Những năm vừa qua diễn biến của hạn mặn ngày càng phức tạp. Hậu quả của việc hạn mặn để lại cho bà con ĐBSCL là hết sức nặng nề. Các loại cây trồng sẽ đồng loạt vàng lá, héo lá do thiếu nước, thiếu dinh dưỡng,…
Cùng tìm hiểu về những vấn đề mà cây trồng sẽ gặp phải sau khi hạn mặn đi qua sau đây để có phương án phòng ngừa tốt hơn cho tất cả các vườn trồng cây ăn trái.
Cây thiếu nước và dinh dưỡng
Đất bị hạn mặn thì hàm lượng muối hòa tan trong đó rất cao. Hàm lượng muối này sẽ làm cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn hơn áp suất thẩm thấu của tế bào cây. Chính sự chênh lệch này làm cho cây không hút được nước và dinh dưỡng, đồng thời làm cho màng tế bào bị phá vỡ dẫn đến cây bị mất nước.
Biểu hiện : Cây bị héo từ phần đọt cây héo xuống và xảy ra hàng loạt ở một khu vực trồng cây nhất định. ( khu vực bị nhiễm mặn)
Lân trong đất bị giữ chặt
Lân trong đất bị giữ chặt khiến cho quá trình photphoryl hoá bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quá trình này được xem như là quá trình tạo năng lượng cho cây. Nó cũng giống như tạo CALO cho tế bào động vật. Quá trình này bị suy giảm làm cho cây không có năng lượng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất khiến cho cây bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
Biểu hiện : Cây rụng lá đồng loạt, cháy lá, thối rễ và nếu bị hạn mặn nặng có thể dẫn đến chết cây.
Biện pháp khắc phục sau khi cây trồng nhiễm mặn
Trước tiên cần hiểu cập nhật tình trạng hạn mặn ở khu vực canh tác, đo lường độ mặn trong đất. Tiến hành rửa vườn bằng nước ngọt.
Phân giải Lân bị cố định trong đất do muối nhằm kích hoạt quá trình photphoryl hoá bằng chế phẩm phao cứu sinh.
Sử dụng nấm đối kháng Chaetomium để tiêu diệt nấm hại gây thối rễ sau đó kích rễ bằng humic cho cây phục hồi.
Kết hợp sử dụng Amino acid để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa, trung và vi lượng qua lá, giúp tăng khả năng quang hợp, giảm stress cho cây sau quá trình sốc nước.
Trên đây chỉ là các biện pháp tạm thời để khắc phục tình trạng hạn mặn ở cây trồng, về hướng lâu dài, bà con tìm hiểu thêm quy trình canh tác thích ứng với môi trường hạn mặn tại đây.