy vào sức cây và lượng trái thực tế.
Sử dụng chế phẩm chứa trung – vi lượng siêu Canxi – Bo để tăng cường độ bền vững của các nhóm tế bào vỏ trái.
- Phòng trừ sâu bệnh
Ngăn chặn tối đa các loại côn trùng chích hút vỏ quả để hạn chế các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập từ vết chích. Đối với một số côn trùng như nhện đỏ, sâu ăn (lá, bông, trái), bọ trĩ, dòi đục ngọn, sâu đục trái, rệp sáp, rầy mềm sử dụng các bộ giải pháp phòng trừ hiệu quả.
Lưu ý:
Để khắc phục hiện tượng nứt, rụng trái trên cây có múi nhà vườn cần áp dụng các biện pháp đồng bộ trên. Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh, sử dụng thuốc BVTV hợp lý (có chọn lọc, tránh lạm dụng quá mức),…